Quốc tế lên tiếng: Độc quyền vàng tại Việt Nam đi ngược kinh tế thị trường
06.01.2013 18:20
NĐ: Theo TS Lê Đăng Doanh có những lý do để cho người dân nêu lên vấn đề quyền lợi nhóm trong áp đặt thương hiệu vàng độc quyền của Ngân hàng Nhà nước. Ai được lợi về việc độc quyền này, chắc chắn không phải là người dân, vậy câu hỏi đặt ra là các vấn đề như vậy nên đưa ra thảo luận, nên được xử lý và giải trình trong Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong thời gian gần nhất, để có các giải pháp thích hợp đối với thị trường vàng tại Việt Nam.
Độc quyền vàng đi ngược kinh tế thị trường
Từ giữa năm 2012 từ khi chính sách mới về việc nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng và ấn định một thương hiệu độc quyền là SJC có hiệu lực, thị trường vàng Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn.
Xem thường chênh lệch giá
Giá vàng miếng tăng cao thất thường và luôn cao hơn giá thế giới vài triệu đồng một lượng, một hiện tượng chưa từng xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của đất nước. Cụ thể trong hai ngày 2 và 3 đầu năm 2013 giá vàng thế giới đều rẻ hơn giá trong nước 4,4 triệu đồng tới 4,5 triệu đồng một lượng. Nhận định về hiện tượng này, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ở Hà Nội phát biểu:
“Hiện tượng giá vàng trong nước lên quá cao và chênh lệch quá lớn với giá vàng thế giới chứng tỏ cơ chế thị trường và sự liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới chưa được bảo đảm và điều này có liên quan tới chính sách mà Việt Nam đang áp dụng. Trước đây ông Thống đốc Ngân hàng đã nói rằng chênh lệch giá không nên quá 400.000 đồng một lượng, bởi vì vàng nhập về cộng với tất cả mọi chi phí thì mức chênh lệch 400.000đ/lượng là bình thường. Thế nhưng hiện nay đã lên đến 4 triệu có lúc 5 triệu thì đấy là điều không bình thường.”
"Vàng nhập về cộng với tất cả mọi chi phí thì mức chênh lệch 400.000đ/lượng là bình thường. Thế nhưng hiện nay đã lên đến 4 triệu có lúc 5 triệu thì đấy là điều không bình thường."
TS Lê Đăng Doanh
Theo Đất Việt Online ngày 27/12/2012 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói với báo chí ở Hà Nội là, Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng không đặt vấn đề giá trong nước phải sát giá thế giới, mà chỉ đặt mục tiêu ổn định giá vàng để ổn định kinh tế vĩ mô. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã gây ngạc nhiên lớn khi ông nói rằng, dù hôm nay giá vàng trong nước cao hơn thế giới 5 triệu đồng, nhưng cũng không gây ảnh hưởng gì đến kinh tế vĩ mô.
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh không xem thường hiện tượng chênh lệch giá quá lớn giữa giá vàng Việt Nam và Thế giới, ông nhấn mạnh:
“Theo qui luật khi có chênh lệch giá thì xuất hiện tình trạng buôn lậu, ông Nguyễn Văn Bình lúc còn là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã viết trên tạp chí Cộng Sản một bài báo trong đó xác nhận hàng năm có việc buôn lậu từ 20 tấn đến 40 tấn vàng, tức là một khối lượng ngoại tệ khá lớn đã được sử dụng để nhập lậu vàng và Hội đồng vàng thế giới cũng đã xác nhận việc này. Nhưng hiện nay giá chênh lệch này chắc chắn là một kích thích để cho việc buôn lậu vàng lại diễn ra. Nhưng ông Thống đốc Ngân hàng thì lại nói rằng không quan tâm đến việc xử lý chênh lệch giá này và đấy là câu hỏi mà có lẽ công luận muốn sắp tới đây có lời giải đáp từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Nghị định 24 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành có hiệu lực từ ngày 25/5/2012 qui định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Việc phân phối kinh doanh vàng miếng phải hội đủ những điều kiện khắt khe và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Sau đó Ngân hàng Nhà nước công bố chỉ còn một thương hiệu quốc gia vàng miếng là SJC, người dân sở hữu 5 thương hiệu vàng miếng khác ở Việt Nam có một thời gian chuyển tiếp để chuyển thương hiệu SJC. Báo Thanh Niên trích lời TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Doanh nghiệp Đại học Ngân hàng TP.HCM nhận định: “Việc chuyển đổi các thương hiệu vàng sẽ gây tốn kém chi phí, công sức cho xã hội.” Vẫn theo Thanh Niên Online, chi phí ít nhất cho việc gia công lại hơn chục tấn vàng không phải nhãn hiệu SJC sẽ tốn kém ít nhất hàng chục tỉ đồng.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên ngày 3/1/2013 TS lê Đăng Doanh nhận định về vấn đề thương hiệu vàng độc quyền. Ông nói:
“Ông Thống đốc xác nhận sau khi dùng thương hiệu SJC, thì bây giờ sẽ biến thương hiệu SJC thành thương hiệu độc quyền của Ngân hàng Nhà nước, như vậy là một bước đi nữa để không tuân thủ theo nguyên tắc của kinh tế thị trường. Các chuyên gia ở trong nước trong đó có tôi đã đề nghị nên xây dựng một thị trường vàng, một sàn vàng có sự quản lý của Nhà nước và có luật lệ rõ ràng về vấn đề ký gởi, về vấn đề bảo lãnh, để bảo đảm cho người dân có vàng có thể mang đến đấy mua bán tạo sự liên thông giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Theo ước tính của Hội đồng vàng thì từ năm 1993 cho đến 2010 Việt Nam đã nhập 1.000 tấn vàng. Hiện nay còn tồn đọng trong dân từ 300 đến 500 tấn vàng tương đương một lượng ngoại tệ khá lớn, vì vậy huy động số vàng, số ngoại tệ này để kinh doanh, để tăng thêm vốn ngoại tệ của Nhà nước và tăng thêm năng lực đầu tư cũng như năng lực kinh doanh của các ngân hàng thì đấy là điều hết sức tốt.”
Xóa sổ 70% điểm giao dịch vàng
Từ ngày 10/1/2013 trên nguyên tắc khoảng 8 ngàn cửa hàng kinh doanh vàng miếng bị xóa sổ, thay vào đó chỉ còn 14 doanh nghiệp và 17 tổ chức tín dụng với 2.400 điểm giao dịch trên toàn quốc. Theo VnExpress, việc xóa sổ 70% điểm giao dịch vàng là một thay đổi rất lớn của thị trường vàng miếng, nên sẽ không thể tránh khỏi nhiều sự cố phát sinh và đòi hỏi nỗ lực không nhỏ của cơ quan quản lý trong việc điều tiết thị trường.
"Các vị có chức có quyền nắm việc quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ có thực sự có đủ kiến thức và kinh nghiệm quản lý một ngân hàng Trung ương hay không."
Bùi Kiến Thành
Cuối năm 2012 trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, PGSTS Ngô Trí Long nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giá cả kêu gọi gấp rút sửa đổi nghị định 24 để loại bỏ những bất cập từ góc độ Nhà nước cho đến doanh nghiệp và người dân.
Theo ông Ngô Trí Long, Việt Nam đang quản lý thị trường vàng theo kiểu một mình một chợ, thiếu hội nhập và liên thông với thế giới. Cả trong quá khứ và hiện tại, trên thế giới chưa một ngân hàng trung ương nào có chính sách chỉ duy trì một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Việc quản lý này đã lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh.
Trong bài viết của mình, PGSTS Ngô Trí Long cho rằng cần trả lại việc sản xuất, kinh doanh vàng miếng cho doanh nghiệp, ngân hàng thương mại không nên đóng vai trò đầu mối kinh doanh vàng miếng mà chỉ nên triển khai các sản phẩm phái sinh. Nhà nước quản lý đầu vào là vàng nhập khẩu, vàng nguyên liệu thu mua trôi nổi trên thị trường bằng số lương vàng miếng sản xuất ra, theo báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và báo cáo thuế. Thực hiện đăng ký kinh doanh vàng miếng theo Luật Doanh nghiệp, không cần phải có giấy phép con của Ngân hàng Nhà nước. Tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, phục vụ được đông đảo nhân dân từ thành phố đến nông thôn. PGSTS Ngô Trí Long quan niệm rằng không thể chống vàng hóa nền kinh tế bằng giải pháp hành chính mà là phải chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng như chứng chỉ vàng, vàng tài khoản…trên một trung tâm giao dịch tập trung.
Nếu quan niệm thị trường vàng là một thành phần của thị trường tài chính tiền tệ, thì việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước cực kỳ quan trọng. Tuy vậy ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia dày kinh nghiệm về tài chính hiện sống và làm việc tại Hà Nội, tỏ ra nghi ngờ khả năng hiểu biết kinh tế thị trường của các quan chức Việt Nam:
“Tôi nghĩ vấn đề của Việt Nam là những người có trách nhiệm về chính sách tiền tệ liệu rằng có được thực sự đào tạo chuyên môn hay không. Các vị có chức có quyền nắm việc quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ có thực sự có đủ kiến thức và kinh nghiệm quản lý một ngân hàng Trung ương hay không. Trên thế giới không ai làm như Việt Nam cả.”
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, TS Lê Đăng Doanh phân tích là từ năm 2007-2008 cho đến năm 2011 do lạm phát cao người dân đã giảm niềm tin vào đồng tiền Việt Nam và đã quay sang sử dụng vàng và ngoại tệ để cất giữ, để trao đổi và làm phương tin tiện thanh toán. Cho nên mặc nhiên trong nền kinh tế Việt Nam có ba đồng tiền song hành: tiền Đồng Việt Nam để trang trải và mua những hàng hóa bình thường và đồng đô la và vàng để mua những hàng hóa có giá trị cao hơn như nhà, ô tô…. TS lê Đăng Doanh tiếp lời:
“Tình trạng ấy dĩ nhiên đã hạn chế rất nhiều chính sách tiền tệ của Việt Nam. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước có chủ trương theo tôi là cần thiết và đứng đắn, đó là loại bỏ vàng và ngoại tệ ra khỏi phương tiện thanh toán của Việt Nam. Tuy vậy vấn đề này phải được thực hiện bằng cách nâng cao niềm tin vào đồng tiền Việt Nam, chứ không nên chỉ đơn thuần áp dụng các biện pháp hành chính. Theo tiến độ sắp tới đây có thể có chừng 7.000 cửa hàng vàng đã được cho phép hoạt động sẽ bị đình chỉ và điều này sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với những người đã đầu tư vào việc xin phép mở cửa hàng vàng mà nay sẽ phải đóng cửa. Theo tôi, đó cũng là điều cần phải xem xét và rút kinh nghiệm vì bất kỳ một sự thay đổi đột ngột nào trong chính sách cũng sẽ dẫn đến thiệt hại và làm giảm niềm tin của người dân.”
Theo TS Lê Đăng Doanh có những lý do để cho người dân nêu lên vấn đề quyền lợi nhóm trong áp đặt thương hiệu vàng độc quyền của Ngân hàng Nhà nước. Ai được lợi về việc độc quyền này, chắc chắn không phải là người dân, vậy câu hỏi đặt ra là các vấn đề như vậy nên đưa ra thảo luận, nên được xử lý và giải trình trong Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong thời gian gần nhất, để có các giải pháp thích hợp đối với thị trường vàng tại Việt Nam.
[30.12.2012 04:07] NĐ: - Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo
cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng bên cạnh vai trò đã xác
định. Theo ông Phan Trung Lý, "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4
Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì
cấm kỵ cả" - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa
đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới.
[27.12.2012 20:23] NĐ:" Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo
quay lại với dân, dựa vào, kiên quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực
hiện dân chủ, tin tưởng trí thức yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy
tinh thần tự lực tự cường, thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự
chủ, không chỉ hữu hảo với Trung Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước
lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ
trang, giáo dục phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường của lực lượng
vũ trang. Có như thế mới giữ được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến
lên, tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành
trướng Đại Hán." - Nguyễn Trọng Vĩnh
[13.11.2012 02:31] NĐ: Theo giõi qua màn hình VTV1, mỗi một cử
tri quan tâm đến Nợ xấu & sự rối loạn thị trường do chủ trương độc
quyền Vàng miếng SJC, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong
thời gian qua không khỏi giật mình vì sự ngây ngô của ông Nguyễn Văn
Bình - một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới, khi trả lời
chất vấn của các đại biểu Quốc Hội Việt Nam.
[30.12.2012 20:02] NĐ: "Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cố tình
không biết thực trạng hàng loạt doanh nghiệp phá sản và ngưng hoạt động,
hàng triệu lao động không có thu nhập đang thất nghiệp và Vàng được
loại ra khỏi rổ để tính CPI, Nợ xấu chất cao, các Doanh nghiệp ngắc
ngoải không tiếp cận được vốn vay, trong khi NH lại đổ dồn đi mua Trái
phiếu Chính Phủ để tăng đạt chỉ tiêu Tín dụng cuối năm đã làm cho Chỉ số
Lạm phát tụt xuống là lẽ đương nhiên. Trước chất vấn của Quốc Hội,
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình không thừa nhận sai lầm trong điều hành
tồi tệ về quản lý Tiền tệ và Thị trường Vàng mà còn tự thưởng cho mình
[26.12.2012 20:22] NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã
đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi
ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm
vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động
vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế
thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò"
cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực
kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang
đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng
hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.
[24.12.2012 19:10] NĐ: Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường
trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội cho biết, tại
kỳ họp 4 bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về việc Quyết định 1623 cho
phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp
pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản
pháp luật hay chưa? Vừa qua Thống đốc đã có công văn trả lời, trong đó
chỉ nói về Nghị định 24 của Chính phủ mà không nói về Quyết định 1623.
[23.11.2012 19:46] NĐ: Liên quan tới thị trường vàng, vấn đề
đang được dư luận hết sức quan tâm vì nhiều tháng qua giá trong nước đắt
hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc
phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Như vậy, những gì
mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã làm và phát ngôn trong phiên chất
vấn đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội.
[26.11.2012 04:58] NĐ: Chính phủ nước nào cũng mắc nợ nước
ngoài. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam nợ nước ngoài lớn gấp 2,5 lần của
Nga, trong khi dân số Nga đông gấp 2,5 lần dân số Việt Nam. Hiện nay,
không ít con tàu ma của vinashin đang thối rửa dập dờn trên biển. Tiến
sĩ Vũ Quang Việt, người từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc
Cục Thống kê Liên Hợp Quốc nói "tổng số nợ công của Việt Nam tính theo
chuẩn quốc tế ở mức khoảng 129 tỷ đô la Mỹ, bằng 106% GDP năm 2011, vốn
đạt gần 122 tỷ đô la.", "Có thể nói dường như hệ thống ngân hàng Việt
Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản xuất."
[08.10.2012 18:47] NĐ: Tiến sỹ Doanh, người từng đứng đầu Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nói ông chưa nhìn thấy đường
hướng cụ thể về việc giải quyết các vấn đề trong ngành ngân hàng. Ông
nói: "Vấn đề quan trọng hơn là phải có các yêu cầu về sự công khai minh
bạch, về sự quản trị ngân hàng và về sự lành mạnh của ngân hàng. Nếu như
không làm rõ được vấn đề nợ xấu, vấn đề sở hữu chéo và các vấn đề khác
thì tôi nghĩ rằng việc sát nhập một ngân hàng này vào một ngân hàng khác
không có ý nghĩa gì nhiều lắm".
[16.11.2012 19:00] NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm
chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng
có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người
dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy
động vàng... Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên
sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó
thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn
nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu
đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất
lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh
tế Quốc hội
[31.10.2012 20:06] NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng.
Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh
cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế
chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng
định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao
bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là
nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi
chục tỷ đồng
[06.09.2012 17:43] NĐ: “Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường
là đứa con hoang, thí dụ như ngay vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu
trách nhiệm cá nhân và cũng chưa xác định được trách nhiệm cá nhân”.
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải
cách cần thiết, nhân danh ổn định chính trị - xã hội" - Tiến sỹ Lê Đăng
Doanh
[02.11.2012 04:17] NĐ: Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc
thành lập công ty mua bán nợ xấu mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc
gì nhà nước phải lập ra công ty đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với
vai trò “bà đỡ” cho một công ty mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã
là nợ xấu thì mua với giá nào là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng
giá của “cam tốt” được.
[28.10.2012 05:17] NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay,
người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm
ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng
cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua
vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu
vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản
thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp
pháp của người dân, đó là được sở hữu vàng.
[08.10.2012 02:48] NĐ: "Căn bệnh Nợ xấu Ngân hàng đã di căn
phát tán và thị trường Vàng miếng độc quyền SJC đã làm băng hoại nền
kinh tế Việt Nam gây ra những tổn thất nặng nề cho hàng trăm ngàn doanh
nghiệp bị phá sản, dừng hoạt động, Ngân sách nhà nước bị thất thu cực
lớn, còn người dân thiệt hại vô cùng trong hoang mang khi mua bán, cất
trử và gửi vàng.
[05.10.2012 03:54] NĐ: TS Phạm Đỗ Chí - nguyên Chuyên gia Kinh
tế và Đầu tư cao cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: Tình hình
hiện nay gây khó khăn, tạo tâm lý bất ổn cho cả doanh nghiệp và một số
lượng lớn dân cư giữ vàng. Trước mắt, khi giá vàng của các thương hiệu
khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều
nhất và sau đó khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực
về vốn và giải quyết việc làm cho người lao động tham gia sản xuất vàng
miếng.
[09.10.2012 23:00] NĐ: Những chủ trương, chỉ thị, công văn,
phát ngôn... đầy mu mơ của ông Nguyễn Văn Bình từ ngày nhậm chức Thống
đốc NHNN (3-8-2011) càng làm rối rắm trong quản lý tiền tệ. Cục máu đông
Nợ xấu tín dụng ngân hàng đang phình ra và thị trường Vàng miếng đang
rối loạn vênh giá nội ngoại đẩy giá lên cao do chủ trương tai hại là độc
quyền vàng miếng SJC một cách giả tạo để nhóm lợi ích Ngân hàng hốt
tiền làm giàu bất chính, làm đổ bể hàng trăm ngàn doanh nghiệp, thất thu
lớn cho ngân sách, gây thiệt hại cho người dân trong việc mua - bán -
thanh toán - cất trử - gửi tiền, vàng là không hề nhỏ. Gần đây, Quốc tế
đã xếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong 10 thống đốc kém nhất Thế giới và
hạ bậc một loạt các Ngân hàng thương mại của Việt Nam, làm cho uy tín
Việt Nam tiếp tục giảm sút trên thương trường Quốc tế.
[07.11.2012 18:38] NĐ: Trong năm 2012, Quốc tế đã xếp Thống đốc
NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế
giới. Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi
suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng
phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa
của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền
kinh tế thị trường hàng hóa. Sự phụ họa của TS. Lê Xuân Nghĩa trong bài
"Tiến tới chấm dứt gửi và cho vay ngoại tệ" trên báo Đầu tư là một sự lú
lẫn đáng ngờ.
[03.12.2012 03:59] NĐ:"Đẩy mạnh dịch vụ nhận giữ hộ vàng, kim
đá quý, giấy tờ có giá,...đúng theo quy định mà luật pháp ban hành sẽ là
nguồn doanh thu không nhỏ của các NHTM. Tuy vậy, sự rối loạn thị
trường vàng hiện nay ngày càng trầm trọng do chủ trương độc quyền vàng
miếng SJC, đi ngược nền kinh tế thị trường của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn
Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội , biến tướng khó lường, thì
khách hàng nên cảnh giác và có quyết định sáng suốt khi "Nhìn mặt, gửi
vàng" tránh thất thiệt không đáng có." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên
cao cấp ngân hàng.
[25.10.2012 21:43] NĐ: Chính chủ trương tại hại của độc quyền
vàng miếng SJC đã góp phần làm rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng
cho Ngân sách nhà nước và làm thất thiệt vô cùng lớn cho người dân.
Niềm tin dành cho vàng miếng SJC đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân
dẫn đến sự sụp đỗ thương hiệu SJC là không tránh khỏi . Và là cơ hội để
các thương hiệu vàng miếng khác vững vàng đi lên trong kinh doanh theo
quy luật cạnh tranh khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường hàng
hóa.
NĐ: Vụ cướp máu này, kịch bản xảy ra tại
Quỳ Hợp Nghệ An - Nơi miền núi hẻo lánh, giá rét. Chủ tịch UBND xã Châu
Hồng, Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố: “Lấy hợp pháp theo chỉ
đạo của UBND tỉnh Nghệ An và UBND huyện Quỳ Hợp theo đề án kiểm tra bệnh
tại quyết định của Trường Đại học Y khoa Vinh...”. “Đề án là theo quyết
định, họ cầm đến, chúng tôi ký chứ chúng tôi không có bất cứ một thứ
giấy tờ gì lưu lại”. Hiệu trưởng Lữ Xuân Khầm,Đảng viên đảng Cộng sản
Việt Nam của THCS Hồng Tiến khẳng định người trực tiếp lấy máu các em
là bác sĩ tên Hiệp, trưởng đoàn, cùng với chín người khác của Trường Đại
học Y khoa Vinh. Số học sinh lấy máu tại trường là 213 em...
[20.08.2012 01:51] NĐ:Muốn
bệnh ung thư thì hãy vào ăn uống tại các nhà hàng. Kinh hoàng với trò
chế biến dùng hóa chất của Trung Cộng để biến Nội tạng động vật thiu
thối thành "Thơm ngon" cho khách hàng ưa ăn nhậu.
[17.10.2012 05:13] NĐ:
"Ma chiến hữu là một tác phẩm đáng lên án như vậy, tại sao Việt Nam lại
cho dịch và phát hành rộng rãi. Trong khi đó, những tác phẩm trong nước
thì quản lý tới mức hà khắc. Theo tôi được biết, hàng năm, Trung Quốc
vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ cuộc chiến kia, nhưng phía Việt Nam lặng
ngắt. Nếu bắt buộc phải đề cập, thì phải nói chệch đi là cuộc chiến
tranh bảo vệ tổ quốc! Thậm chí, biểu tình phản đối Trung Quốc trắng trợn
xâm phạm biển đảo, cũng bị coi là phản động và đàn áp. Có điều gì đã
xảy ra ở Thành Đô khiến Việt Nam sợ hãi làm vậy, hay cũng bị “ma chiến
hữu” bắt mất hồn ?"
[12.10.2012 06:12] NĐ:
Ông Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp, là phó chủ tịch Hiệp hội các
nhà văn Trung Quốc và là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung
Cộng). Ông Quản Mô Nghiệp, người từng được các giải thưởng như Mao Thuẫn của Trung Quốc và đề cử giải Man Asian 2007. Ông
Quản Mô Nghiệp là người tán dương Mao Trạch Đông, ủng hộ Đặng Tiểu
Bình tấn công Việt Nam và cổ vũ cho chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng
sản Trung Quốc xâm lược các nước láng giềng và Biển Đông trong đó có
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, ông Quản Mô Nghiệp là sáng
tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc. Ủy ban Giải thưởng Nobel đã loan báo: "Giải
Nobel Văn học năm 2012 được trao tặng nhà văn Mạc Ngôn, với văn phong
kết hợp chủ nghĩa hiện thực ảo với văn học dân gian, lịch sử và đương
đại."