Kẻ chịu trách nhiệm về nợ xấu và độc quyền vàng miếng SJC ?
08.10.2012 02:48
|
Ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức thống đốc NHNN (3-8-2011) |
NĐ: "Căn bệnh Nợ xấu Ngân hàng đã di căn phát tán và thị trường Vàng miếng độc quyền SJC đã làm băng hoại nền kinh tế Việt Nam gây ra những tổn thất nặng nề cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị phá sản, dừng hoạt động, Ngân sách nhà nước bị thất thu cực lớn, còn người dân thiệt hại vô cùng trong hoang mang khi mua bán, cất trử và gửi vàng.
Ngay từ ngày ông thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình nhậm chức
(3-8-2011) đến nay đã không ít các chuyên gia kinh tế, đã phản bác,
những gì ông Bình đã làm. Ông Bình đã bê ráp những gì đã học được thời
Liên Xô XHCN sụp đổ vào nền kinh tế thị trường thời Hội nhập tạo cho Nhóm lợi ích
Ngân hàng thừa cơ đục nước béo cò hốt tiền là nguyên nhân gây ra sự náo
loạn hiện nay làm tổn thất vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Gần
đây, Quốc tế đã xếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong 10 thống đốc kém
nhất Thế giới và hạ bậc một loạt các Ngân hàng thương mại của Việt Nam, làm cho uy tín Việt Nam tiếp tục giảm trên thương trường Quốc tế." - Nguyễn Quốc Minh, nguyên chuyên viên cao cấp Ngân hàng.
Ai chịu trách nhiệm về chính sách đối với vàng ?
SGTT.VN - Câu hỏi về trách nhiệm đặt ra không chỉ với vấn đề năng lực làm chính sách mà còn đối với động cơ đằng sau nó. Nhất là, ngay từ khi còn phôi thai, chính sách quản lý vàng này đã bị rất nhiều chuyên gia cảnh báo gay gắt về tính hiệu quả cũng như những hậu quả có thể phát sinh. Thực tế đang chứng minh tính chính xác của những cảnh báo này. Và, cho đến nay, khi đã đi được một chặng đường, câu hỏi về việc có cần thiết phải xây dựng một thương hiệu SJC độc quyền hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
Khác với thời gian chuẩn bị cho sự ra đời của chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng như hiện nay, nhiều quan chức ngân hàng Nhà nước (NHNN) đăng đàn tiết lộ thông tin, giải thích, cam kết, trấn an người dân rằng quyền lợi của họ với vàng phi SJC vẫn được đảm bảo. Giờ đây, khi hậu quả nhãn tiền của chính sách này đang trút thẳng vào người dân, không thấy quan chức nào đứng mũi chịu sào nhận trách nhiệm hay thông tin về sự có thể điều chỉnh của chính sách để khắc phục thiệt hại.
Khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC do NHNN độc quyền sản xuất so với giá vàng thế giới ngày càng mở rộng (đang tăng lên mức 3 triệu đồng/lượng). Khoảng cách này so với giá vàng miếng thương hiệu khác trong nước cũng vậy (từ vài trăm đến hơn 2 triệu đồng). Cho đến nay, người lạc quan nhất cũng phải thừa nhận rằng chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo nghị định 24 ngày 3.4.2012 của NHNN và những chính sách từ trước đó đã hoàn toàn thất bại, xét trên phương diện các mục tiêu do chính những người chủ trương nó đưa ra.
Ngược dòng thời gian, NHNN muốn ngăn chặn thực tế vàng được sử dụng như một đơn vị tiền tệ nhưng lại cho phép và thiếu cương quyết trong việc đưa ra thời hạn chấm dứt việc các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép huy động – cho vay vàng, khiến cho mỗi khi có biến động thì ba loại tiền tệ là VND, USD hay vàng hoán chuyển với nhau dễ dàng, đồng nghĩa với việc các nhà quản lý tự thu hẹp dư địa chính sách của mình.
Thời hạn cuối hiện nay là 25.11 đang bị lung lay bởi áp lực từ một số NHTM, khi mà họ phụng mệnh NHNN, làm cái việc thực ra là kinh doanh nhưng nhân danh công ích là bán vàng huy động được để đa dạng hoá nguồn cung nhằm bình ổn giá. Các ngân hàng đang phải mua lại một lượng vàng lớn đã bán ra để tất toán trong bối cảnh giá thế giới tăng cao và nguồn cung vàng SJC trong nước nhỏ giọt. Chính các ngân hàng này, thay vì là nhân tố bình ổn thị trường, lại đang gây bất ổn. Những ngày vừa qua, họ vẫn tận dụng thời gian còn lại để chạy đua lãi suất huy động vàng, nếu giá thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện nay, chắc chắn bất ổn chưa đến hồi kết.
Trong khi đó, một con mắt khác của dư luận đang dồn về phía NHNN để ngóng kế hoạch huy động vàng trong dân nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế mà NHNN hứa hẹn. Không biết nó có khác gì với việc các NHTM đang huy động hiện nay không. Nếu không, thì vàng vẫn hoàn là tiền. Tác động của vàng đối với vĩ mô vẫn vậy. Chưa thấy NHNN tiết lộ điều gì nhưng cách huy động nguồn lực tốt nhất có lẽ vẫn ở chỗ nâng cao giá trị đồng tiền trong nước để dân tình nguyện và tự mình trực tiếp chuyển đổi từ vàng sang tiền. Còn làm không được, thì quyền bảo toàn giá trị tài sản thông qua vàng của họ là hiển nhiên và cần phải được bảo hộ. Vấn đề bình ổn giá chỉ nên đặt ra với mục tiêu tiệm cận giá thế giới.
Nguyên nhân sâu xa của tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách hiện nay không nằm ở chỗ các NHTM, vì nếu nguồn cung từ NHNN đáp ứng đủ nhu cầu với mức giá bình ổn như NHNN nêu ý muốn thì lời giải cho bài toán, tuy không đơn giản vì liên quan đến an toàn hệ thống, nhưng nếu khoanh khéo, sẽ chỉ gói ở chuyện lời – lỗ của từng ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là tại sao sau khi giành độc quyền sản xuất vàng miếng, NHNN lại tự mình gây ra tình trạng khan hiếm trong khi có thể chủ động tăng cung qua việc chủ động dập lại vàng từ các thương hiệu khác sang SJC – điều mà chính chủ các thương hiệu phi SJC đã chầu chực nhiều tháng trời nay chứ không phải đến khi thị trường thế giới có biến. Thậm chí, nếu ngay cả khi đã hành động mà vẫn không đáp ứng hết nhu cầu, nhập vàng là giải pháp cần tính đến để không chỉ an các ngân hàng mà còn an dân.
Câu trả lời có thể nằm ở chỗ chi phí cho việc chuyển đổi mấy chục ngàn đồng mỗi lượng. Nhưng câu trả lời còn có thể nằm ở con số lợi nhuận mà các doanh nghiệp giữ vàng phi SJC “bỗng dưng” có được từ sự gật hay lắc cho phép chuyển đổi, cho phép với số lượng bao nhiêu của NHNN. NHNN đang nắm trong tay quyền phân phối các miếng bánh lợi ích, mà cơ chế xin – cho thì dễ nảy sinh tiêu cực. Cho đến nay, nhiều người thắc mắc không biết quota chuyển đổi của NHNN dựa trên tiêu chí gì, thậm chí danh sách những đơn vị được phép chuyển đổi cùng với số lượng cũng không được công khai.
Công bằng mà nói, các doanh nghiệp chủ các thương hiệu vàng phi SJC đã bị thiệt khi NHNN tuyên bố độc quyền sản xuất vàng miếng và quốc hữu hoá tầm quốc gia thương hiệu SJC. Từ trước khi quyết định trên có hiệu lực, một số doanh nghiệp đã “đại hạ giá” vàng của mình. Nhưng, nếu như các doanh nghiệp (dù không phải tất cả) có cơ hội (dù tốn chi phí) chen chân xếp hàng để xin NHNN cho dập lại vàng miếng của mình thành vàng SJC – lấy lại những gì thuộc về mình đã mất, thì người dân đang giữ vàng phi SJC, cho tới giờ phút này, cách nào đó vẫn là bị tước đoạt giá trị.
Nguyên Lê
Nguồn >>> SGTT
TIN LIÊN QUAN:
Cấm kinh doanh vàng miếng là sự ngu xuẩn cực độ ? |
|
[08.03.2011 03:42] ...Chủ trương ngu xuẩn cấm kinh doanh vàng
miếng sẽ tạo ra “Đục nước – béo cò” cho một nhóm lợi ích đang mong chờ
Ngân hàng nhà nước ban hành là vớ bẩm dồn vào độc quyền, còn nền kinh tế
thị trường hàng hóa đang bị ghìm bởi một chủ trương mu mơ về lý luận
cũng như thực tiển về kinh tế thị trường |
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ? |
|
[11.07.2012 22:04] NĐ: Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn
sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn
sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra
trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái
hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là
buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là
một cái vuốt ve. |
VietinBank xử lý kỷ luật một loạt cán bộ, nhân viên ở chi nhánh Bến Tre |
|
[28.07.2012 20:01] NĐ: Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2012
của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) : Tăng trưởng Tín
dụng: âm 3,11% so với đầu năm; Lợi nhuận thuần quý II/2012 so với quý
I/2011: âm 69,44%. Nợ xấu tăng từ 1,82% lên 2,45%. Nợ nghi ngờ trong
quý II tăng từ 200 tỷ lên 1.912 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn tăng từ
912 tỷ lên 2.254 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ nhóm 4 và nhóm 5 của quý
II/2012 tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với cuối quý I/2012. |
ẢO
TƯỞNG TRONG VIỆC NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG VÀNG LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
CỦA NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012, CÓ HIỆU LỰC 25-5-2012. |
|
[06.04.2012 21:59] NĐ:Việc nghiêm cấm các tiệm vàng không đủ
điều kiện kinh doanh vàng miếng và cấm "Sử dụng vàng làm phương tiện
thanh toán" không chỉ là ảo tưởng mà còn thúc ép buộc người dân mua bán
và thanh toán “Chui”. Sự thiệt thòi của người dân Việt Nam đang sử dụng
vàng miếng là không nhỏ trong khi đó lợi ích nhóm Ngân hàng là vô cùng
lớn, còn Ngân sách thất thu về các khoản thuế từ lĩnh vực kinh doanh
vàng là cực kỳ lớn và sự tiêu cực xã hội sẽ gia tăng . Cái giá của sự đi
ngược nền kinh tế thị trường gây hậu họa cho xã hội Việt Nam là không
hề nhỏ. |
Sốt vàng và câu hỏi về cơ chế độc quyền
NĐ: TS Phạm Đỗ Chí - nguyên Chuyên gia Kinh
tế và Đầu tư cao cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: Tình hình
hiện nay gây khó khăn, tạo tâm lý bất ổn cho cả doanh nghiệp và một số
lượng lớn dân cư giữ vàng. Trước mắt, khi giá vàng của các thương hiệu
khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều
nhất và sau đó khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực
về vốn và giải quyết việc làm cho người lao động tham gia sản xuất vàng
miếng.
Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam: Lãi “khủng” có che được nợ xấu ? |
|
[04.08.2012 18:38] NĐ: Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngày càng
bộc lộ sự yếu kém trong điều hành, đưa ra những chỉ thị, những phát
ngôn vuốt đuôi các NHTM, làm cho không chỉ Nợ xấu của NHTM ngày một tăng
mà còn làm cho hàng loạt doanh nghiệp bị đổ vở, phá sản. "Hiện nay
tổng dư nợ tín dụng là 2,7 triệu tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ của hệ
thống NH chỉ 220.000 tỷ đồng. Trong khí đó trần tình của NHNN nợ xấu của
các TCTD là hơn 202.000 tỷ đồng. Thế thì nợ xấu đang ăn mòn vốn của
NHTM rồi". "Chính ngân hàng tạo ra "cục máu đông”- nợ xấu, tự mình làm
tắc huyết mạch của mình” - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành . |
Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn tư duy "Nhiệm kỳ" làm thước đo giải quyết Nợ xấu ? |
|
[21.08.2012 18:37] NĐ:"Những gì mà ông Thống đốc Nguyễn Văn
Bình trả lời chất vấn qua buổi truyền hình trực tiếp cả buổi chiều ngày
21-8-2012 đúng là lảng phí thời gian, làm thất vọng cử tri và các nhà
đầu tư Chứng khoán khi nợ xấu đang là gánh nặng làm băng hoại nền kinh
tế , chủ yếu do NH gây ra chưa biết bao giờ dừng." - Nguyễn Quốc Minh. |
Ngân hàng ép nhân viên đòi nợ xấu . Ngân hàng còn dùng hai sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng. Quả bom Chỉ thị 02. |
|
[13.08.2012 02:52] NĐ: Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn
Trí Hiếu thì nhìn nhận việc họ bị giáng cấp là điều bình thường bởi
không ai khác, các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Vị chuyên
gia từng có kinh nghiệm lâu năm làm ngân hàng tại Mỹ cho biết: "Ở các
nước, người có những hành động hoặc quá trình làm tín dụng để xảy ra nợ
xấu nhiều khó xin việc ở tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân là lịch sử
tác nghiệp của họ sẽ bị ghi lại và cảnh báo trên toàn hệ thống ngân
hàng". |
Hành vi 718 tỷ đồng của 19 nhân viên ACB nhận "ủy thác" gửi vào Vietinbank bị bốc hơi là tội rửa tiền ?
NĐ: Trong thông cáo ngày 19-9-2012, Ngân
hảng cổ phần Á Châu (ACB) đã ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ
đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam (Vietinbank) để hưởng lãi suất cao. Quyết định sai trái này do ông
Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT ACB) và ông Lý Xuân Hải (nguyên TGĐ
ACB đã bị khởi tố, bắt tạm giam). Dư luận đang bức xúc số tiền 718 tỷ
đồng bốc hơi từ đâu ?
Ngân hàng Nhà nước can thiệp 'quá nhiều' - TS.Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn của đài BBC. |
|
[08.10.2012 18:47] NĐ: Tiến sỹ Doanh, người từng đứng đầu Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nói ông chưa nhìn thấy đường
hướng cụ thể về việc giải quyết các vấn đề trong ngành ngân hàng. Ông
nói: "Vấn đề quan trọng hơn là phải có các yêu cầu về sự công khai minh
bạch, về sự quản trị ngân hàng và về sự lành mạnh của ngân hàng. Nếu như
không làm rõ được vấn đề nợ xấu, vấn đề sở hữu chéo và các vấn đề khác
thì tôi nghĩ rằng việc sát nhập một ngân hàng này vào một ngân hàng khác
không có ý nghĩa gì nhiều lắm". |
Ngừng huy động, vàng sẽ càng nóng ?
NĐ: Những chủ trương, chỉ thị, công văn,
phát ngôn... đầy mu mơ của ông Nguyễn Văn Bình từ ngày nhậm chức Thống
đốc NHNN (3-8-2011) càng làm rối rắm trong quản lý tiền tệ. Cục máu đông
Nợ xấu tín dụng ngân hàng đang phình ra và thị trường Vàng miếng đang
rối loạn vênh giá nội ngoại đẩy giá lên cao do chủ trương tai hại là độc
quyền vàng miếng SJC một cách giả tạo để nhóm lợi ích Ngân hàng hốt
tiền làm giàu bất chính, làm đổ bể hàng trăm ngàn doanh nghiệp, thất thu
lớn cho ngân sách, gây thiệt hại cho người dân trong việc mua - bán -
thanh toán - cất trử - gửi tiền, vàng là không hề nhỏ.
Nguyễn Quốc Minh |