Lượt truy cập 
 Đang online 004
 Tổng số : 007529708
 
Tin tức » Giao Thương Hôm nay là :
Thầy giáo bị tù oan vì một bài thơ yêu cầu bồi thường. Ai biểu không làm thơ như Tố Hữu !
07.10.2012 19:46

NĐ: Mòn mỏi đi tìm công lý, vì đã bị tù oan 4 tháng bởi bài thơ "Cột mốc hay cột ngốc", nhiều lần thầy Nguyễn Đình Phương tìm đến Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An “kêu oan” nhưng cơ quan này lúc tiếp, lúc không. Có lần họ yêu cầu thầy Phương về Viện kiểm sát huyện Nam Đàn mà hỏi hồ sơ gốc. Có hồ sơ gốc mới có cơ sở để yêu cầu các cơ quan liên quan xin lỗi và bồi thường danh dự theo Nghị quyết 388. Nhưng thầy Phương tìm đến Viện kiểm sát huyện thì được trả lời “tài liệu không còn”.

Thầy giáo bị tù oan vì một bài thơ yêu cầu bồi thường

TP - Chỉ vì bài thơ "Cột mốc" hay là "cột ngốc" mà tác giả - thầy giáo Nguyễn Đình Phương (giáo viên trường THCS Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An) bị tù oan 4 tháng. Từ đó đến nay, ngót 15 năm trời thầy Phương mòn mỏi đi đòi công lý…

Thầy giáo Nguyễn Đình Phương. Ảnh Phan Sáng

Từ tội “lưu hành tài liệu” chuyển sang tội “sáng tác thơ”

Tháng 11/1992, xã Nam Tân và Nam Thượng thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An xẩy ra tranh chấp đất đai. Để ổn định tình hình, chính quyền địa phương đã cho đóng cột mốc, phân chia ranh giới hai xã. Việc làm của chính quyền địa phương hồi đó đã không được người dân đồng tình.

Thời gian đó, thầy giáo Nguyễn Đình Phương đã sáng tác 5 bài thơ, trong đó có bài “Cột mốc” hay là  “cột ngốc”, kèm theo một số bản kiến nghị, góp ý xây dựng quê hương “tấu” lên Thường trực Huyện ủy, UBND và Công an huyện Nam Đàn.

Sáng 26/7/1993, thầy Phương đến TP Vinh (Nghệ An) photocopy một số tài liệu liên quan tiêu chuẩn, chế độ của giáo viên. Khi vừa vào một cửa hàng để photocopy tài liệu gửi Sở GD&ĐT thì hai chiến sỹ công an TP Vinh xuất hiện.

Thầy Phương chỉ biết một người tên là Sửu, vào yêu cầu khám, kiểm tra hiệu photocopy. Sau đó, hai chiến sỹ công an nói trên yêu cầu thầy Phương đến trụ sở CATP Vinh làm việc.

Vào đây, thầy Phương đã được xe Uoát cùng 4 chiến sĩ công an huyện Nam Đàn yêu cầu về trụ sở CA Nam Đàn làm việc, nhưng thầy Phương không chấp nhận. Ngày 26/7/1993, thầy Phương nhận được giấy mời đến trụ sở CA huyện Nam Đàn làm việc.

Đến ngày 28/7/1993, tại đây, một điều tra viên có đưa tờ truyền đơn viết tay nằm trong cặp tài liệu của thầy Phương (đã được CA TP Vinh niêm phong trước đó) ra hỏi: “cái này là  của ai?”, nhưng tờ truyền đơn viết tay đó không phải của thầy Phương (chỉ cần đối chiếu với chữ  viết là hoàn toàn khẳng định được điều này).

Cùng ngày, CA huyện Nam Đàn đã ra quyết định tạm giữ đối với thầy giáo Phương về tội Lưu hành, vận chuyển tài liệu có nội dung không đúng luật định.

Ngày 8/8/1993 có lệnh tạm giam 2 tháng đối với thầy Phương để phục vụ điều tra, nhưng không phải về tội “lưu hành tài liệu” nữa mà là “tội” sáng tác bài thơ “Cột mốc” hay là “cột ngốc”.

Ngày 23/10/1993, Viện Kiểm sát Nam Đàn, do ông Trần Xuân Thành (hiện vẫn là Viện trưởng) ra quyết định “truy tố” thầy Nguyễn Đình Phương về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức xã hội hoặc của công dân.

Ngày 20/11/1993, thầy Nguyễn Đình Phương được thả tự do. Ngày 28/12/1993, xét thấy sự việc chưa đến mức phải đưa ra xét xử, Toà án nhân dân huyện Nam Đàn ra quyết định đình chỉ và không xét xử vụ án.

Tháng 8/1994, thầy giáo Nguyễn Đình Phương được phục hồi sinh hoạt Đảng và tiếp tục được trở lại dạy học.

15 năm mòn mỏi kêu oan

Ngày 28/8/1993, CA huyện Nam Đàn có Quyết định 07, trưng cầu giám định “tác phẩm văn học” bài thơ “Cột mốc” hay là “cột ngốc”, một trong 5 bài thơ mà tác giả Nguyễn Đình Phương đã gửi cho Huyện ủy, UBND và CA huyện.

Ngày 6/9/1993, Sở Văn hóa Thông tin Nghệ An đã thành lập Hội đồng giám định gồm 3 người, do ông Đặng Khắc Thắng làm tổ trưởng.

Các ông đã phân tích và đánh giá như sau: “Bài thơ hô hào cổ động, kích động người nghe cản trở chủ trương đóng cột mốc.

Tác phẩm châm biếm, đả kích, coi thường tổ chức chủ trương đóng cột mốc. Bộc lộ quan điểm gán ghép, quy chụp trong việc xử lý nguyên nhân dẫn đến xung đột đất đai ở địa phương. Tạo cho người nghe lầm tưởng, bài xích tổ chức và cá nhân... Tuy nhiên cũng toát lên thiện chí đoàn kết láng giềng, ước nguyện quần chúng được giáo dục, nhận thức sống có nghĩa tình, có lý tưởng tiến  bộ....

Ngày 7/11/2005, thầy Phương tìm đến Sở VHTT Nghệ An để chất vấn người giám định bài thơ thì được ông Hồ Hữu Thới - Giám đốc Sở VHTT tỉnh Nghệ An trả lời bằng văn bản: Bài thơ “Cột mốc” hay là “cột ngốc”,viết ngày 26/3/1993 chưa được in, đăng ở sách báo nào. Theo luật xuất bản là chưa được thừa nhận, vì thơ thuộc tính trào phúng nên dễ bị hiểu sai khi truyền miệng tự do.

Việc đưa ra 7 quan điểm đánh giá của Sở VHTT Nghệ An về bài thơ “Cột mốc” hay là “cột ngốc” là hoàn toàn dựng đặt. Sở VHTT chưa bao giờ kết luận như thế.

Ngày 12/3/2008, ông Đặng Khắc Thắng, nguyên Tổ trưởng tổ giám định bài thơ thì khẳng định bằng thư gửi cho thầy giáo Nguyễn Đình Phương: Hội đồng giám định đã làm việc nghiêm túc, khách quan. Xét trong bối cảnh cụ thể ở thời điểm bài thơ ra đời, Hội đồng kết luận 7 vấn đề cho tới nay các vấn đề kết luận của Hội đồng hoàn toàn chính xác...

Việc Viện Kiểm sát huyện Nam Đàn căn cứ vào  kết luận của Hội đồng giám định về bài "Cột mốc" hay là "cột ngốc" thuộc quan điểm và thẩm quyền của Viện. Tuy nhiên, theo tôi thì các sai phạm trong bài chỉ cần dừng lại ở mức xử lý nhắc nhở giáo dục là hợp lý, chưa đến mức phải khởi tố hình sự vụ án.

Như vậy, một cơ quan của ngành văn hóa thông tin tỉnh Nghệ An đã có hai ý kiến khác nhau (giữa ông Hồ Hữu Thới và ông Đặng Khắc Thắng) về bài thơ: “Cột mốc” hay “cột ngốc” ?

Ngày 22/9/2006, Viện KSND tối cao đã có công văn số 3039/VKSTC-V1 về việc giải quyết đơn yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Đình Phương, gửi Viện KSND tỉnh Nghệ An, trong công văn có nội dung:

Căn cứ vào quyết định đình chỉ vụ án của Toà án nhân dân huyện Nam Đàn (quyết định số 01, ngày 28/12/1993) đối với ông Nguyễn Đình Phương, do Viện KSND huyện Nam Đàn rút quyết định truy tố.

Nếu việc rút quyết định truy tố để miễn truy cứu trách nhiệm đối với ông Phương thì trường hợp này không được bồi thường theo Nghị quyết số 388; còn nếu việc rút quyết định truy tố căn cứ vào Điều 89 BLTTHS (1988) thì phải xem xét cụ thể lý do việc rút quyết định truy tố để có căn cứ giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Phương.

Do tài liệu của các đồng chí hiện có trong hồ sơ không đầy đủ nên Viện KSND tối cao (Vụ 1) có ý kiến như trên để các đồng chí nghiên cứu tham khảo.    

Đã nhiều lần thầy Phương tìm đến Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An “kêu oan” nhưng cơ quan này lúc tiếp, lúc không. Có lần họ yêu cầu thầy Phương về Viện kiểm sát huyện Nam Đàn mà hỏi hồ sơ gốc. Có hồ sơ gốc mới có cơ sở để yêu cầu các cơ quan liên quan xin lỗi và bồi thường danh dự theo Nghị quyết 388. Nhưng thầy Phương tìm đến Viện kiểm sát huyện thì được trả lời  “tài liệu không còn”.

Ngày 24/8/2008, thầy Phương cho Tiền phong biết, ông đã chính thức gửi “Đơn khởi kiện ra Tòa án dân sự” để yêu cầu minh oan và bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388  ./.

Bài thơ của thấy giáo Nguyễn Đình Phương:

        “Cột mốc” hay là “cột ngốc”

        Cột mốc cắm ở đường biên
        Phân chia ranh giới nối liền Quốc gia
        “Cột ngốc” của huyện nhà ta
        Chia đôi Tân -Thượng như là khối u
        “Cá rán dân biếu mèo mù”
        Chỉ đạo kiểu ấy đáng “tù mọt gông”
        Vì sao Tân-Thượng bất đồng ?
        Cần chi cột mốc nằm không giữa trời.
        Đau lòng Tân - Thượng mình ơi
        Nhổ ngay “cột ngốc” vạn đời vui chung.

                            26/3/1993
                     Nguyễn Đình Phương                       

                                                       Phan Sáng

Nguồn >>> Tiền Phong




           Ai biểu không làm thơ như Tố Hữu !
đời, có người vô tù, làm thơ và trở thành thi sĩ nổi tiếng, như ông Nguyễn Chí Thiện, chẳng hạn, với thi tập  Hoa địa ngục. Có người, cũng nằm ấp như ông Thiện, nhưng không hề (biết) làm thơ, vậy mà khi ra tù, lại có nguyên một tập thơ (dù chẳng lấy gì làm hay ho) lận lưng, chẳng những để làm thi sĩ, mà còn để làm… cha (và làm bác) thiên hạ. Xem ra thơ và tù, không biết ở những xứ sở khác thì sao, chứ ở Việt Nam, có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Nói cách khác, làm thơ, dù hay hay dở, nếu không khéo, có thể vô tù như chơi, nhất là làm thơ ở Việt Nam và làm thơ không giống… Tố Hữu.

Ông Tố Hữu làm thơ từ hồi Việt Nam còn bị Tây đô hộ, nghĩa là lúc đó chưa có “độc lập, tự do và hạnh phúc”; cho nên, ông đã không bị Tây bắt bỏ tù vì tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” như trường hợp thầy giáo Nguyễn Đình Phương của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Báo Tiền phong ngày 25/8/2008 thuật rằng, xin trích nguyên văn:

Tháng 11/1992, xã Nam Tân và Nam Thượng thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An xẩy ra tranh chấp đất đai. Để ổn định tình hình, chính quyền địa phương đã cho đóng cột mốc, phân chia ranh giới hai xã. Việc làm của chính quyền địa phương hồi đó đã không được người dân đồng tình. Thời gian đó, thầy giáo Nguyễn Đình Phương đã sáng tác 5 bài thơ, trong đó có bài “Cột mốc hay là cột ngốc”.

Cũng vì bài thơ này mà ngày 28/7/1993, công an huyện Nam Đàn đã bắt giam thầy Phương 4 tháng, đồng thời Viện Kiểm sát huyện Nam Đàn đã ra quyết định truy tố thầy về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức xã hội hoặc của công dân”.

“Cột mốc hay là cột ngốc” của thầy Phương, một bài lục bát gồm 10 câu, thực tình mà nói, không phải là một bài thơ hay, và cũng chẳng phải là một bài thơ “dữ” như mấy bài thơ trong tập Hoa địa ngục của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Theo thiển ý, có thể xếp nó vào dạng vè cỡ như bài “Hòn đá to, hòn đá nặng, chỉ một người, nhấc không đặng” của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vì thầy Phương làm bài “Cột mốc hay là cột ngốc” để chửi xéo giới chức địa phương là một lũ ngốc, nên mới có chuyện.
Và chuyện đã xảy ra một cách hết sức khôi hài như sau, cũng theo Tiền phong:

Ngày 28/8/1993, công an huyện Nam Đàn có Quyết định 07, trưng cầu giám định tác phẩm văn học bài thơ “Cột mốc hay là cột ngốc”. Ngày 6/9/1993, Sở Văn hóa Thông tin Nghệ An đã thành lập Hội đồng giám định gồm 3 người, do ông Đặng Khắc Thắng làm tổ trưởng. Các ông đã phân tích và đánh giá như sau: Bài thơ hô hào cổ động, kích động người nghe cản trở chủ trương đóng cột mốc. Tác phẩm châm biếm, đả kích, coi thường tổ chức chủ trương đóng cột mốc. Bộc lộ quan điểm gán ghép, quy chụp trong việc xử lý nguyên nhân dẫn đến xung đột đất đai ở địa phương. Tạo cho người nghe lầm tưởng, bài xích tổ chức và cá nhân...


Như đã nói, bài thơ của ông giáo Phương chẳng hay, cũng chẳng “dữ,” và chắc chắn cũng chẳng có gì là khó hiểu. Còn ông giáo Phương, xin lỗi, chỉ là một ông giáo “quèn” của một tỉnh lẻ, không hề có tên tuổi trên văn đàn, thi đàn hay bất cứ loại… đàn nào khác. Vậy mà nhà chức trách tỉnh Nghệ An đã phải yêu cầu Sở Văn hóa Thông tin lập hẳn một “Hội đồng giám định” để tìm hiểu tác phẩm của ông Phương, rồi nhân đó, cậy nhờ công an dọn sẵn một xà-lim, đưa ông vô suốt bốn tháng trời để tiện việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn chương, nếu có, của ông.

Sau khi tìm hiểu xong, công an cảm thấy văn nghiệp của ông Phương thuộc vào loại quá… xoàng, còn tự do thì ông làm gì có để mà lợi dụng vào mục đích “xâm phạm lợi ích nhà nước (tự do làm thơ ông còn không có nữa kia mà!), cho nên họ đành lặng lẽ thả ông ra.

Có lẽ nhờ vụ này, ông giáo Phương bất giác phát hiện ra rằng từ hồi cách mạng về đến giờ, ông không hề có tự do gì ráo. Thế là ông nổi giận, vác đơn đi kiện. Từ đó đến nay, ông đã mòn mỏi kiện tụng suốt mười lăm năm. Trong suốt mười lăm năm đó, thứ tự do duy nhất mà ông có là… tự do đi kiện. Ngày 24/8/2008 vừa qua, ông cho báo Tiền phong biết ông sẽ tiếp tục kiện nữa, và nhà cầm quyền dường như rất tôn trọng quyền tự do duy nhất đó của ông: họ để mặc ông muốn kiện gì thì kiện và nhất định không chịu giải quyết vụ kiện của ông.

Ai biểu ông không làm thơ như Tố Hữu, và quan trọng hơn nữa, ai biểu lưng ông thẳng hơn lưng Tố Hữu!
1.9.2008
Cao Trần
© 2008 talawas



Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:
CÙNG MỘT NIỀM VUI [07.10.2018 17:28]
MỪNG NOEL 2012 [24.12.2012 02:38]



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Hãy coi con trai anh như một hoàng tử trong năm năm, một tên nô lệ trong mười năm và là một người bạn suốt cuộc đời.
Ngạn ngữ Ấn Độ.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm