Lượt truy cập 
 Đang online 002
 Tổng số : 007604415
 
Tin tức » Giao Thương Hôm nay là :
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA DANH HÀ TĨNH NGÀY NAY !
21.03.2018 20:11

Xem hình
Bản đồ hành chính Đức Thọ
NĐ: Cho đến năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh gồm có 13 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện, với 259 xã, phường và thị trấn. Riêng Huyện Đức Thọ - Miền Sông La ví dặm nên thơ có thị trấn Đức Thọ và 28 xã: Đức Vịnh, Đức Quang, Đức Châu, Đức Tùng, Yên Hồ, Tùng Ảnh, Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương, Đức Nhân, Đức Thủy, Thái Yên, Đức Thanh, Trung Lễ, Đức Lâm, Đức Dũng, Đức An, Đức Lập, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Long, Đức Hòa, Bùi Xá, Đức Yên, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Thịnh, Đức La.


    TÓM TẮT LỊCH SỬ HÀNH CHÁNH HÀ TĨNH
Địa danh Hà Tĩnh xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mệnh chia tách Nghệ An để đặt tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, vùng đất Hà Tĩnh đã được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bài viết này đề cập đến Lịch sử hành chính Hà Tĩnh

Thời kỳ Tiền Sử
Họ Hồng Bàng
Nước Việt Thường

Trước khi thuộc về nước Văn Lang, Hà Tĩnh là một vùng đất thuộc Nước Việt Thường Thị. Không rõ tên danh xưng và thời này.

Nước Văn Lang

Không rõ nước Văn Lang chinh phục được nước Việt Thường Thị vào thời gian nào. Tuy nhiên sử cũ đều chép: Các vua Hùng chia cả nước thành 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn: "…hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách ‘’Tấn chí’’, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh".[1] Như vậy, vào thời Văn Lang, đất Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức.

Nước Âu Lạc

Cơ cấu hành chính thời Âu Lạc vẫn không có gì thay đổi so với thời Văn Lang

Nước Nam Việt

Triệu Vũ Đế sau khi sát nhập được Âu Lạc đã đặt tên nước là Nam Việt (179 TCN) đã chi Âu Lậc thành 2 quận là Giao Chỉ(vùng Bắc Bộ Việt Nam ngày nay) và Cửu Chân (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và sáp nhập vào nước Nam Việt.[2] Hà Tĩnh là một phần của quận Cửu Chân.

Thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất

Thời thuộc Hán

Trong thời kì thuộc Hán từ năm 111 TCN đến năm 39, ngoài Giao Chỉ và Cửu Chân, còn có thêm quận Nhật Nam (tương ứng với dải đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam).[2]
Theo nhà sử học Đào Duy Anh, huyện Hàm Hoan thời Hán là huyện lớn nhất của quận Cửu Chân, gồm cả miền Nghệ An và Hà Tĩnh.[3] Như vậy Hà Tĩnh thời kỳ này vẫn là một phần của quận Cửu Chân.

Khi Hai Bà Trưng giành độc lập, sử sách không ghi lại việc điều chỉnh hành chính nào so với thời thuộc Hán.

Thời Bắc thuộc lần hai

Thời thuộc Ngô

Năm 226, nhà Đông Ngô thành lập châu Giao (còn gọi là Giao Châu), gồm các quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay), Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, đất Hà Tĩnh vẫn thuộc quận Cửu Chân.
Năm 271, nhà Ngô chia tách quận Cửu Chân để lập thêm quận Cửu Đức, tương ứng với Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay.[2]Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "thời Ngô chia quận Cửu Chân mà đặt quận Cửu Đức".[4]
Trong tác phẩm Sử học bị khảo, Đặng Xuân Bảng cho rằng "(quận Cửu Đức) nguyên là huyện Hàm Hoan thời Hán, thời Ngô mới đặt làm quận.[5] Quận Cửu Đức gồm 8 huyện là Cửu Đức (quận lị), Nam Lăng, Dương Thành, Phù Linh, Tư Khúc, Phố Dương, Vấn Đô và Hàm Hoan.[6] Nguyễn Văn Siêu dẫn Tấn thư, địa lý chí cũng thống nhất quận Cửu Đức thời Ngô có 8 huyện, nhưng có huyện Đô Hào[7] thay vì huyện Vấn Đô trong danh sách của Đặng Xuân Bảng.
Theo Đặng Xuân Bảng, huyện Cửu Đức (huyện lỵ sở tại của quận Cửu Đức) là phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh, cùng miền tây phủ Đức Thọ (thế kỷ 19), huyện này phía nam tiếp giáp quận Nhật Nam, phía đông giáp biển.[8]
Theo Phan Đình Phùng, "Cửu Đức, xưa là đất Việt Thường, đến nhà Ngô mới đặt ra quận Cửu Đức, thống lĩnh 8 huyện; nhà Tấn, Tống, Lê, Tề giữ nguyên theo cũ; nhà Lương đổi là huyện Cửu Đức, thuộc quận Nhật Nam; nhà Đường thay đổi lệ vào Hoan Châu. Nay là đất tỉnh Hà Tĩnh".[9]

Thời thuộc Tấn

Năm 280, nhà Tấn thay nhà Ngô đô hộ Giao Châu, đổi tên huyện Dương Thành, quận Cửu Đức làm huyện Dương Toại.
Theo Đào Duy Anh, các huyện Việt Thường và Nam Lăng đều ở phía nam quận Cửu Đức, Nam Lăng có thể tương đương với miền nam huyện Hương Sơn (và huyện Vũ Quang), Việt Thường có thể tương đương với miền Đức Thọ ngày nay, ba huyện Phù Linh, Khúc Tư và Đô Hào có thể là phân bố ở trên miền các huyện Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.[11]

Thời kì thuộc Nam triều

Từ năm 420 đến năm 540, Giao Châu bị Nam triều đô hộ, gồm các triều Tống, Tề, Lương. Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố trả về nội địa Trung Quốc.[2]
Theo "Lưu Tống châu quận chí", thời Tống, Giao Châu gồm có 8 quận, 53 huyện. Trong đó, quận Cửu Đức có 11 huyện, 809 hộ, gồm các huyện: Phố Dương, Dương Viễn, Cửu Đức, Hàm Hoan, Đô Thải, Tây An, Nam Lăng, Việt Thường, Tống Thái, Tống Xương và Hy Bình.[12]
Theo Nam Tề châu quận chí, thời Tề, trấn Giao Châu gồm 9 quận, trong đó, quận Cửu Đức có 7 huyện: Cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Nam Lăng, Đô Hào, Việt Thường và Tây An.[13]
Đời Tề Cao Đế (479-482), đổi [3 huyện] Dương Toại, Phù Linh và Khúc Tư của quận Cửu Đức làm [hai huyện] Việt Thường và Tây An.[14] Đặng Xuân Bảng cho rằng Việt Thường là đất phủ Đức Thọ về sau, huyện Tây An đến thời Tùy đổi làm huyện Quang An, đến niên hiệu Đại Nghiệp thì sáp nhập vào huyện Cửu Đức.
Năm 523, nhà Lương chia quận Cửu Đức, đặt thêm quận Đức Châu.

Thời kỳ Nước Vạn Xuân

Từ khi Lý Nam Đế giành độc lập năm 541 đến khi Lý Phật Tử mất nước Vạn Xuân (602), sử sách không ghi nhận sự điều chỉnh hành chính của các vua Lý và Triệu Việt Vương.

Thời Bắc thuộc lần ba

Thời thuộc Tùy

Năm 607, nhà Tùy chiếm Giao Châu và chia thành 7 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tỷ Cảnh, Hải Âm, Chămpa và Ninh Việt. Thời gian này, Hà Tĩnh thuộc quận Nhật Nam, quận trị quận Nhật Nam đóng tại huyện Cửu Đức.
Theo "Tùy địa lý chí", nhà Tùy bỏ quận Cửu Đức để lập quận Nhật Nam, có 9.915 hộ và 8 huyện: Cửu Đức (quận lị), Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Hợp, An Viễn và Quang Yên (Quang An).
Theo Bùi Dương Lịch trong "Nghệ An ký", quận Nhật Nam được chia thành 8 huyện: Cửu Đức, Hàm Hoan, Bồ Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Văn Cốc, An Viễn và Quang An. Ông khẳng định: "như vậy, quận Cửu Đức thời Tấn biến thành quận Nhật Nam mà đất quận Nhật Nam [đặt từ] thời Hán còn bị Lâm Ấp chiếm".
Theo Đặng Xuân Bảng, năm Đại Nghiệp thứ 3 (607), bỏ châu đặt quận, bỏ Minh Châu, Trí Châu dồn vào Hoan Châu gọi là quận Nhật Nam, có 8 huyện: Cửu Đức là quận lỵ sở, Hàm Hoan, Phố Dương, Viên Thường, An Viễn, Quang An, Kim Ninh, Giao Cốc, trong đó Giao Cốc là đất Minh Châu, Kim Ninh là đất Trí Châu.
Khi ấy, Hà Tĩnh chủ yếu thuộc địa phận các huyện Cửu Đức, Việt Thường, Kim Ninh (tương đương với miền Hương Sơn, Hương Khê ngày nay), huyện Giao Cốc (tương đương với miền Thạch Hà).
 
Thời thuộc Đường

Nhà Đường đô hộ Giao Châu từ năm 618 đến năm 905. Năm 679, nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ, gồm 12 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (thuộc Bắc Bộ Việt Nam ngày nay); Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu (Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc); Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ); Lục Châu (thuộc đất Quảng Ninh và một phần đất Trung Quốc). Trong hơn 3 thế kỷ thuộc Đường, Hà Tĩnh thuộc Hoan Châu (2 huyện Cửu Đức và Việt Thường) và Phúc Lộc Châu. 
Theo "Đường thư địa lý chí", Nhật Nam quận, Hoan Châu (hạ) là phủ Đô đốc, trước là Nam Đức Châu. Năm Vũ Đức thứ 8 gọi là Đức Châu. Năm Trinh Quán thứ 1 đổi tên là quận Nhật Nam, có 9.619 hộ, 50.818 khẩu, gồm 4 huyện là: Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài Nam. 
Đặng Xuân Bảng dẫn sách "Thái Bình hoàn vũ ký": "Hoan Châu là nước Việt Thường thời xưa, thời Hán thuộc quận Cửu Chân, thời Ngô đặt làm quận Cửu Đức, thời Tùy đặt làm Hoan Châu. Thời Đường năm Vũ Đức thứ 5 đặt làm Nam Đức châu, tổng quản phủ. Đầu niên hiệu Trinh Quán lại đổi làm Hoan Châu, đặt ra Hoan Châu Đô đốc phủ quản lĩnh 8 châu là: Hoan, Diễn, Nguyên, Minh, Trí, Hải, Lâm, Cảnh. 
Vẫn theo "Thái Bình hoàn vũ ký": "Hoan Châu kiêm lý huyện Cửu Đức, đi về đông theo ven biển đến châu Phúc Lộc là 102 dặm, đi về nam đến biển cả là 150 dặm, đi về tây đến Thử Chập (châu cơ my là 240 dặm) nay là cõi đông nước Nam Chưởng, đi về bắc đến Diễn Châu lại 150 dặm. Lại đến Ái Châu là 603 dặm, đi về tây nam đến nước Văn Đan (nay là Cao Miên) là 750 dặm, đi về đông nam, đến nước Hoàn Vương (tức Kinh đô Chiêm Thành) là 500 dặm, đi về tây nam đến Việt Thường (châu cơ my) là 300 dặm (nay là miền nam phủ Lạc Biên)". Đặng Xuân Bảng cũng khẳng định: "Hoan Châu, quận Nhật Nam (…) có 4 huyện: Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài Hoan".
Cửu Đức là huyện sở tại châu Hoan. Đặng Xuân Bảng dẫn theo "Giao Châu ngoại thành ký": "huyện Cửu Đức tiếp giáp với Nhật Nam", sau là đất các phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh (Nghệ An), Đức Thọ (Hà Tĩnh), phía tây giáp huyện Hương Sơn, huyện thành cách biển 150 dặm thì ở vào quãng giữa Đức Thọ và Trấn Tĩnh. 
Năm Vũ Đức thứ 9 (626) đặt ở Cửu Đức 3 huyện An Viễn, Đàm La, Quang Yên, cùng năm ấy lại đem Quang Yên đặt làm Nguyên Châu. Về sau lại đặt 4 huyện Thủy Nguyên, An Ngân, Hà Long, Trường Giang. Năm Trinh Quán thứ 8 (635) đổi tên là A Châu. Năm 13 (640) bỏ châu, bỏ 3 huyện Thủy Nguyên, Hà Long, Trường Giang, lấy Quang Yên, An Ngân thuộc vào huyện Cửu Đức, các huyện An Viễn, Đàm La, Quang Yên, An Ngân sau đều bỏ cả. 
Huyện Việt Thường vốn là đất ba huyện Giao Cốc (tức Minh Châu), Kim Ninh (tức Trí Châu), Việt Thường thời Lương, còn hai châu Lâm và Cảnh thời Đường cũng đều thuộc tạm vào đây thì lại là đất miền nam Hoan Châu. 
Theo khảo cứu của Nguyễn Văn Siêu và Đặng Xuân Bảng: năm Vũ Đức thứ 5 đổi huyện Việt Thường làm Minh Châu và đặt 3 huyện Vạn An, Minh Hoằng, Minh Định. Lại lấy 2 huyện Văn Cốc, Kim Ninh của quận Nhật Nam đặt làm Trí Châu và đặt 2 huyện Tân Trấn, Đồ Viên. Năm Trinh Quán thứ 2 (628) đổi tên là Nam Trí Châu, bỏ huyện Tân Trấn, Đồ Viên. Năm thứ 13 (635) lại bỏ Minh Châu, dồn các huyện Vạn An, Minh Hoằng, Minh Định vào huyện Việt Thường, thuộc vào Trí Châu. Sau lại bỏ Trí Châu, dồn 2 huyện Văn Cốc, Kim Ninh vào huyện Việt Thường, thuộc vào quận Nhật Nam. 
Đặng Xuân Bảng cho rằng có thể các phủ Đức Thọ (miền đông), Hà Thanh, Lạc Biên (miền bắc) đều là đất huyện Việt Thường, huyện thành ở phía đông nam châu, gần với châu Phúc Lộc.

Đào Duy Anh cho rằng huyện Việt Thường đặt từ thời Tống ở miền Hà Tĩnh ngày nay, huyện Việt Thường thời Tuỳ ở miền Đức Thọ. Năm Vũ Đức thứ 5 đặt Minh Châu ở huyện ấy, chia làm 3 huyện Vạn An, Minh Hoằng và Minh Định. Lại lấy hai huyện Văn Cốc và Kim Ninh của quận Nhật Nam mà đặt Tri châu, lãnh 4 huyện: Văn Cốc, Kim Ninh, Tân Trấn [còn gọi là Tân Tiên) và Chà Viên [còn gọi là Khuyết Viên]. Năm Trinh Quán thứ nhất, đổi làm châu Nam Trì, bỏ Tân Trấn và Chà Viên. Năm 13 bỏ Minh Châu, bỏ Vạn An, Minh Hoằng và Minh Định cho gồm vào Việt Thường, lấy Việt Thường cho thuộc Hoan Châu. 
Phúc Lộc Châu thuộc quận Đường Lâm (hạ). Năm 669, quan Thứ sử nhà Đường là Tạ Pháp Thành chiêu tập người sinh Liêu ở Bắc Lâu, Côn Minh hơn 17 bộ lạc, lấy đất châu Đường Lâm cũ đặt làm châu Phúc Lộc. Phúc Lộc châu có 3 huyện: Nhu Viễn (vốn là An Viễn); Đường Lâm và Phúc Lộc. Lỵ sở Phúc Lộc châu đặt ở huyện Nhu Viễn. Phúc Lộc Châu nay một dải các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
 
Nước Đại Cồ Việt

Nhà Đinh đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, chia thành 10 đạo, dưới các đạo lại có các châu. Khi ấy Hà Tĩnh thuộc châu Thạch Hà.

Nước Đại Việt

Nhà Lý 

Nhà Lý đặt quốc hiệu là Đại Việt, chia nước làm 24 lộ, dưới lộ có các phủ, châu, trại. Khi ấy, Hà Tĩnh thuộc phủ Nghệ An (phủ này đổi từ Hoan Châu năm 1036)

Nhà Trần

Nhà Trần chia nước làm 12 lộ, dưới lộ có các phủ, huyện, Hà Tĩnh thuộc châu Nhật Nam, phủ lộ Nghệ An. 
Theo Đào Duy Anh, phủ lộ Nghệ An gồm 8 huyện: Nha Nghi, Phi Lộc, Đỗ Gia, Chi La, Tân Phúc, Thổ Du, Tế Giang, Thổ Hoàng và 4 châu: Nhật Nam, Hoan Châu, Trà Lân và Ngọc Ma. Trong đó, châu Nhật Nam gồm 4 huyện: Hà Hoàng, Bàn Thạch, Hà Hoa và Kỳ La; châu Hoan gồm 4 huyện: Thạch Đường, Đông Ngàn, Thượng Lô và Sa Nam. Đất Hà tĩnh tương đương với các huyện Nha Nghi, Phi Lộc, Đỗ Gia, Chi La, Thổ Hoàng và toàn bộ châu Nhật Nam.[29]
Theo "Đại Nam nhất thống chí"
• huyện Nha Nghi là huyện Nghi Xuân ngày nay;
• huyện Phi Lộc là huyện Can Lộc (xưa là huyện Hạ Hoàng, thời thuộc Minh là huyện Phi Lộc, tên gọi này có thể có từ thời Trần mạt);
• huyện Đỗ Gia là huyện Hương Sơn (thời Lý gọi là hương Đỗ Gia, thời thuộc Minh là đất hai huyện Cổ Đỗ và Thổ Hoàng);
• huyện Chi La (tên gọi này có thể có từ thời Trần mạt) đến thời Nguyễn đổi thành La Sơn, do phủ Đức Thọ kiêm lý, tương đương với huyện Đức Thọ ngày nay, trong lưu vực sông La;
• huyện Thổ Hoàng nay là huyện Hương Khê thuộc lưu vực sông Ngàn Sâu.
Về châu Nhật Nam, vẫn theo "Đại Nam nhất thống chí":
• huyện Hà Hoàng: thời Tiền Lê là châu Thạch Hà, thời Lý đổi làm huyện, thời Trần đổi làm châu Nhật Nam, thời thuộc Minh làm châu Nam Tĩnh, gồm 2 huyện Bàn Thạch và Hà Hoàng, sau (năm Vĩnh Lạc thứ 13 [1415]) gồm huyện Hà Hoàng vào châu.
• huyện Bàn Thạch: Cả hai huyện Hà Hoàng và Bàn Thạch là tương đương với huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
• huyện Hà Hoa: nay là huyện Kỳ Anh.
• huyện Kỳ La: xưa là đất Hà Hoa, từ thời Trần mạt qua thời thuộc Minh là Kỳ La, nay là huyện Cẩm Xuyên.

Thời thuộc Minh

Nhà Minh đổi nước Đại Việt thành quận Giao Chỉ, chia làm 15 phủ và 5 châu lớn; đất Hà Tĩnh tương ứng với 8 huyện trực thuộc phủ Nghệ An là Nha Nghi, Chi La, Thổ Du, Kệ Giang, Cổ Đỗ, Thổ Hoàng, Châu Phúc, Phi Lộc, cùng với châu Nam Tĩnh cũng thuộc phủ Nghệ An. Châu Nam Tĩnh vốn là châu Nhật Nam, có 4 huyện: Hà Hoàng, Bài Thạch (hai huyện này nay thuộc Thạch Hà, nam Lộc Hà và phần lớn thành phố Hà Tĩnh), Hà Hoa (nay là Kỳ Anh) và Kỳ La (nay là Cẩm Xuyên)".
 
Thời Hậu Lê

Năm 1469, Lê Thánh Tông chia Đại Việt làm 13 thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện và 50 châu. Hà Tĩnh thuộc thừa tuyên Nghệ An. Thừa tuyên Nghệ An gồm 8 phủ, 18 huyện, 2 châu.[2]
Theo Đặng Xuân Bảng, ban đầu thừa tuyên Nghệ An đóng lỵ sở ở huyện Hưng Nguyên, gọi là Lam Thành, sau dời đến huyện Kỳ Anh gọi là Cầu Dinh, sau lại dời đến Châu Lộc, gọi là Vĩnh Dinh, có 9 phủ, 27 huyện, 2 châu. Như vậy, lỵ sở của thừa tuyên Nghệ An từng có thời gian nằm trên đất Hà Tĩnh. 
Vẫn theo Đặng Xuân Bảng, các huyện, châu của Hà Tĩnh thuộc về phủ Đức Giang và phủ Hà Hoa. Phủ Đức Giang (sau là phủ Đức Thọ) có sáu huyện, trong đó bốn huyện là Thiên Lộc, La Giang (sau là La Sơn), Nghi Xuân và Hương Sơn thuộc đất Hà Tĩnh sau này, còn hai huyện Thanh Giang (sau là Thanh Chương), Châu Phúc (sau là Châu Lộc) thuộc đất Nghệ An. Phủ Hà Hoa (thời thuộc Minh là châu Nam Tĩnh) có 2 huyện là Thạch Hà, Kỳ Hoa. 
Đến năm 1490, Lê Thánh Tông, lại đổi đạo thừa tuyên thành xứ. Sang đến niên hiệu Hồng Thuận (1509-1516), đời vua Lê Dực Tông lại đổi thành trấn. Trấn Nghệ An bao gồm 11 phủ, 11 huyện. 
Theo Bùi Dương Lịch trong "Nghệ An ký" thì không có phủ Đức Giang, thay vào đó là phủ Đức Quang.[32]
Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, vào thời Lê, Hà Tĩnh gồm 6 huyện thuộc 2 phủ Đức Quang và Hà Hoa sau:[33]
• Huyện La Sơn, phủ Đức Quang, có 37 xã, 1 thôn, 2 trại.
• Huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, có 37 xã, 1 trang.
• Huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, có 34 xã.
• Huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, có 26 xã.
• Huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, có 42 xã, 1 sở, 1 trại.
• Huyện Kỳ Hoa, phủ Hà Hoa, có 37 xã, 12 thôn.
Đến cuối thời Lê, theo khảo cứu của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, số xã, thôn, trang, trại của các huyện có thay đổi đôi chút:[34]
• Huyện La Sơn (trước gọi là La Giang), có 37 xã, 1 thôn, 2 trang.
• Huyện Thiên Lộc có 37 xã, 2 trang.
• Huyện Hương Sơn có 34 xã, 1 thôn.
• Huyện Nghi Xuân có 36 xã, 1 trang.
• Huyện Thạch Hà có 42 xã, 1 thôn, 1 sở, 3 trại.
• Huyện Kỳ Hoa có 37 xã, 10 thôn.

Thời Tây Sơn

Thời Tây Sơn, Hà Tĩnh thuộc Trung Đô, hay còn gọi là Trấn Nghệ An. 
Thời Nguyễn
Đầu triều Nguyễn, Hà Tĩnh thuộc trấn Nghệ An. Các đơn vị hành chính tương ứng với đất Hà Tĩnh vẫn theo như thời Lê nhưng số lượng xã, thôn, phường, trang, trại, vạn có tăng lên. Theo "Các tổng trấn xã danh bị lãm" được soạn vào giữa thời Gia Long (khoảng từ 1810 đến 1813) thì số xã của các huyện như sau: 
• Huyện La Sơn có 60 xã, thôn, phường, trang, trại, vạn.
• Huyện Thiên Lộc có 58 đơn vị.
• Huyện Hương Sơn có 49 đơn vị.
• Huyện Nghi Xuân có 45 đơn vị.
• Huyện Thạch Hà có 54 đơn vị.
• Huyện Kỳ Hoa có 173 đơn vị.
Cụ thể như sau: 
• Huyện Kỳ Hoa: 6 tổng, 173 xã, thôn, trang, phường, trại, giáp, tích, vạn.
• Tổng Hoa Duệ có 20 xã, thôn: Hoa Duệ (thôn Quy Vinh, Thiều Thượng, Hoa Hạch), Tam Lộng (thôn Kính Nỗ, Bảo Ngập, Phú Sơn, Thượng Lộng, Bảo Am), Vĩnh Lại, Thạch Lâu (thôn Đại Tăng, Bảo Lâu, Đồng Loan, Nà Trung), Hương Cần, Quan Duệ (thôn Ngô Xã, thôn), Hương Duệ (thôn Hằng Hà, Vĩnh Lộc), vạn Hà Bi.
• Tổng Vân Tản có 38 xã, thôn, giáp, phường: Vân Tản (thôn Gián Luận, Hậu Côn, Hậu Thượng, Trường Ngoài, Trường Nội, Lạt Đông, Lạt Đoài, Cấm Đoài, An Lãng, Giáp Hoa Khê, Mỹ Lộc, An Hầu, Lỗ Khê, Cấm Đông), Thạch Khê (thôn Cát Thiên, Nhân Lộc, Hoa Vinh, Hữu Quyền, Hoa Liễn, Hoa Lũ, Na Trường, Mỹ Lộc), Kỳ La, Quyết Nhược (thôn An Toàn, An Xá, An Ốc, An Bình), Vân Phong (thôn Xá Hộ, Trường Ngoại, Ông Ất), Nhược Thạch, Cẩm Bào, thôn Thiện Trị, trại Tuấn Nghĩa, Hoa Hưng, Hải An, phường Trung Hoà, phường Giang Phái.
• Tổng Thổ Ngoã có 14 xã, thôn: xã Thổ Ngoã (thôn Thổ Ngoã, Khả Luật, Vân Đồn, Thượng Lộc, Nước, Thượng Minh, Hạ Minh), Phượng Hoàng (thôn Xuân Lộc, Hữu Lễ, An Thị, Cầu Mộc), Ngoã Cầu (thôn Lai Trung, Lai Lộc, Thượng Lộc).
• Tổng Lạc Xuyên có 14 xã, thôn, tích, trại, vạn: Xã Lạc Xuyên (thôn Đông, Lạc Hạ, Đan Châu, Trung, Cầu Thượng), Tư Dụng, Hoá Dục, Dư Lạc (thôn Đông Phù, Thượng Trung, Lại Lộc), tích Ly Hà, xã Nhượng Bạn, trại Văn Nhai, Nhự Cáy, vạn Trúc Võng.
• Tổng Cấp Dẫn có 30 xã, thôn, vạn: Cấp Dẫn (thôn Yên Lạc, Tăng Phú, Hữu Lễ, Xuân Cẩm, Thạch Hoa, Như Nhật, Sơn Ổi, Dị Nậu (thôn Hoa Hạ, Hoàng Giang, Mạc Khê, Dạ Độ, Sơn Kinh, Hậu Độ), Hoài Liệt (thôn Phú Dẫn, Hương Sơn, Liệt Thượng, Liệt Hạ), Kỳ Nam (thôn Phú Thượng, Long Trì, Bảo Trung, Đông Hải, Trảo Nha, Đồng Trụ), trại Voi, trại Bào Trai, xã Suối Sa (thôn Cồn Sơn, Sạ Xá), Án Đổ, Long Ngâm, trại Đồng Đồng.
• Tổng Đỗ Chử có 57 xã, trang, thôn, trại, phường, tích: Đỗ Chử (thôn Sơn Luật, Long Phượng, Bà Đỗ, Long Ngâm, Sơn Triều, Phú Duyệt, Xuân Chử), Hà Trung (thôn Vĩnh Lộc, Văn Trường, Nhân Lý, Biểu Duệ, Đan Du, Chi La, Đại Đồng, Mỹ Lũ, Duy Suối, Hoa Hạ, Đồng Nại, Hà Trung), Phú Nghĩa (thôn Quyền Hành, An Hưng, Lạc Dị, Hưng Nhân), Hoằng Lễ (thôn Phúc Sơn, thôn Đào, thôn Vĩnh Lại, thôn Bến Đình, thôn Địa Phác, thôn Rào, thôn Đại Hào, thôn Phúc Lâm, thôn Con Bò, thôn Nhân Hoà, thôn Thần Đầu), xã Bỉnh Lễ (thôn Thượng, thôn Điều, thôn Phác Môn, thôn Vĩnh Trung, thôn Hoà Luật, thôn Nhân Phác, thôn Vĩnh Ái), Hiệu Thuận, Xuân Điện, trang Eo Kênh, trang Vạn Ích, trang Yên Điền, trang Đồng Nghĩa, thôn Vạn Cảnh, phường Trung Hoà, phường Võng Nhi, trại Cấy Gạo, trại Vọng Liễu, sách Tăm, trại Bá Canh, xóm Long Hoa, Long Thuỷ, phường Diên Tượng, tích Ngân Tượng, phường Trú Tượng.
• Các thôn trang trong huyện phiêu bạt: thôn Bạo Tuyền, thôn Thì Hạ, trang Hội An, thôn Hải Khẩu.
• Huyện Thạch Hà: 7 tổng, 54 xã, thôn, trang, sở, giáp, đội, vạn.
• Tổng Thượng Nhất có 7 xã, đội, vạn: Tông Lỗ, Hà Hoàng, Hương Bạo, Nguỵ Dương, Hoàng Cần, 2 đội Cồn Cát và Phan Long, vạn Trúc Võng.
• Tổng Thượng Nhị có 8 xã, sở: Trung Tiết, Đức Lâm, Đại Tiết, Phất Náo, Hoa Thư, Đại Mại, Đồng Môn, sở Đồn Điền.
• Tổng Hạ Nhất có 9 xã, trang, giáp: Hoàng Hà, Bích Hội, thôn Nam thuộc xã Chỉ Châu, thôn Dương Xá thuộc xã Chỉ Châu, thôn Nguyễn Xá thuộc xã Chỉ Châu, Ngu Xá, trang Bàng Tuấn, Thu Chi, giáp Trung Thuỷ.
• Tổng Hạ Nhị có 7 xã, giáp, trang: Phong Phú, Hoa Mộc, giáp Thiên Lăng, Dương Luật, trang Đan Trản, Đạm Thuỷ, giáp Đình Côi.
• Tổng Trung có 9 xã, vạn: Đan Chế, Đồng Lưu, Vĩnh Lưu, Ngọc Điền, Phù Việt, Ngọc Luỹ, Châu Lâm, Đan Hoạch, Vạn Kỳ Xuyên.
• Tổng Đông có 8 xã: Thái Hoà, Đông Bàn Thạch, Y Trụ, Việt Xuyên, Tiên Lương, Bạng Châu, Hoa Dung, Đô Hành.
• Tổng Đoài có 6 xã: Bàn Thạch, Trảo Nha, Dục Vật, Cổ Kênh, thôn Thượng Suối thuộc Suối Thạch, thôn Hạ Suối thuộc xã Suối Thạch.
• Huyện Thiên Lộc: 7 tổng, 85 xã, thôn, phường, trang, trại, vạn [không kể 5 xã, thôn trong huyện đã phiêu bạt].
• Tổng Minh Lương có 7 xã, thôn: An Lãng (thôn Ngọc Sơn, thôn Vĩnh Ninh), Bân Xá (thôn Quỳnh Lâm, thôn Phúc Sơn), Bình Lãng, Minh Lương, Vân Chàng.
• Tổng Độ Liêu có 17 xã, thôn: Độ Liêu (2 thôn Nham Chiêu và Thái Xá, thôn Cao Xá, thôn Đông Xá, thôn Bùi Xá), Kiệt Thạch (thôn Kỳ Trúc, thôn An Đồng, Yên Mỹ, thôn Vĩnh Lộc), Thổ Vượng (thôn Thượng Hồ, thôn Đoài Thiên Nam, thôn Thượng Hoà, thôn Đông Hoà, thôn Đông Ngoã, thôn Đông Thiên Nam), Tiếp Võ, thôn Cự Lâm.
• Tổng Nga Khê có 15 xã, thôn: xã Nga Khê (thôn Khố Nội, thôn Bào Ích, thôn Điền Xá), Bạt Trạc (thôn Sơn Nê, thôn Đoài Khê, thôn Đông Sơn, thôn Cự Khê, thôn Gia Hanh, thôn Đại Bản), Đông Lâm (thôn Khánh Đường, thôn An Hội, thôn Cốc Hoà), Ốc Khê (thôn Nam, thôn Ốc, thôn San).
• Tổng Nội Ngoại có 13 xã, thôn, phường, vạn: Nội Thiên Lộc (thôn Thuần Chân, thôn Yên Trí), Ngoại Thiên Lộc (thôn Đoài, thôn Trung, thôn Phổ Minh), Tả Thiên Lộc (thôn Tả Thượng, thôn Tả Hạ), Tỉnh Thạch, Hữu Thiên Lộc, vạn Hoàng Kim, phường Võng Nhi, phường Thượng Trụ, Quảng Khuyến.
• Tổng Phù Lưu có 20 xã, thôn, phường, trang: Phù Lưu Thượng, thôn Kim Chuỳ, Phù Lưu (thôn Phù Lưu, thôn Thanh Lương, thôn Hạ Yến, thôn Ngọc Mỹ, thôn Đại Lữ), Đỉnh Lữ, Vũ Cái, Phù Viên (thôn Phiên Xá, thôn Phù Lưu), Ích Hậu (thôn Ích Hậu, thôn Đông Thượng, thôn Đông Trung, thôn Phan Xá), Phù Lưu Tràng, Yên Điềm, phường Huyện Thị, Yên Định, Trà Lộc.
• Tổng Canh Hoạch có 7 xã, vạn: Canh Hoạch, Mỹ Lộc, Thi Hoạch, Thu Hoạch, Kim Đôi, Xuân Hải, Phù Phao.
• Tổng Vĩnh Luật có 6 xã, trại: Vĩnh Luật, Xuân Tinh, Linh Đỗ, trại Vĩnh Tuy, Mai Phụ, trại Cồn Triều, Quảng Khuyến, Anh Hoa, thôn Thượng Yến, thôn Bảo Ngột Đoài, Ích Hậu.
• Các xã, thôn trong huyện phiêu bạt: Quảng Khuyến, Anh Hoa, thôn Thượng Yến, thôn Bảo Ngột Đoài, Ích Hậu.
• Huyện Hương Sơn: có 8 tổng, 49 xã, thôn, vạn, giáp, phường.
• Tổng Đỗ Xá có 9 xã, thôn, vạn: Đỗ Xá, thôn Đông Tức, Dương Trai, Bảo Thịnh, Lạc Bồ (thôn Tứ, Đông Trường, Tứ Mỹ), vạn Đỗ Gia.
• Tổng An Ấp có 6 xã, thôn, giáp: An Ấp, thôn Thọ Lộc, Tuần Lễ, giáp Ông Bùi, Phúc Dương, giáp An Bài.
• Tổng Hữu Bằng có 6 xã, trại, phường: Hữu Bằng, Tình Di, Thuỷ Mai, trại Hậu Di Yên, Tình Diễm, phường Ngàn Phố.
• Tổng Dị Ốc có 4 xã: Dị Ốc, trại Đầu, Tiên Bì, Liệt Đồn.
• Tổng Đồng Công có 5 xã, thôn: Đồng Công, Phụng Công, thôn Bào, Trung Hoà (thôn Phúc An, thôn Bào).
• Tổng Thổ Hoàng có 5 xã, vạn: Thổ Hoàng, Bào Lăng, Đông Ấp, vạn Thổ Hoàng, vạn Đỗ Gia.
• Tổng Thổ Lỗi có 9 xã, trại: Thổ Lỗi, trại Hà Linh, trại Bằng Bản, trại Dã, Chu Lễ, Phúc Lộc, Xuân Lũng, Nam Trạch, trại Động Nghi.
• Tổng Bào Khê có 5 xã: Bào Khê, Bằng Thụ, Lâm Thao, Hoà Duyệt, Vân Cù.
• Huyện La Sơn có 7 tổng, 60 xã, thôn, trang.
• Tổng An Việt có 15 xã, thôn: An Việt Thượng (thôn Trường Xuân, thôn Thọ Kỳ, thôn Vĩnh Thái, Vạn Phúc Trung, thôn Vĩnh Khánh, thôn Đại Dịch, thôn Vạn Phúc Đông, thôn An Hội), An Đồng, An Trung, An Thái, (thôn Thiên Tôn, thôn An Phú), Kính Kỵ, Ngải Lăng, An Việt Hạ.
• Tổng An Hồ có 8 xã: An Hồ (thôn Nội Duyên, thôn An), Bùi Xá (thôn Thượng Tứ, thôn Hạ Tứ, thôn Trung Ngũ), Lãng Ngạn, thôn An Thọ, Nhân Thọ.
• Tổng Hoà Lâm có 14 xã, thôn, trang: Hoa Lâm, Cổ Ngu (thôn Trung Lễ, thôn Đông Khê, thôn Thượng, thôn Thuỵ Vân), An Ninh (thôn Chế, thôn Hậu, thôn Tiền), Quang Chiếu (thôn Đại An, thôn Gia, thôn Quang Chiếu)), Thanh Lãng, Tộ Vượng, trang Đồng Cần.
• Tổng Lai Thạch có 5 xã: Lai Thạch, Nguyệt Áo, Phúc Hải, Hằng Nga, Thông Lưu.
• Tổng Thịnh Cảo có 6 xã, thôn: Thịnh Cảo, Vĩnh Đại, Ngũ Lộc (2 thôn Phú Vinh và thôn An Phú), Nam Ngạn, (thôn Đa Ngạn và Đa Lộc), thôn Minh Hoà thuộc xã Nam Ngạn.
• Tổng Tự Đồng có 7 xã, thôn: Tự Đồng, Quang Tễ (3 thôn Trung, Chính và Hạ), thôn Rạng thuộc xã Quang Tễ, Lai Đồng, thôn Ngũ Khê, thôn Cẩm Trang, Đồng Văn.
• Tổng Thượng Bồng có 6 xã, phường: Thượng Bồng, Hạ Bồng, An Duệ, Hoa Duệ, Lễ Cương, phường Tăng Xây.
• Huyện Nghi Xuân có 5 tổng, 45 xã, thôn, trang.
• Tổng Phan Xá có 5 xã: Phan Xá, Tiên Điền, Tiên Bào, Mỹ Dường, Uy Viễn.
• Tổng Tam Chế có 15 xã, thôn: Tam Chế Thượng, Hoa Phẩm, thôn Thượng thuộc xã An Lạc, thôn Gia Tuyền thuộc xã An Lạc, thôn Trung Lộc thuộc xã An Lạc, thôn Trung Lao thuộc xã An Lạc, Tam Chế Hạ, Lộc Châu, thôn Võng Nhi Trung, thôn Võng Nhi Ngoại, đội Thổ Châu thuộc xã Võng Nhi, thôn Miêu Nha, thôn Võng Nhi A Bì, thôn Phú Giang, thôn Tháp Sơn.
• Tổng Cổ Đạm có 8 xã, thôn, trang: Liêu Đông, Cương Giản, Cương Đoán, Phú Lạp, Cổ Đạm (ba thôn Kỳ Phì, An Giám và Mỹ Cầu), thôn Vân Hải thuộc xã Cổ Đạm, Động Giản, trang Nước Ra.
• Tổng Hoa Viên có 6 xã, thôn: Hoa Viên, thôn Hồng, Khải Mông, Tiên Cầu, Tả Úc, Cồn Mộc.
• Tổng Đan Hải có 6 xã, trang: Đan Hải, Đan Tràng, Đan Phố, Đan Uyên, Hội Thống, trang Đô Uyên.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi các trấn làm tỉnh, cả nước có 80 phủ, 283 huyện, 39 châu, 30 tỉnh. Trong đó, lấy 9 phủ Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳ Châu, Tương Dương, Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tĩnh, Trấn Biên, Lạc Biên làm tỉnh Nghệ An và hai phủ Đức Thọ, Hà Hoa làm tỉnh Hà Tĩnh, do tỉnh Nghệ An kiêm hạt, đặt An Tĩnh Tổng đốc.[2]
Theo "Đại Nam thực lục", tỉnh Hà Tĩnh thống trị 2 phủ là Hà Hoa, Đức Thọ, 6 huyện là Thạch Hà, Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn. Hà Tĩnhlà một số phủ huyện trước thuộc Nghệ An, nay trích ra đặt làm tỉnh[36].
Cùng với việc chia đặt các tỉnh, Minh Mệnh còn quy định về chia đặt quan lại và chức sự. Tỉnh Hà Tĩnh cùng các tỉnh Quảng Trị, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hoá, Lạng Sơn đều đặt Tuần phủ, lĩnh công việc Bố chính, lấy các chức Tham tri, Thị lang sung bổ. Hà Tĩnh chưa có chỗ đóng tỉnh lỵ, Tuần phủ, Án sát Hà Tĩnh tạm đóng ở phủ thành Hà Hoa.[2]
Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), tách huyện Kỳ Hoa đặt huyện Hoa Xuyên, năm thứ 21 (1840), lấy hai huyện Cam Môn và Cam Cớt của phủ Trấn Định lệ vào phủ Đức Thọ (trên danh nghĩa).[2]
Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đổi phủ Hà Hoa làm Hà Thanh, huyện Hoa Xuyên làm Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Hoa làm Kỳ Anh; và lấy bốn phủ Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tĩnh, Trấn Biên của Nghệ An lệ vào tỉnh Hà Tĩnh.[2]
Tỉnh Hà Tĩnh, lỵ sở đóng ở huyện Thạch Hà, gồm có 2 ph?

Năm 1993, thành lập 2 phường Tân Giang và Trần Phú thuộc thị xã Hà Tĩnh.
Năm 1994, thành lập thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân và sáp nhập thôn Mai Hồ thuộc xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. 
Năm 1997, thành lập thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn và sáp nhập xã Cẩm Tiến vào thị trấn Cẩm Xuyên. 
Năm 1999, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Sơn Phố vào thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn; sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đại Lộc vào thị trấn Can Lộc, huyện Can Lộc và đổi tên thành thị trấn Nghèn. 
Năm 2000, huyện Vũ Quang được thành lập trên cơ sở 6 xã thuộc huyện Đức Thọ (gồm: Đức Lĩnh, Đức Giang, Đức Hồng, Đức Ân, Đức Hương, Đức Bồng), 5 xã thuộc huyện Hương Khê (Hương Đại, Hương Minh, Hương Điền, Hương Thọ, Vũ Quang) và 1 xã thuộc huyện Hương Sơn (Sơn Thọ). 
Năm 2001, sáp nhập xã Thạch Thượng thuộc huyện Thạch Hà vào thị trấn Cày và đổi tên thành thị trấn Thạch Hà
Năm 2003, thành lập một số thị trấn và đổi tên xã thuộc các huyện Vũ Quang và Cẩm Xuyên
Năm 2004, 5 xã: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình thuộc huyện Thạch Hà được sáp nhập vào thị xã Hà Tĩnh; thành lập một số phường thuộc thị xã Hà Tĩnh; giải thể các thị trấn nông trường để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Thạch Hà và Hương Khê; chia tách một số xã thuộc các huyện Hương Sơn và Kỳ Anh
Năm 2007, thành lập một số phường thuộc thị xã Hà Tĩnh; huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở 7 xã ven biển của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà[2]. Cùng năm, thị xã Hà Tĩnh trở thành thành phố Hà Tĩnh.[2]
Năm 2009, thành lập một số phường thuộc thị xã Hồng Lĩnh
Năm 2015, tách thị trấn Kỳ Anh và 11 xã: Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam, Kỳ Hưng, Kỳ Hoa để thành lập thị xã Kỳ Anh.
Cho đến năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh gồm có 13 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện, với 259 xã, phường và thị trấn. 
• Thành phố Hà Tĩnh có 16 xã, phường: Bắc Hà, Nam Hà, Trần Phú, Tân Giang, Hà Huy Tập, Đại Nài, Nguyễn Du, Văn Yên, Thạch Quý, Thạch Linh; các xã ngoại thành: Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình.
• Thị xã Hồng Lĩnh có 6 xã, phường: Bắc Hồng, Nam Hồng, Trung Lương, Đức Thuận, Đậu Liêu; xã Thuận Lộc.
• Thị xã Kỳ Anh có 12 xã, phường: Sông Trí, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh; xã: Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi, Kỳ Nam, Kỳ Hưng, Kỳ Hoa.
• Huyện Cẩm Xuyên có 27 xã, thị trấn: Cẩm Yên, Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Nam, Cẩm Huy, Cẩm Thăng, Cẩm Quang, Cẩm Bình, Cẩm Vịnh, Cẩm Thành, Cẩm thạch, Cẩm Duệ, Cẩm Mỹ, Cẩm Quan, Cẩm Sơn,Cẩm Thịnh, Cẩm Hưng, Cẩm Hà, Cẩm Phúc, Cẩm Nhượng, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh, Cẩm Trung, Cẩm Minh, Cẩm Lạc, thị trấn Cẩm Xuyên, thị trấn Thiên Cầm.
• Huyện Nghi Xuân có 2 thị trấn: Xuân An, Nghi Xuân và 17 xã: Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Tiên Điền, Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Hồng, Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Liên, Cổ Đạm, Cương Gián, Xuân Lĩnh
• Huyện Can Lộc có thị trấn Nghèn và 22 xã: Thiên Lộc, Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga, Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc.
• Huyện Đức Thọ có thị trấn Đức Thọ và 28 xã: Đức Vịnh, Đức Quang, Đức Châu, Đức Tùng, Yên Hồ, Tùng Ảnh, Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương, Đức Nhân, Đức Thủy, Thái Yên, Đức Thanh, Trung Lễ, Đức Lâm, Đức Dũng, Đức An, Đức Lập, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Long, Đức Hòa, Bùi Xá, Đức Yên, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Thịnh, Đức La.
• Huyện Thạch Hà có thị trấn Thạch Hà và 30 xã: Thạch Liên, Thạch Kênh, Việt Xuyên, Thạch Sơn, Thạch Bàn, Phù Việt, Thạch Long, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Tiến, Thạch Thanh, Thạch Trị, Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Ngọc, Thạch Vĩnh, Thạch Lưu, Bắc Sơn, Thạch Đài, Thạch Hội, Thạch Thắng, Thạch Văn, Thạch Xuân, Thạch Tân, Thạch Hương, Thạch Điền, Nam Hương, Thạch Lâm, Ngọc Sơn.
• Huyện Hương Sơn có 2 thị trấn: Phố Châu, Tây Sơn và 30 xã: Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, Sơn Diệm, Sơn Quang, Sơn Giang, Sơn Lâm, Sơn Hàm, Sơn Trung, Sơn Phú, Sơn Trường, Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Bằng, Sơn Ninh, Sơn Thịnh, Sơn Hòa, Sơn An, Sơn Lễ, Sơn Tiến, Sơn Châu, Sơn Bình, Sơn Hà, Sơn Trà, Sơn Long, Sơn Tân, Sơn Mỹ.
• Huyện Hương Khê có thị trấn Hương Khê và 21 xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Trà, Hương Liên, Hương Lâm, Lộc Yên, Hương Xuân, Phú Phong, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Long, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thuỷ, Hương Bình, Phúc Đồng, Hòa Hải, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ.
• Huyện Kỳ Anh có 21 xã: Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Xuân, Kỳ Giang, Kỳ Phú, Kỳ Phong, Kỳ Sơn, Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Lâm, Kỳ Khang, Kỳ Văn, Kỳ Lạc, Kỳ Hải, Kỳ Châu, Kỳ Tân, Kỳ Thư, Kỳ Thọ, Kỳ Đồng, Kỳ Thượng, Kỳ Trung.
• Huyện Vũ Quang có thị trấn Vũ Quang và 11 xã: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú, Hương Thọ, Hương Minh, Hương Điền, Hương Quang và Sơn Thọ.
• Huyện Lộc Hà có 13 xã: Ích Hậu, Phù Lưu, Hồng Lộc, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Kim, Thạch Bằng, Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Mỹ, Thạch Châu.

Nguồn: Google-CLB Nghệ Ngữ

(https://www.facebook.com/groups/
407944999539869/permalink/
601260383541662/?pnref=story.unseen-section)
 

LINH CẢM TÙNG ẢNH

[22.03.2017 17:21]
NĐ: Sau khi đánh tan quân Minh giặc Tàu (nay là Trung Cộng), vua Lê Lợi đã phong cho Tướng công Đinh Lễ là Linh Cảm đại vương - Người đã có công lớn bảo vệ Tổ quốc, nhưng bị giặc Tàu giết hại và lập đền thờ trên đồi thông gần bến Tam Soa Tùng Ảnh Đức Thọ Hà Tĩnh. Đền thờ Tướng công Đinh Lễ là Di tích Quốc gia của Việt Nam, hàng năm lấy ngày 25-2-AL là kỷ niệm ngày mất của Linh Cảm Đại Vương.

AI AI NỎ MUỐN VỀ ! - Thơ: Nguyễn Quốc Minh.

[15.04.2017 04:49]
NĐ: ..."Bến Tam Soa Linh Cảm
Ví dặm nỏ vơi đầy
Dòng Sông La đưa võng
Giận thương tràn nơi đây..." - Thơ: Nguyễn Quốc Minh

LỜI RU VỌNG NẺO ĐƯỜNG - Thơ Nguyễn Quốc Minh.

[09.08.2017 21:42]
NĐ: ...
"Dốc đồi thông Linh Cảm
Sông La chở tình thương
Quán chè xanh bà Hạnh
Lời ru vọng nẻo đường."

ĐUA THUYỀN TRUYỀN THỐNG SÔNG LA

NĐ: AI AI NỎ MUỐN VỀ

..."Lời ru đưa cánh võng
Sóng lướt con thuyền về
Dòng Sông La trong mát
Dạt dào khúc tình quê." - Thơ Nguyễn Quốc Minh.

THẢO LUẬN VỀ BỘ SÁCH "ĐÈN CÙ" CỦA TÁC GIẢ TRẦN ĐĨNH

NĐ: Trần Đĩnh tuyên bố chính ông là người viết hồi ký cho Hồ Chí Minh, ngoài ra còn viết hồi ký cho Nguyễn Đức Thuận, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm. Sau năm 1975, Trần Đĩnh tuyên bố ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam khai trừ đảng ông vào năm 1976. Trần Đĩnh tuyên bố mình là một người yêu chuộng tự do dân chủ, ủng hộ những nhà bất đồng chính kiến với chính phủ tại Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Trần Độ, Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu...

NGẮM ĐÍT TRÂU - Thơ Nguyễn Quốc Minh  

[15.09.2016 18:48]
NĐ: ....
" Ngắm đít trâu cứ thế mãi mà đi
Thảm họa Formosa thành đồ trang sức
Đít đít trâu trở thành ma lực
Chạy chức chạy quyền lừa bịp dưới trên." - thơ Nguyễn Quốc Minh 

HẢ HÊ QUY TRÌNH - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. 

[19.08.2016 19:34]
NĐ: ..."Chị vợ lắm mồm lúng liếng nhìn chồng:
- Tiến sỹ nhà ta ơi ! Gật đầu đi để mọi người còn vỗ tay. Theo em, đã cá là cá nhiều nhiều đỡ xấu mặt hổ danh tính thêm trượt giá, đề phòng cơn sóng lạm phát, nợ xấu, nợ công đang lên.
Cánh cửa sắt thủng bị đẩy mạnh, ba nàng chứng khoán lao vào..." - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. 
NĐ: Hơn lúc nào hết, đã đến lúc Việt Nam cần đổi tên các đường phố, tuyến đường thành tên các loài hoa. Sự đổi mới tư duy Văn hóa gắn tên các loài hoa tại các con đường, tuyến phố ở Việt Nam sẽ làm cho toàn dân trong nước cũng như đồng bào Việt kiều và du khách nước ngoài luôn thoải mái, không đố kỵ, mặc cảm mà lại tạo ra sự gắn kết nhờ hòa giải dân tộc mà phong trào đoàn kết yêu thương tôn trọng nhau hơn, có nhiều vườn hoa đẹp hơn để con người tự hào mình được sống trong môi trường lành mạnh. Đặc biệt, thế hệ tương lai luôn tự hào là người dân Việt Nam có quốc hoa Hoa Sen xứng đáng với tầm vóc mọi thời đại.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:
CÙNG MỘT NIỀM VUI [07.10.2018 17:28]
MỪNG NOEL 2012 [24.12.2012 02:38]



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01-10-2024
CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI TUYỆT VỜI. NGÀY 24-09-2024 TẠI HỘI ĐỒNG LHQ, TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN VÀ TỔNG THỐNG UKRAINE VOLODYMYR ZELENSKY ĐÃ PHÁT BIỂU LÊN ÁN MẠNH MẼ THẾ LỰC ĐỘC TÀI KHỦNG BỐ XÂM LƯỢC ĐỨNG ĐẦU LÀ PUTIN ĐANG GÂY NHIỀU TAI HỌA CHO NHÂN LOẠI.
VNG Bị Trung Quốc Thâu Tóm: Nguy Cơ Dữ Liệu Zalo Người Dùng Việt Nam | Hiểu Rõ Hơn
Tin trên Google : Ngày Đêm 17/09/2024 - 30/10/2024
HIỂU VỀ ĐỒI MỒI, TÀN NHANG, NÁM DA, RỤNG TÓC & CÁCH PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
QUYỀN ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH. ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC, KHÔNG PHẢI CỦA NGÀNH CÔNG AN
XÃ HỘI GÌ ? CHỦ NGHĨA GÌ ? KHI GÁN GHÉP THÀNH “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
TỐP 10 VÀ TỐP 20 NGÂN HÀNG HOÀN THÀNH TỐT KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024 VÀ NĂM 2023 NỘP NGÂN SÁCH LỚN NHẤT
CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH UKRAINE 24 - 8
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Không nghi ngờ mặt tốt và mặt xấu của của sự vật, nhưng phải luôn cảnh giác cả hai mặt đó.
Nguyễn Quốc Minh – Doanh nhân Ngày Đêm.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm