Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007528724
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy ở Hà Nội bình luận về thái độ của đảng cộng sản Trung Quốc trước các hoạt động gần đây tại Biển Đông.Không ai được mặc cả lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông
10.08.2010 18:33

Xem hình
.." Trước hết phải có sự chuẩn bị tư tưởng cho người dân trong nước. Việt Nam muốn chung sống hòa bình, làm láng giềng tốt của Trung Quốc, nhưng vẫn phải luôn luôn cảnh giác trước chính sách bành trướng - bá quyền của Bắc Kinh.

Việt Nam cần tăng cường quan hệ với các nước Asean, các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ, các nước cùng cảnh ngộ như Nam Hàn..." - Dương Danh Dy.






Mao Trạch Đông - Đặng Tiểu Bình - Hồ Cẩm Đào.



Mưu đồ chiếm cả vùng Biển Đông của đảng cộng sản Trung Quốc.

TRUNG QUÔC SẼ PHẢN ỨNG NHƯ THẾ NÀO ?  

Các hoạt động dồn dập giữa Việt Nam và Mỹ trong vùng Biển Đông, theo giới phân tích, chắc chắc sẽ gây phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội bình luận với BBC về thái độ của Trung Quốc trước các hoạt động gần đây tại Biển Đông.

Ông Dương Danh Dy: Theo tôi được biết, bắt đầu từ tháng 3/2010, Trung Quốc đã thông báo cho Mỹ biết rằng Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Tuy nhiên tới tháng Bảy, người phát ngôn Tần Cương của Trung Quốc mới giải thích rõ ràng rằng "lợi ích cốt lõi là chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển quốc gia của Trung Quốc".

Trước kia chỉ có Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, nay thì lần đầu tiên Biển Đông được liệt vào dạng này.

Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player

Nói "lợi ích cốt lõi" có nghĩa là khi lợi ích này bị xâm phạm thì Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ. Chúng ta có thể thấy gần đây Trung Quốc đã và đang có sự chuẩn bị dư luận ráo riết ở trong và ngoài nước cho công việc này.

BBC: Thưa ông, trước các hoạt động hiện đang diễn ra giữa hải quân Việt Nam và Mỹ, ông nghĩ Trung Quốc sẽ phản ứng theo hướng nào ạ?

Ông Dương Danh Dy: Một điều có người không để ý, là Việt Nam và Hoa Kỳ đang kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Vì thế, các hoạt động trao đổi dồn dập không có gì là bất thường.

Phía Trung Quốc thì tôi nghĩ cái làm họ tức giận nhất là tuyên bố của bà Hillary Clinton mới đây tại hội nghị ARF, rằng Biển Đông liên quan lợi ích quốc gia của Mỹ.

Trung Quốc đã phản ứng, phê phán tuyên bố đó rất mạnh.

Chúng ta không nên xem thường thái độ của phái diều hâu ở Trung Quốc. Chỉ trong mấy ngày đầu tháng Tám này, các mạng chính thức của Trung Quốc như mạng Hoàn Cầu, hay Phượng Hoàng, tức trang mạng đặt ở Hong Kong nhưng cũng chịu sự quản lý của chính quyền Trung Quốc, đều có rất nhiều bài nội dung hiếu chiến.

Chẳng hạn như 'Giải quyết vấn đề Biển Đông, hạt nhân là ở Việt Nam', rồi 'Biển Đông: tài nguyên phong phú, vị trí trọng yếu, Việt Nam đang điên cuồng tranh cướp với Trung Quốc', 'Việt Nam tăng cường cướp đoạt các đảo ở Trường Sa'...

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tập trận hồi tháng 7/2010

Mạng Hoàn Cầu hôm 06/08 còn có bài viết 'Cuộc đại chiến ở Biển Đông sẽ là cuộc chiến tranh đầu tiên của Trung Quốc ở thế kỷ 21'. Có thể nói các mạng Trung Quốc hầu như ngày nào cũng có các bài về chủ đề này.

BBC: Vậy thưa ông, Việt Nam cần phải làm gì lúc này?

Ông Dương Danh Dy: Tôi nghĩ việc Hoa Kỳ có quan điểm rõ ràng về cam kết ở Biển Đông là điều rất đáng hoan nghênh.

Còn về phía Trung Quốc, tôi nghĩ họ cũng đang gặp nhiều vấn đề nội bộ, thiên tai nhân họa... mà theo quan sát của tôi thì cứ khi nào trong nội bộ đất nước họ có vấn đề thì thường họ hướng vấn đề ra bên ngoài để làm dịu bớt nhiệt ở bên trong.

Tất nhiên trong tình hình này thì Việt Nam phải có sách lược và tôi tin là những người lãnh đạo của Việt Nam có đủ bình tĩnh sáng suốt, tỉnh táo để đối phó.

Trước hết phải có sự chuẩn bị tư tưởng cho người dân trong nước. Việt Nam muốn chung sống hòa bình, làm láng giềng tốt của Trung Quốc, nhưng vẫn phải luôn luôn cảnh giác trước chính sách bành trướng - bá quyền của Bắc Kinh.

Việt Nam cần tăng cường quan hệ với các nước Asean, các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ, các nước cùng cảnh ngộ như Nam Hàn...

Chiến tranh ở Biển Đông sẽ chẳng có lợi cho ai cả, nên tốt nhất là kiềm chế, giữ hòa bình.

Nếu như Trung Quốc buộc Việt Nam thì đành phải chấp nhận, nhưng nếu có thì cuộc chiến tranh lần này sẽ không giống cuộc chiến biên giới năm 1979 vì nhân dân Việt Nam sẽ không cam chịu như cuộc chiến 1979 nữa.
NGUỒN : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100810_china_viet_us.shtml

TIN LIÊN QUAN :

Với 3.000 thanh niên Việt Nam sang dự liên hoan
tại Trung Quốc nhằm mục đích gì ? Uống sữa Trung Quốc,
bé gái 15 tháng tuổi có hiện tượng dậy thì.

Tàu sân bay Mỹ USS George Washington đậu
ngoài khơi Đà Nẵng Việt Nam.

Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc

Kế hoạch tinh vi của đảng cộng sản Trung Quốc đối với mưu đồ thôn tính Việt Nam ?

Kế hoạch tinh vi của đảng cộng sản Trung Quốc đối với mưu đồ thôn tính Việt Nam ?
[12.07.2010 19:10]
NĐ : Dân tộc Việt nam hiện nay, ý thức được rằng chừng nào Trung Quốc còn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, chừng nào Trung Quốc còn tự coi Biển đông là ao nhà của họ bất chấp luật pháp Quốc tế thì "16 chữ vàng", " 4 tốt" của đảng CS Trung Quốc... là thứ giả tạo, không thể chấp nhận.
Ông Trần Công Trục từng giữ chức trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam đã trả lời ...

                
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
" Diễn biến hòa bình và tuyên truyền của các thế lực
phản động chống Việt Nam " ?



 
  Không ai được mặc cả lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.
 
TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện khoa học Chiến lược Bộ Công an phân tích.

Tác giả: Phương Loan (ghi)

Biển Đông nổi sóng dư luận

TS Lê Văn Cương: Ngày 23/7, tại Diễn đàn ARF, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gửi đến cộng đồng 27 quốc gia thành viên bao gồm 10 nước ASEAN và 17 đối tác đối thoại. Theo đó, có 3 thông điệp lần đầu tiên Mỹ chính thức tuyên bố rõ ràng với thế giới. Một là, Mỹ coi cuộc tranh chấp chủ quyền của các quốc gia trên Biển Đông liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ.

Hai là, Mỹ tuyên bố rõ tranh chấp theo quan điểm của Hoa Kỳ là cần và có thể giải quyết bằng thương lượng hòa bình, song phương và đa phương. Các bên cần ngồi lại với nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện có để tìm giải pháp và bất kì giải pháp nào đưa ra cũng phải tính đến lợi ích của các bên liên quan. Không có bên nào được độc chiếm lợi ích ở Biển Đông. Mỹ cũng phải đối các bên sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Ba là, Mỹ yêu cầu phải đảm bảo lưu thông hàng hải, cả dân sự và quân sự trên vùng biển quốc tế tại khu vực Biển Đông. Bất kì tranh chấp nào cũng không được ngăn cản quyền tự do hàng hải của các quốc gia.

Câu hỏi đặt ra là, ba thông điệp của Mỹ có đúng và hợp lý? Phải khẳng định, yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình hoàn toàn phù hợp với Hiến chương LHQ, với cam kết xây dựng một khu vực hòa bình theo tinh thần Hiến chương ASEAN, đúng với Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, và với xu thế hòa bình, ổn định trên thế giới này. Vì thế, không ngẫu nhiên khi các nước hưởng ứng thông điệp này.
 
Yêu cầu về đảm bảo lưu thông hàng hải trên biển của Mỹ cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS đã quy định cụ thể vấn đề này. Đó là luật chung của thế giới, không có cớ nào để không áp dụng ở Biển Đông.

Như vậy, về mặt khoa học, tuyên bố của Mỹ phù hợp với pháp lý quốc tế, xu thế quốc tế, và nguyện vọng chính đáng của đa số các nước có liên quan. Vì thế, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ đã tạo nên chấn động lớn. Các nước nói hay không nói thì trong thâm tâm đều ủng hộ.

Nước phản đối gay gắt với phát biểu đó của Mỹ là Trung Quốc. Ba ngày sau tuyên bố, ngày 26/7, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc có bài xã hội: "Mỹ hi vọng kìm chế một Trung Quốc với các khả năng quân sự ngày càng gia tăng". Qua bài viết, Trung Quốc gửi thông điệp mạnh mẽ, cho rằn, tuyên bố của bà Clinton là một tuyên ngôn tấn công trực diện nhằm bao vây Trung Quốc. Tờ Global Times - Thời báo Hoàn cầu thì viết, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ "lợi ích cốt lõi" của mình ở Biển Đông, kể cả sử dụng phương tiện quân sự.

Rõ ràng, mâu thuẫn về phương pháp, cách nhìn đã xuất hiện trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Và ta cũng không nên lảng tránh một sự thật, rằng dư luận thế giới ủng hộ quan điểm của Mỹ hơn.

Vấn đề Biển Đông gây xôn xao, thậm chí nóng lên sau ARF là hiểu được, không có gì bất ngờ. Tuy nhiên, không vì thế mà sẽ dẫn đến xung đột nóng trên Biển Đông. Ai phát động việc sử dụng quân sự trên Biển Đông, người đó tự rước thảm họa vào mình.

Thực ra, Biển Đông làm nổi sóng dư luận là chính. Đó là sự cọ xát về quan điểm, mâu thuẫn về lợi ích, giữa các nước tranh chấp trực tiếp, và cả những nước trong và ngoài khu vực và có mối quan tâm. Ngay cả Trung Quốc và Mỹ có vẻ căng thẳng trong tuyên bố là thế, nhưng không vì thế mà hai nước sẽ làm đổ vỡ quan hệ. Đó chủ yếu là sự nắn gân, hù dọa lẫn nhau giữa các nước lớn mà thôi. Cán cân lợi ích không cho phép việc đổ vỡ quan hệ xảy ra.

Vấn đề quốc tế, không phải công việc nội bộ của Trung Quốc

Hơn một tuần qua, nhiều bài viết của các học giả Trung Quốc xuất hiện, nhằm nhắc nhở, khuyến cáo, vỗ về và cảnh báo các nước ASEAN: không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, và nhắc các nước cẩn thận, kéo Mỹ vào là lợi bất cập hại. Trung Quốc cho rằng nên xử lý ở cấp độ song phương, gói gọn vấn đề trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN, ngăn sự tham gia của bên thứ 3 (ám chỉ Mỹ).

Những phát biểu trên là dễ hiểu, dựa trên lập trường của Trung Quốc, rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, ngang hàng với các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương. Thực tế, trên thế giới, không ai chấp nhận quan điểm này của Trung Quốc.

Tây Tạng, Tân Cương là những vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc Trung Quốc toàn quyền xử lý. Việt Nam cũng ủng hộ chính sách một Trung Quốc, nói và hành xử đúng như vậy với Đài Loan.

Thế nhưng, Biển Đông không phải là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, mà là vấn đề khu vực và quốc tế. Trung Quốc không có căn cứ nào để nói Biển Đông là vấn đề của riêng mình. Xếp Biển Đông ngang hàng với các vấn đề Tây Tạng, Tân Cương cũng vô căn cứ như chính tuyên bố về đường ranh giới 9 đoạn cắt khúc chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông vậy.

Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 đâu chỉ dành cho khu vực Biển Đông mà được áp dụng với mọi quốc gia trên thế giới. Các nước đều tuân thủ và hưởng lợi từ luật pháp quốc tế này.
 
28 năm qua, tất cả các tranh chấp quốc tế về biển đều dựa trên UNCLOS để xử lý, không cớ gì Biển Đông lại là ngoại lệ.

Theo UNCLOS, mỗi quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều đó là hiển nhiên và không phải bàn cãi. Đó là mảnh đất đã được quốc tế cấp sổ đỏ, không một cá nhân, một quốc gia nào có thể xâm phạm. Không ai xâm phạm quyền của Trung Quốc và Trung Quốc cũng không có quyền xâm phạm quyền của Việt Nam và các nước khác.

Xếp Biển Đông vào vấn đề mang tính "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc đã va chạm mạnh với khu vực, với Mỹ và các cường quốc khác. Điều này đi ngược lại tuyên ngôn "trỗi dậy hòa bình" mà chính Trung Quốc đã cố quảng bá nhiều năm qua. Nó cũng trái với điều các lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố, về 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, trái với Hiến chương LHQ, với DOC.

Tuân thủ DOC, Biển Đông sẽ không nổi sóng

Dù tình hình Biển Đông có vẻ phức tạp, và là vấn đề phức tạp nhất, nóng bỏng nhất trong các tranh chấp biển trên thế giới, nhưng không phải không có lối thoát. Nếu các bên đều kiềm chế, tôn trọng DOC, chắc chắn Biển Đông không bao giờ nổi sóng. Một khi Biển Đông nổi sóng, không ai là người có lợi. Nước nào cố tình gây sự, tham bát bỏ mâm, dùng quân sự độc chiếm Biển Đông, họ sẽ tự hại mình.

Không giống như UNCLOS, Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông DOC không có tính ràng buộc pháp lý cao, thế nhưng, nó lại là tuyên ngôn chính trị chính thống của 11 quốc gia đã kí kết. Đó là tuyên ngôn của 11 nước với nhau và với thế giới. Dù tình hình phức tạp, không nước nào có quyền và có gan để từ bỏ DOC, bởi rút ra khỏi DOC có nghĩa là nước đó sẽ tự cô lập mình, chịu thiệt cả về chính trị, an ninh và quốc phòng. Một khi đi quay mặt với tuyên bố chính trị của mình, thế giới có ai tin được nước đó, nhất là với một nước đang trỗi dậy.

Việc tập trận trên Biển Đông, phát biểu này khác dù cứng rắn cũng chỉ là cách Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ rằng không phải việc của Mỹ tại Biển Đông, và răn đe ASEAN. Thế nhưng, từ thông điệp đến hành động quân sự, Trung Quốc sẽ còn phải cân nhắc nhiều. Nếu có hành động quân sự trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ tự tay xé DOC, đồng nghĩa với việc lột mặt nạ với thế giới. Tuyên bố "trỗi dậy hòa bình" sẽ không còn giá trị.

Không ai có quyền mặc cả về lợi ích quốc gia

Về phần Việt Nam, trong tình hình có vẻ phức tạp hiện nay, cần hết sức tỉnh táo và sáng suốt. Một mặt, Việt Nam cần tiếp tục củng cố quan hệ với Trung Quốc, nước lớn, láng giềng. Phát triển một quan hệ tốt với Trung Quốc có lợi cho Việt Nam, khu vực và cả thế giới. Đó cũng là điều mà Chính phủ Việt Nam theo đuổi hiện nay.

Tuy nhiên, tiếp tục phát triển quan hệ Việt - Trung không đồng nghĩa với việc Việt Nam từ bỏ lợi ích quốc gia của mình tại Biển Đông hay trong bất kì vấn đề gì khác. Việt Nam không bao giờ vì 16 chữ hay 4 tốt mà từ bỏ lợi ích dân tộc mình. Không ai có quyền mặc cả với bất kì người nào, nước nào về chủ quyền với "mảnh đất đã được quốc tế cấp sổ đỏ" cho Việt Nam ở Biển Đông. Việt Nam cần tạo nhận thức thống nhất, không mơ hồ trong vấn đề này.

Việt Nam coi trọng Trung Quốc, coi trọng mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với Trung Quốc nhưng nó không có nghĩa Việt Nam từ bỏ chủ quyền quốc gia.

Cũng phải nói cho rõ, Việt Nam không kéo Mỹ hay bất kì nước nào khác vào giải quyết vấn đề Biển Đông. Việt Nam chỉ ủng hộ những quan điểm phù hợp với luật pháp quốc tế và xu thế thời đại.

Việc một số báo chí Trung Quốc nói Việt Nam lôi kéo Mỹ chỉ là sự vu cáo vô lý. Việt Nam không chủ trương phe cánh, hay dựa vào ai để giữ Biển Đông, mà dựa trên luật pháp quốc tế.

Chúng ta cũng không thể đặt vấn đề Biển Đông theo hướng ASEAN một bên và bên kia là Trung Quốc, tạo sự căng thẳng không cần thiết.

Việt Nam tôn trọng và quyết tâm giải quyết vấn đề Biển Đông bằng con đường hòa bình, cả song phương, đa phương, linh hoạt theo từng vấn đề, thời điểm, trên cơ sở luật pháp quốc tế và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Việt Nam chủ trương giải quyết song phương, tận dụng đa phương và quốc tế.

Dù đa phương hay quốc tế, Việt Nam không có mục đích gì khác là giúp quốc tế hiểu đúng và rõ hơn vấn đề tại Biển Đông. Việc đa phương hay quốc tế không có nghĩa Việt Nam quay mặt lại với Trung Quốc, mà luôn nỗ lực đảm bảo và phát triển mối quan hệ song phương Việt - Trung. Đó là chính sách trước sau như một của Việt Nam, không bao giờ lôi kéo một nước thứ ba chống lại Trung Quốc. Và việc bảo vệ lợi ích dân tộc, không gian sinh tồn của dân tộc này ở Biển Đông cũng là chính sách trước sau như một, Việt Nam quyết làm bằng được.

Củng cố quan hệ song phương với Trung Quốc, đặt thẳng vấn đề Biển Đông để xử lý, Việt Nam cũng có quyền và cần chủ động giải quyết vấn đề Biển Đông song phương với các nước có liên quan. Trao đổi với các nước ASEAN, với Mỹ hay nước nào quan tâm, chia sẻ quan điểm giải quyết vấn đề hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế... là quyền và lợi ích của Việt Nam. Đó là các kênh tiếp cận khác nhau, là các bước đi nhỏ để trên cơ sở tôn trọng và nhân nhượng lẫn nhau, tiến tới tạo nên bước đi lớn, tìm giải pháp đảm bảo lợi ích công bằng ở Biển Đông.

Việt Nam cần làm điều này một cách minh bạch, công khai và dựa trên luật pháp quốc tế.

Đồng thời, cần làm cho người dân hiểu và hiểu đúng về vấn đề trên Biển Đông và quan hệ với các nước, từ đó tạo sự đồng thuận và quyết tâm, tạo sức mạnh bảo vệ chủ quyền dân tộc. Không kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thế nhưng, Việt Nam cần nói cho dân biết, cần nói đúng, nói thẳng và nói rõ cho dân, không mơ hồ. Những thông tin đưa ra phải trung thực, tôn trọng lịch sử, không xuyên tạc, bóp méo lịch sử, không để tình cảm yêu ghét can thiệp vào những thông tin mang tính khoa học để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong công cuộc đó, báo chí phải góp sức nhiều hơn nữa.

Nguồn : TheGioi/tuanvietnam.net/Khong-ai-duoc-mac-ca-loi-ich-cua-Viet-Nam-o-Bien-Dong/4688988.epi

Nguyễn Quốc Minh (Theo BBC)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận Xem thảo luận (tổng cộng: 1)


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Khi yêu, người đàn ông vẫn chưa biết những gì cần biết. Sauk hi kết hôn, anh ta đã biết một nữa những gì cần biết. Và khi ly hôn, anh ta đã biết những gì khoong nên biết.
P.PICATSO.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm