Lượt truy cập 
 Đang online 002
 Tổng số : 007653506
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Những chuyện lôm côm tại Hội nghị văn học quốc tế (tại Hà Nội từ 5-10/01/2010).
13.01.2010 05:44

Nghe chưa ???
Nghe chưa ???
Một hội nghị bàn về việc dịch văn học VN ra nước ngoài lại bị đánh giá là "loạng choạng" ngay từ khâu dịch; ngoài hành lang, đại biểu say sưa thảo luận với báo giới còn trong hội trường, diễn giả mỗi người nói một chuyện...


Những chuyện lôm côm tại Hội nghị văn học quốc tế

Một hội nghị bàn về việc dịch văn học VN ra nước ngoài lại bị đánh giá là "loạng choạng" ngay từ khâu dịch; ngoài hành lang, đại biểu say sưa thảo luận với báo giới còn trong hội trường, diễn giả mỗi người nói một chuyện...
> 'Thế giới biết rất ít về văn học Việt Nam'

Tuy mới chỉ bước sang ngày làm việc thứ hai, Hội nghị văn học quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam đã bộc lộ nhiều sự cố, bắt nguồn từ cách tổ chức thiếu chuyên nghiệp.

Thiếu chuẩn xác ngay từ cách dịch tên hội nghị?

Trên logo cũng như các tờ giới thiệu, tờ chương trình về Hội nghị, Ban tổ chức đều ghi rõ cả tiếng Việt (Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam) và tiếng Anh (International conference to Introduce Vietnam literature). Tuy nhiên, dịch giả Dương Tường cho rằng, hội nghị này "dịch sai từ tên gọi". Theo ông, đó là "cách dịch tiếng Tây theo kiểu ta". "Một hội nghị mời tới hơn 150 đại biểu nước ngoài, phần lớn là các dịch giả, mà lại dịch như thế người ta cười cho", ông nói. "Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam nên được dịch là International Conference for Propagation of Vietnamese literature". Trao đổi với VnExpress.net, dịch giả Dương Tường chỉ ra 3 điểm mà theo ông là thiếu chuẩn xác. "Thứ nhất, người nước ngoài thường không dùng "to + động từ" trong tên gọi các sự kiện, hội nghị, hội thảo… Thứ hai, từ "Introduce" không phản ánh đầy đủ tinh thần hội nghị mà Ban tổ chức muốn hướng tới là quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Thứ ba, cụm từ "Văn học Việt Nam" không thể dịch là "Vietnam Literature" mà chính xác phải là "Vietnamese Literature".

Chia sẻ với ý kiến của Dương Tường, dịch giả Hoàng Hưng cho biết: "Nói sai thì cũng không hẳn là sai. Nhưng dịch như thế nghe nôm na và quê mùa lắm".

Photobucket

Cách dịch tên hội nghị bị cho là thiếu chuẩn xác.

Tuy nhiên, khi dịch giả Phạm Xuân Nguyên nêu lên vấn đề này tại buổi Gặp gỡ các nhà văn trẻ diễn ra sáng 6/1, trong khuôn khổ hội nghị, nhà thơ Trần Đăng Khoa, thành viên Ban tổ chức cho rằng: "Tôi nghĩ, đây chỉ là sự khác nhau về quan niệm dịch thuật. Có người thích dịch thoát ý, có người lại thích dịch sát nghĩa". Trao đổi lại với dịch giả Dương Tường, ông nói: "Dù quan niệm thế nào thì cũng phải làm sao để người nước ngoài người ta hiểu tinh thần hội nghị, chứ không thể dùng cách dịch 'word by word' như thế".

Ngoài câu chuyện về tiêu đề, hội nghị còn xảy ra những sự cố gây cười chỉ vì tình trạng "nhiều đại biểu, lắm ngôn ngữ" trong khi Ban tổ chức thiếu sự chuẩn bị chu đáo.

Sáng 6/1, tại buổi thảo luận về Văn xuôi VN hiện đại, sau khi mời dịch giả Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu lên tham luận, nhà văn Hoàng Minh Tường, thành viên chủ tịch đoàn mới ngỏ lời với toàn bộ cử tọa: "Ở đây có dịch giả tiếng Trung nào không ạ?". Dịch giả tiếng Anh đồng thời cũng là chuyên gia tiếng Trung Nguyễn Liên giơ tay. Ông được mời lên dịch từ tiếng Trung ra tiếng Việt cho Chúc Ngưỡng Tu. Không ngờ, vị giáo sư người Trung Quốc nói tiếng Việt rành rọt trong sự ngạc nhiên của cả cử tọa lẫn ban tổ chức. Dịch giả Nguyễn Liên, tiện thể, được mời dịch luôn từ tiếng Việt sang tiếng Anh phục vụ các đại biểu châu Âu. Sự cố này cho thấy rõ, ban tổ chức đã không tìm hiểu kỹ về các diễn giả cũng như không chuẩn bị chu đáo dịch giả cho buổi hội thảo.

Tham luận hội nghị: chuyện ai người ấy nói

Ngày làm việc thứ hai (6/1), Ban tổ chức chia đại biểu thành các nhóm, thảo luận về 4 chủ đề lớn. Tuy nhiên, do thiếu sự tổ chức, định hướng về tham luận, các cuộc thảo luận phần lớn rơi vào tình trạng độc thoại: mỗi dịch giả nói một chuyện, ít có sự trao đổi đa chiều. Trước một số bài phát biểu quá lan man tại cuộc Gặp gỡ các nhà văn trẻ, nhà văn Võ Thị Hảo nói: "Tôi đề nghị các đại biểu đi vào những vấn đề cụ thể, chi tiết hơn, tránh để một hội nghị tiêu tốn tiền thuế của dân lại rơi vào tình trạng lãng phí".

Photobucket

Hội nghị là cơ hội gặp gỡ của các dịch giả, nhà văn đến từ nhiều nước.

Trong khi các dịch giả nước ngoài chịu khó tìm tòi giải pháp đưa văn học VN ra nước ngoài qua những bài viết như: Dịch và xuất bản văn học VN ở Thụy Điển (Styrbjorn Gustafsson); Tình hình giới thiệu văn học VN tại Hàn Quốc và bài toán của nó (Ahn Kyong Hwan), "Ông cố vấn" và tôi: về việc giới thiệu văn học VN ra nước ngoài qua một trường hợp thành công(Chúc Ngưỡng Tu)… thì một số dịch giả VN dường như coi đây là một hội thảo khoa học hơn là một hội nghị giới thiệu, quảng bá văn học Việt ra thị trường. Những tham luận nặng tính học thuật như Truyền thống và đổi mới trong văn xuôi hiện đại VN (Đặng Anh Đào), Văn chương chăm lo cho sự sống và làm cho người gần người hơn (Nguyễn Văn Hạnh), Vài nét tiếp cận lịch sử và giá trị văn xuôi VN hiện đại (Phong Lê)… tuy rất giá trị trong nghiên cứu văn chương, nhưng dường như lại trở nên khó nắm bắt cho phần lớn các dịch giả chưa am hiểu nhiều về lịch sử văn học VN.

Ở đối cực, sự bám quá sát tinh thần quảng bá, tiếp thị lại khiến cho phần đăng đàn của nhà thơ dân tộc Bùi Tuyết Mai trở nên sống sượng so với một hội nghị lớn. Khi được mời phát biểu, chị thật thà nói: "Hôm nay, tôi mang theo tập thơ mới nhất mà tôi đã tự dịch từ tiếng Mường sang tiếng Việt. Nếu các bạn yêu tôi một chút thì mong các bạn dịch sang tiếng nước các bạn. Tôi còn nhiều tập ở nhà nữa, hôm sau tôi sẽ lần lượt mang tới". Khi bị thành viên chủ tịch đoàn cắt ngang vì phát biểu quá giờ, chị không chỉ lờ đi mà còn tự ý mời thêm một dịch giả nước ngoài trước đó đã hứa dịch thơ chị lên đăng đàn phát biểu, dù anh này không có trong kế hoạch tham luận của Ban tổ chức.

Sau hai ngày làm việc, bên cạnh những thành công nhất định trong việc tập hợp được một đội ngũ đông đảo các dịch giả nước ngoài với những bài phát biểu giá trị, hội nghị quốc tế vẫn lộ ra nhiều điều bất cập trong cách tổ chức. Điều này đã được Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh tiên lượng trước khi sự kiện này diễn ra. Trong cuộc họp báo hôm 4/1, ông nói: "Hội nghị không thể không có những thiếu sót. Bởi chúng ta mới tổ chức đến lần thứ hai, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức những sự kiện thu hút nhiều đại biểu đến từ nhiều quốc gia như thế này".

Lưu Hà


Nguồn :
    
 Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Những chuyện lôm côm tại Hội nghị văn học quốc tế



Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội trong các ngày 5 – 10/1/2010. Sau khi hội nghị kết thúc, Tuần Việt Nam (TVN) của Vietnam Net đã phỏng vấn tôi. Bài đưa lên mạng ngày 12/1/2010 tôi chưa kịp đọc. Vào trang viet-studies.info thấy có link bài “Thưa ban tổ chức hội nghị, tôi chưa mấy lạc quan” là bài phỏng vấn tôi ở TVN, nhưng kích chuột vào thì lại thấy báo là không tìm thấy trang. Tôi quay về tìm lại trên TVN cũng chẳng thấy bài đâu.  Nhưng trên trang trannhuong.com đã có bài nói lại tôi (  MẤY LỜI CÙNG PHẠM XUÂN NGUYÊN  ) nhân bài phỏng vấn này. Như vậy là bài tôi trả lời phỏng vấn TVN đã được đưa lên mạng và đã bị đưa xuống, không hiểu vì lý do gì. May còn có một số trang mạng đã lấy về nên tôi đã được đọc bài phỏng vấn tôi và xin đưa lại đây.

Phạm Xuân Nguyên

Thưa Ban tổ chức hội nghị,

 tôi chưa mấy lạc quan

TVN. Hội nghị quốc tế Giới thiệu văn học Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội từ 5 – 10/1/2010. Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành hội nghị này đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về mục tiêu và kết quả, cũng như tác động của nó, tới việc đưa văn học Việt Nam ra nước ngoài. Nhân hội nghị vừa kết thúc, chúng tôi có cuộc hỏi chuyện nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (dịch giả Ngân Xuyên), đại biểu chính thức, xoay quanh hội nghị này.

Tổ chức xôm trò nhưng vẫn những người cũ, cách làm cũ

Theo ông sau khi hội nghị dịch thuật này kết thúc, văn học Việt Nam có thể có những dấu hiệu tốt tiến ra thế giới trong tương lai gần hay không?

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Tôi không mấy tin là sau hội nghị Giới thiệu văn học Việt Namlần này, văn học ta sẽ tiến triển tốt ra thế giới. Tổ chức to tát xôm trò vậy, nhưng nhìn đi nhìn lại vẫn chỉ là những người cũ, cách làm cũ. Nhưng cũng phải ghi nhận sự cố gắng của những người tổ chức mà công đầu ở đây thuộc về nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam . Cho đến tận buổi tối bế mạc hội nghị ông còn kịp thông báo là bổ sung thêm ba dịch giả nước ngoài được huy chương vì sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam . Các dịch giả (được giải bổ sung) nghe xướng tên bước lên sân khấu nhưng chưa có huy chương được trao, hỏi ra mới hay nhằm vào ngày nghỉ nên không lấy được huy chương từ Uỷ ban liên hiệp các hội văn học nghệ thuật toàn quốc.

Một điều khác nữa ghi nhận sự tiếp thu thay đổi của ban tổ chức là tên gọi hội nghị. Hôm khai mạc, hội nghị có tên gọi là Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam(được dịch là: International Conference to Introduce Vietnam Literature). Đến hôm bế mạc, tên hội nghị thành ra là Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam (được dịch là: International Conference for the Advancement of Vietnamese Literature). Sự thay đổi tên hội nghị ngay khi đang diễn ra thế này cũng là chuyện hy hữu. Điều này chắc chắn có tác động từ sự phản ánh của các đại biểu và báo giới ngay từ hôm khai mạc về việc dịch tên gọi hội nghị không chuẩn. Một hội nghị lớn về quy mô (chưa chắc đã tương đương về chất lượng và hiệu quả) dù sao cũng phải ghi nhận công của người tổ chức.

Không ít nhà văn có ý kiến rằng: bản thân nền văn học Việt Nam chưa có những tác phẩm lớn đủ sức lôi cuốn thế giới. Lẽ ra, với số tiền như vậy, HNV nên đầu tư chiều sâu hoặc có những hoạt động kích thích sáng tạo bằng nhiều hình thức. Khi đã có tác phẩm tốt thực sự thì “hữu xạ tự nhiên hương”. Ông có chia sẻ quan điểm rằng tổ chức hội nghị như thế này là ít hiệu quả, lãng phí tiền và có chút gì đó giống chủ nghĩa thành tích không?

Một mặt, nền văn học Việt Nam phải có những tác phẩm hay, xuất sắc, đủ sức lay động tâm trí độc giả thế giới, ví như tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranhcủa Bảo Ninh. Mặt khác, những người làm văn hoá và văn học phải biết cách quảng bá mình, biết cách đưa văn học nước mình ra thế giới một cách hệ thống, bài bản. Một hội nghị như thế này là cần thiết, không sợ tốn kém, nhưng vì cách làm vẫn rập khuôn, vẫn chung chung, nên hiệu quả không tương xứng, không cao. Điều này tôi đã từng lo lắng và báo động trước khi hội nghị diễn ra, và buồn thay, nó đã diễn ra như những gì được cảnh báo.

Một hội nghị giới thiệu văn học Việt Namra nước ngoài mà tất cả các tham luận dành để đọc cho mọi hội nghị nghiên cứu về văn học Việt Namđều được. Tham luận thế để làm gì ở đây? Đọc và đọc, lặp đi lặp lại những điều nhàm chán, chỉ có cái khách cần là sách đâu, các tác giả đâu, những sự giới thiệu bằng ngoại ngữ đâu, thì lại chẳng có. Chỉ tội những người phiên dịch cho các buổi thảo luận, phải dịch nhiều, dịch những điều đao to búa lớn, nhưng càng dịch thì càng khiến khách lúng túng: nền văn học Việt Nam phong phú, đa dạng vậy, to lớn hoành tráng vậy, nhưng sao trong hội nghị chẳng thấy chi cả.

Hầu hết những người tham dự hội nghị thấy rằng: hội nghị dịch thuật nhưng lại quá yếu trong khâu dịch thuật cho hội nghị? Vì sao lại xẩy ra chuyện này khi chỉ riêng Hà Nội không thiếu những dịch giả giỏi?

Đó thực là một chuyện buồn cười và đau lòng. Ngay cái tên hội nghị đã được dịch theo kiểu nghĩ tiếng Việt dịch tiếng Anh. Vì sao ư? Theo tôi, vì những người tổ chức hội nghị ưa chuyện to tát mà lại đã thiếu sự thận trọng và coi trọng nền văn học nước nhà trước bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nghị, tên gọi hội nghị đã được thay đổi và dịch lại như ở buổi bế mạc mà tôi đã nói trên. Còn như khâu dịch trực tiếp tại các cuộc hội thảo chuyên đề thì phải nói là những người dịch tiếng Anh như Nguyễn Phan Quế Mai, Phan Thanh Hảo, Nguyễn Bá Chung, Thái Bá Tân đã làm rất tốt, rất nhiệt tình, năng nổ. Ban tổ chức phải đặc biệt cám ơn các dịch giả đó.

Những người tổ chức đã thiếu coi trọng nền văn học nước nhà trước bạn bè quốc tế

Thực tế cho thấy, sau một số ngày hội nghị, một số nhà văn nước ngoài chỉ biết phát biểu cảm tưởng về lòng hiếu khách, thức ăn ngon và cảnh đẹp của VN. Thưa ông, tại sao một hội nghị lớn như thế này mà Hội nhà văn không có một tuyển tập bằng tiếng Anh những tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc nhất trong mọi thời kỳ? Vì đây chính là một trong những cách quảng bá tốt nhất văn học VN cho thế giới trong khi Nhà nước sẵn sàng cấp kinh phí để làm một việc thiết thực như thế này?

Đó chính là lý do tôi vừa nói trên: những người tổ chức hội nghị đã thiếu sự thận trọng và coi trọng nền văn học nước nhà trước bạn bè quốc tế. Được biết ban tổ chức đã dự định làm một tuyển văn, tuyển thơ in thành sách để phát cho đại biểu, vậy mà đến khi hội nghị khai mạc chẳng thấy sách đâu. Mà đó là sách tiếng Việt, nói chi đến sách dịch tiếng Anh các tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu.

Cái việc chủ yếu nhất, chính yếu nhất, cần phải làm nhất, được cấp tiền để làm, không thiếu người làm, vậy mà lại không làm hay không làm được, thế thì hội nghị để làm gì. Tình cảnh đó khiến các dịch giả nước ngoài đến hội nghị cứ nhớn nhác không có tài liệu gì trong tay ngõ hầu biết được văn học Việt Nam ra sao, thế nào.

Ngay trong buổi khai mạc hội nghị, người ta thấy các đại biểu nước ngoài ngồi trên đoàn chủ tịch không có cơ hội nghe các bài phát biểu của các đại biểu Việt Nam vì không có hệ thống nghe dịch và khi người nước ngoài nói thì các nhà văn và khách mời Việt Nam dưới hội trường cũng không hiểu họ nói gì vì không có người dịch. Thưa ông, một hội nghị như thế sẽ có tác dụng gì và theo ông vì sao Ban tổ chức lại để chuyện ấy xẩy ra?

Nhắc lại buổi khai mạc càng thêm chán, và càng không hiểu được vì sao lại ra nông nỗi đó. Một trung tâm hội nghị quốc gia, nơi được trang bị các trang thiết bị âm thanh tốt nhất, nơi có các công cụ tốt nhất cho một hội nghị quốc tế, thế nhưng cơ sự đã như anh nói đó. Mà cách thức và chương trình khai mạc càng dở nữa. Mình giới thiệu văn học nước mình thì cớ gì mời mười mấy ông nước ngoài lên chủ tịch đoàn ngồi rồi mỗi ông phát một bài ca ngợi văn học Việt Nam mà có ông thừa nhận là chưa biết gì cả. Cái màn đọc này kéo dài chán ngắt.

Trong khi buổi khai mạc chỉ cần bài phát biểu của ông chủ tịch Hội nhà văn, bài phát biểu của vị thay mặt chính phủ và một bài phát biểu của một vị khách nước ngoài nói lời cám ơn được mời đến họp, thế là xong. Càng không nên có cảnh vị đại diện chính phủ đọc xong thì vị chủ tịch hội lên cám ơn sự chỉ đạo, hứa thực hiện tốt những lời chỉ bảo. Ôi, cái bệnh công thức giết chết văn học, thủ tiêu sáng tạo!

Dịch văn học là một việc cực kỳ khó khăn. Đa số các bản dịch thành công trên thế giới đều do lớp dịch giả có ngôn ngữ mẹ đẻ là chính ngôn ngữ của văn bản gốc. Liệu những người nước ngoài, với một chút tiếng Việt nho nhỏ, hoặc kết hợp với những người Việt biết ngoại ngữ nhưng không có sự nhậy cảm của nghệ thuật có thực sự giúp quảng bá được nền văn học Việt Nam ?

Không nhất thiết người dịch phải là người bản ngữ thì mới có được những bản dịch hay. Chúng ta được đọc bao nhiêu tác phẩm hay của thế giới qua bản dịch từ nhiều thứ tiếng của các dịch giả Việt Nam đấy chứ! Vấn đề là phải làm sao có được những người nước ngoài giỏi tiếng Việt, am hiểu sâu sắc văn học Việt Nam , được cập nhật thông tin về các tác phẩm văn học Việt Nam. Nhưng đòi hỏi và chờ đợi đội ngũ dịch giả nước ngoài giỏi tiếng Việt thì quá lâu dài và hơi viển vông.

Cho nên phải tập trung cho cách làm thứ hai: tổ chức được nhiều bản dịch tiếng Anh cho các tác phẩm văn học Việt Nam, lấy cái ngôn ngữ phổ biến thế giới này làm cầu nối cho văn học Việt Nam ra thế giới. Đó lẽ ra là việc hội nghị này phải tập trung làm thật tốt thì lại chưa làm được. Trong khung cảnh đó, việc dịch giả Nguyễn Phan Quế Mai cùng hai dịch giả nước ngoài chuyển ngữ tiếng Anh hai tập thơ của Nguyễn Trọng Tạo và Trần Quang Quý kịp ra mắt trong hội nghị là một việc làm tốt, đáng khuyến khích.

Bỏ hết tham luận đi!

Nếu ông là chủ tịch Hội Nhà Văn hoặc ở một vị trí nào đó có quyền quyết định trong Hội nghị này, ông sẽ tổ chức như thế nào?

Tôi mà được quyền tổ chức hội nghị này thì tôi bỏ hết các tham luận, không cần đặt viết và đọc tham luận, chỉ để các dịch giả và các tác giả gặp gỡ, đối thoại, trao đổi thật nhiều, thật lâu quanh các vấn đề như dịch ai, dịch thế nào, có khó khăn gì, cần giúp đỡ gì, cần gặp ai, cần lấy thông tin gì. Tôi sẽ thoả mãn tối đa các yêu cầu của các dịch giả nước ngoài muốn tìm hiểu và tiếp cận văn học Việt Nammột cách cụ thể, thiết thực. Cố nhiên, trước khi hội nghị diễn ra tôi đã phải làm xong tuyển tập tiếng Anh văn, thơ Việt Nam, danh mục tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu bằng tiếng Anh để phát cho các đại biểu. Tôi sẽ nói với các dịch giả nước ngoài rằng: các vị hãy dịch văn học Việt Namđi, đó là một nền văn học có cái để dịch, như chúng tôi đã dịch văn học của đất nước các vị. Và như thế, tôi sẽ không mời vị nào đến đây để nói là tôi chưa biết gì văn học Việt Nam , tôi sẽ chỉ mời những người đã và đang làm việc cho văn học Việt Nam .

Nhưng thôi, tôi không phải là người tổ chức. Dù sao, hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam lần hai đã diễn ra, tuy không đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người, nhưng kết quả cũng có được một vài trên bàn hội nghị, còn như từ đây văn học Việt Nam ra nước ngoài thế nào thì như đã nói, tôi vẫn không lạc quan mấy. Có lẽ rồi một thời gian dài nữa, văn học Việt Nam ra nước ngoài vẫn là bằng con đường “tiểu ngạch”. Hội Nhà văn Việt Nam làm được cái hội nghị này là cố gắng lắm rồi, quá sức rồi, việc bây giờ là ở cấp nhà nước mà cụ thể là Bộ văn hoá - Thể thao- Du lịch và Bộ Thông tin - Truyền thông. Còn không, cứ đánh trống bỏ dùi thì xót tiền quá, uổng công sức của những người nhiệt tình, hăng hái cho việc này quá.

(Theo Tuần Việt Nam12/1/2010)

Tin, ảnh buồn cười nhất đầu năm 2010.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/12/2024 - 31/12/2024
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG 19-11
TIN THẾ GIỚI NGÀY 12-11-2024, ĐỀ XUẤT BÀ KAMALA DEVI HARRIS LÀM TỔNG THỐNG MỸ THAY CHO ÔNG ZOE BIDEN TRONG THỜI GIAN CÒN LẠI
CHÚC MỪNG PHỤ NỮ VIỆT NAM & TRÊN TOÀN THẾ GIỚI VUI KHỎE , GẶP NHIỀU MAY MẮN !
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01-10-2024
CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI TUYỆT VỜI. NGÀY 24-09-2024 TẠI HỘI ĐỒNG LHQ, TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN VÀ TỔNG THỐNG UKRAINE VOLODYMYR ZELENSKY ĐÃ PHÁT BIỂU LÊN ÁN MẠNH MẼ THẾ LỰC ĐỘC TÀI KHỦNG BỐ XÂM LƯỢC ĐỨNG ĐẦU LÀ PUTIN ĐANG GÂY NHIỀU TAI HỌA CHO NHÂN LOẠI.
VNG Bị Trung Quốc Thâu Tóm: Nguy Cơ Dữ Liệu Zalo Người Dùng Việt Nam | Hiểu Rõ Hơn
Tin trên Google : Ngày Đêm 17/09/2024 - 30/11/2024
HIỂU VỀ ĐỒI MỒI, TÀN NHANG, NÁM DA, RỤNG TÓC & CÁCH PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
QUYỀN ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH. ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC, KHÔNG PHẢI CỦA NGÀNH CÔNG AN

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Điều kính gì là lớn : kính thờ cha mẹ là lớn. Điều giữ gìn gì là lớn : giữ lấy thân mình không lạc về đường bất nghĩa là lớn.
Mạnh Tử.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm