Hoan hô Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái tại Việt Nam
22.08.2013 05:46
Luật sư Trần Vũ Hải
NĐ: " Theo chúng tôi, vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, đã có nhiều người đề xuất, các cơ quan chức năng và các nhà luật học hàng đầu của Việt Nam cần có những quan điểm rõ ràng căn cứ vào pháp luật Việt Nam để khẳng định luật pháp Việt Nam có cấm công dân Việt Nam tham gia và thành lập đảng khác ĐCSVN, nếu không cấm việc thành lập sẽ diễn ra như thế nào để phù hợp pháp luật Việt Nam." - Luật sư trần Vũ Hải
ĐỀ NGHỊ CHO Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ THÀNH LẬP VÀ THAM GIA MỘT ĐẢNG NGOÀI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)
Tôi là Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và 66 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, xin gửi lời chào trân trọng đến Quý Vị và xin được trình bày như sau:
Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý.
Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành và đã dự thảo Bản ý kiến gửi Quý Vị để tham khảo và cho ý kiến về vấn đề này.
Theo chúng tôi, vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, đã có nhiều người đề xuất, các cơ quan chức năng và các nhà luật học hàng đầu của Việt Nam cần có những quan điểm rõ ràng căn cứ vào pháp luật Việt Nam để khẳng định luật pháp Việt Nam có cấm công dân Việt Nam tham gia và thành lập đảng khác ĐCSVN, nếu không cấm việc thành lập sẽ diễn ra như thế nào để phù hợp pháp luật Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng, Quý Vị sẽ có ý kiến chính thức về vấn đề quan trọng này và những ý kiến này cần được công bố trên các phương tiện truyền thông.
Trân trọng. Công dân Trần Vũ Hải
BẢN Ý KIẾN VỀ THÀNH LẬP VÀ THAM GIA ĐẢNG PHÁI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
(Dự thảo)
Hà Nội, ngày 22/8/2013
Từ sau 1975 đến 1988, tại Việt Nam có 03 chính đảng hoạt động hợp pháp là Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đó là Đảng Lao động Việt Nam và tên gọi tại miền Nam là Đảng Nhân dân Cách mạng), Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã Hội Việt Nam hoạt động. Đến năm 1988, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tự giải tán. Từ đó đến nay, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chưa có đảng nào được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài ĐCSVN.
Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý. Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản sau:
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi 2001);
2. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005;
3. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và các luật sửa đổi, bổ sung bộ luật này;
4. Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1984);
5. Luật về quyền lập hội 1957;
6. Một số luật khác như: Luật Mặt trận Tổ quốc; Luật Công đoàn 2012; Luật Thanh niên; Pháp lệnh về Cựu chiến binh….;
7. Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2010/NĐ-CP; các thông tư hướng dẫn các Nghị định này.
Trên cơ sở nghiên cứu những văn bản này, chúng tôi có những ý kiến như sau:
1. Không có điều khoản nào trong Hiến pháp và các luật của Việt Nam cấm công dân Việt Nam thành lập và tham gia một chính đảng khác ngoài ĐCSVN.
2. Tuy nhiên, Điều 79 Bộ luật Hình sự có quy định trừng phạt người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Như vậy, việc thành lập hoặc tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật này. Nói cách khác, hoạt động thành lập và tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền sẽ không được coi là bất hợp pháp.
3. Về nguyên tắc đảng là một loại hội chính trị. Thành lập và tham gia một chính đảng là thực hiện quyền về lập hội, hội họp. Điều 69 Hiến pháp ghi nhận: Công dân có quyền ….hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều 22 Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 quy định: Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.
4. Pháp luật nhiều nước phân biệt giữa đảng phái chính trị và hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam (Điều 100) quy định có các loại pháp nhân như: (i) tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; (ii) tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; (iii) tổ chức khác. Không có quy định rõ trong Bộ luật Dân sự hội thuộc loại pháp nhân nào trong 03 loại pháp nhân trên.
5. Chúng tôi cho rằng một đảng phái hoặc một liên minh chính trị là tổ chức chính trị theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, không có điều khoản nào của Hiến pháp, các Luật, Điều lệ ĐCSVN khẳng định ĐCSVN là một tổ chức chính trị. Điều 9 Hiến pháp quy định Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu… Luật Mặt trận Tổ quốc cũng có quy định tương tự, nhưng không khẳng định Mặt trận tổ quốc là tổ chức chính trị (theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự). Các tổ chức chính trị – xã hội ở Việt Nam gồm: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các công đoàn (theo Luật Công đoàn), Đoàn Thanh niên cộng sản Việt Nam (theo Luật Thanh niên), Hội Cựu chiến binh Việt Nam (theo Pháp lệnh Cựu chiến binh),Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (theo Điều lệ của hội này), Hội Nông dân Việt Nam (theo Điều lệ của hội này).
6. Có vẻ như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội không được coi là hội theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Luật về Quyền lập hội 1957 hiện đang còn hiệu lực (mặc dù một số điều khoản trong Luật này thực tế đã không còn hiệu lực do không phù hợp với một số luật khác ban hành sau đó hoặc không phù hợp với thực tế hiện nay, nhưng Nghị định 45/2010/NĐ-CP vẫn căn cứ vào Luật này, tức Chính phủ vẫn coi Luật này còn hiệu lực). Điều 9 Luật về quyền lập hội quy định: Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này. Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) quy định không áp dụng đối với các tổ chức chính trị – xã hội (nêu ở mục 5 trên), các tổ chức giáo hội. Không thấy Nghị định này quy định rõ loại trừ ĐCSVN và tổ chức chính trị ra khỏi đối tượng áp dụng. Nhưng Điều 2 định nghĩa hội như sau: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Hiểu theo quy định này, đảng phái (tổ chức chính trị) không được coi là Hội. Như vậy, có thể cho rằng Luật về quyền lập hội, Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) không áp dụng cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
7. Trong khi Công đoàn, Mặt trận có luật riêng, chưa thấy có luật nào về đảng, kể cả luật về ĐCSVN. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, đảng là một tổ chức chính trị, một loại pháp nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự. Do đó, những quy định về pháp nhân, tổ chức chính trị trong Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng nếu xem xét về thành lập, tham gia một đảng chính trị.
8. Pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự được quy định như sau:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Thế nào là thành lập hợp pháp không được định nghĩa rõ trong Bộ luật Dân sự, tuy nhiên Điều 85 Bộ luật Dân sự quy định như sau: Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy có 02 loại pháp nhân được thành lập: (i) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (ii) không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức.
9. Tổ chức chính trị theo Bộ luật Dân sự thuộc đối tượng nào trong 02 loại pháp nhân được thành lập nêu trên? (Đảng có phải xin phép thành lập từ Nhà nước hay không?)
Điều 88 khoản 1 Bộ luật Dân sự quy định : Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như phân tích ở trên, không có luật nào quy định về thành lập, tham gia tổ chức chính trị ngoài Bộ luật Dân sự. Do đó, đảng (tổ chức chính trị) có cần điều lệ hay không và điều lệ này phải được một cơ quan Nhà nước công nhận hay không sẽ căn cứ chính những điều khoản trong Bộ luật Dân sự.
Trong khi loại pháp nhân (ii) nêu trong mục 4 trên được quy định tại Điều 104 Bộ luật Dân sự (pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp), theo đó pháp nhân loại này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ, thì điều 102 Bộ luật Dân sự quy định về loại pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội chỉ quy định phải có điều lệ, nhưng không quy định cơ quan nhà nước công nhận điều lệ và cho phép thành lập đối với loại pháp nhân này. Như vậy, tổ chức chính trị (và tổ chức chính trị – xã hội) phải có điều lệ nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận điều lệ, cho phép thành lập. Thực tế, ĐCSVN đã hoạt động như vậy, điều lệ của Đảng này sửa đổi nhiều lần nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận việc sửa đổi vì không có điều khoản của văn bản pháp luật nào (kể cả Bộ luật Dân sự) quy định phải có thủ tục công nhận từ Nhà nước. Nói cách khác pháp luật Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Dân sự) quy định: đảng phái (tổ chức chính trị) là loại pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của tổ chức cá nhân (không thuộc loại thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước), không phải xin phép thành lập, điều lệ không cần Nhà nước công nhận nhưng phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua.
10. Tóm lại, theo chúng tôi đảng phái (tổ chức chính trị) được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, và cần lưu ý những điểm chính sau:
a. Có sáng kiến của những cá nhân (công dân Việt Nam) đề nghị thành lập đảng.
b. Mục tiêu của đảng dự kiến thành lập không được nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
c. Các sáng lập viên (những người sáng kiến) thông qua điều lệ đảng hoặc đại hội thành lập thông qua điều lệ đảng. Đảng phải có cơ quan điều hành (Ban chấp hành), người đại diện (người đứng đầu) và trụ sở (các điều 88,89, 90, 91 Bộ luật Dân sự).
d. Việc thành lập đảng và điều lệ đảng không cần sự cho phép, công nhận từ Nhà nước.
11. Tuy nhiên những ý kiến trên là những ý kiến cá nhân của chúng tôi, dựa trên nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo Điều 91 Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Do đó, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu bản ý kiến này của chúng tôi. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý với bản ý kiến này và có cách giải thích khác về Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và những luật liên quan khác về vấn đề này, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố sớm ý kiến của mình.
Văn bản này cũng được gửi đến một số cơ quan liên quan và một số giáo sư, nhà khoa học luật hàng đầu Việt Nam (có danh sách kèm theo dưới đây) để tham khảo, xin ý kiến.
Chúng tôi hi vọng rằng sẽ nhận được ý kiến của các cơ quan hữu quan, các nhà luật học. Sau 30 ngày kể từ ngày công bố bản ý kiến (dự thảo) này, những ý kiến (nếu có) của các cơ quan hữu quan và các nhà luật học sẽ được chúng tôi công bố và tham khảo để đưa ra văn bản ý kiến cuối cùng của chúng tôi về vấn đề này.
Trân trọng.
Ký tên
Trần Vũ Hải
(Hành nghề luật sư tại 81 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội)
Dự thảo Bản ý kiến này được gửi đến:
1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang 2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng) 3. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu 4. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (Ông Trương Hòa Bình) 5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Ông Nguyễn Hòa Bình) 6. Bộ Công an (Ông Trần Đại Quang) 7. Bộ Tư pháp (Ông Hà Hùng Cường) 8. Bộ Nội vụ (Ông Nguyễn Thái Bình) 9. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Ông Phan Trung Lý) 10. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (Ông Nguyễn Văn Hiện) 11. Ông Nguyễn Như Phát – Viện trưởng ViệnNhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 12. Ông Nguyễn Đăng Dung – Giáo sư Luật Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 13. Ông Đào Trí Úc – Giáo sư Luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Bà Mai Hồng Quỳ – Giáo sư Luật – Hiệu trưởng trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 15. Ông Lê Hồng Hạnh – Giáo sư Luật, Hội luật gia Việt Nam —————
[21.08.2013 01:42] NĐ: Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/07/2013 của Chính phủ “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng” có hiệu lực ngày 01/09/2013 (gọi tắt là Nghị định
72) có những nội dung trái hoặc tiềm ẩn việc thi hành tùy tiện trái với
Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và
Chính trị và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
[31.07.2013 04:08] NĐ: Những tư duy của Tập Cận Bình không
ngoài hai chữ: Đại Hán. Bám sát chiến lược của Mao Trạch Đông, Trung
Cộng dùng thủ đoạn dương Đông kích Tây, nói một đằng làm một nẽo nhằm
thôn tính Biển Đông và các nước Đông Nam Á. Bị Philipin kiện ra tòa án
Quốc tế vì xâm lược Biển đảo, Trung Cộng vẫn bất chấp pháp luật Quốc tế
không chịu ra trước vành móng ngựa. Trung Cộng đang dùng kinh tế mua
chuộc các thế lực Nhóm lợi ích tham nhũng, tăng cường tàu chiến hiện đại
quấy rối các nước láng giềng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, uy hiếp và
đe dọa bắn phá tàu cá ngư dân Việt Nam và phá hoại sự đoàn kết các nước
Asean.
[01.09.2013 18:42] NĐ: Bà nói: "Nếu với cách thức ngăn cấm như
vậy, tôi cho là không phù hợp với yêu cầu thông tin của bạn đọc ngày
nay, của người đọc ở khắp các nơi, nhất là với hoạt động của các trang
mạng. Nó là một sự cấm đoán không cần thiết và không đúng. "Nó không
đúng với quyền thông tin của các trang mạng, cũng như quyền được thông
tin của người dân, những người hay đọc trên mạng."
[18.08.2013 20:56] NĐ: "Tôi và nhiều bạn bè đồng đội khác cho
rằng nguyên nhân chính là vai trò độc đảng của Đảng Cộng sản, không có
những lực lượng xã hội khác thực sự làm đối lập, đối trọng để giám sát,
ngăn chận sự lạm quyền, lộng quyền và các chủ trương chính sách của Đảng
Cộng sản đi ngược lại lợi ích của quần chúng, của đất nước.
[28.06.2013 02:11] NĐ: Trung Cộng dù có 73 phép thần thông đi
chăng nữa, không muốn thu hồi bản đồ đường 9 khúc hình Lưỡi Bò, thì cũng
không tránh khỏi ngọn lửa Hỏa Diêm Vương thiêu cháy. Trung Cộng ngày
càng bị cô lập trên toàn thế giới để rồi tự diệt vong. Muốn hay
không muốn, Nhân dân Trung Hoa có một thế hệ lãnh đạo mới coi trọng nhân
quyền, dân chủ, trao trả lại Hoàng Sa Trường Sa cho Việt Nam, xóa bỏ
bản đồ hình Lưỡi Bò, không gây sự các nước láng giềng và từ bỏ mưu đồ
thôn tính các nước Đông Nam Á thì lúc đó đất trời vùng biển Hoa Đông,
Biển Đông và các nước Đông Nam Á mới thực sự yên bình, thịnh vượng.
[24.06.2013 20:51] NĐ:Gần đây, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện
trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cũng ngụy biện và
mơ hồ lẫn lộn không kém gì ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, khi nêu
ra vấn đề: "NHNN không độc quyền kinh doanh vàng. Nhà nước vẫn cho kinh
doanh vàng, chỉ khác là điều kiện chặt chẽ hơn trước khi có Nghị định
24. Nhà nước chỉ độc quyền 2 cái. Thứ nhất là độc quyền xuất nhập khẩu
vàng. Thứ hai là độc quyền thương hiệu vàng" (???). Hình như ông TS. Võ
Trí Thành này, đang nằm ngủ cùng với giấc mơ : giá vàng thế giới tụt
xuống Toilet.
[12.02.2013 23:58] NĐ:
" Đón chào năm mới Quý Tỵ - 2013 chính là thời điểm để một lần nữa, mỗi
gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ
nước của các bậc tiền nhân. Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ
người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động
sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày
hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ
của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta ngày càng
thêm giàu đẹp, vững bền."
[15.12.2012 18:43] NĐ:“Bây
giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình
“chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự
phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là
việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi
chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà
được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận
động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo
lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.
[27.12.2012 20:23] NĐ:"
Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo quay lại với dân, dựa vào, kiên
quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực hiện dân chủ, tin tưởng trí thức
yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực
hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, không chỉ hữu hảo với Trung
Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi
ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ trang, giáo dục phát huy truyền
thống dũng cảm kiên cường của lực lượng vũ trang. Có như thế mới giữ
được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến lên, tránh được nguy cơ trở
thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán." - Nguyễn
Trọng Vĩnh
[06.09.2012 17:43] NĐ:
“Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường là đứa con hoang, thí dụ như ngay
vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân và cũng chưa
xác định được trách nhiệm cá nhân”. "Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết, nhân danh ổn định chính trị - xã hội" - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
NĐ: "Thống đốc NHNN
Nguyễn Văn Bình cố tình không biết thực trạng hàng loạt doanh nghiệp phá
sản và ngưng hoạt động, hàng triệu lao động không có thu nhập đang thất
nghiệp và Vàng được loại ra khỏi rổ để tính CPI, Nợ xấu chất cao, các
Doanh nghiệp ngắc ngoải không tiếp cận được vốn vay, trong khi NH lại đổ
dồn đi mua Trái phiếu Chính Phủ để tăng đạt chỉ tiêu Tín dụng cuối năm
đã làm cho Chỉ số Lạm phát tụt xuống là lẽ đương nhiên...
[26.12.2012 20:22] NĐ:
"Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói
một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số
Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong
mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm vàng làm chức năng
thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và
độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo
ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích
làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do
sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế
thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc
Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.
[24.12.2012 19:10] NĐ:
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ -
Môi trường của Quốc hội cho biết, tại kỳ họp 4 bà đã có văn bản chất
vấn Thống đốc về việc Quyết định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng
miếng SJC đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá
tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa? Vừa qua
Thống đốc đã có công văn trả lời, trong đó chỉ nói về Nghị định 24 của
Chính phủ mà không nói về Quyết định 1623.
[23.11.2012 19:46] NĐ:
Liên quan tới thị trường vàng, vấn đề đang được dư luận hết sức quan
tâm vì nhiều tháng qua giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng
mỗi lượng, Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý và
ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản
của người dân. Như vậy, những gì mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
đã làm và phát ngôn trong phiên chất vấn đang chống lại Nghị quyết của
Quốc Hội.
[16.11.2012 19:00] NĐ:"
Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện
pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính
lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất,
chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng... Tôi cho rằng công cụ
hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất
hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa
thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận
gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời
riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư
vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội
[14.11.2012 19:20] NĐ:
"Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói
một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số
Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong
mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm vàng làm chức năng
thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và
độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo
ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích
làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do
sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế
thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc
Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng
[12.11.2012 04:34] NĐ:Đó
là cẩu hỏi và cũng là câu trả lời của người dân Việt Nam hiện nay. Năm
tổ chức được NH Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng trước đây là NH
ACB, Công ty vàng NH Phương Nam, Công ty vàng NH Sacombank, Công ty vàng
NH Nông nghiệp, Công ty PNJ đã chủ động bàn giao khuôn đúc cho NH Nhà
nước TP.HCM niêm phong quản lý do họ không được sản xuất vàng miếng nữa.
Sự minh bạch này đồng nghĩa với việc dồn trách nhiệm pháp luật cho ông
thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, đang đi ngược nền kinh tế thị trường
hàng hóa là nguyên nhân làm rối loạn thị trường vàng miếng, để xảy ra
tình trạng vàng miếng giả, nhái ngày một tràn lan gây thiệt hại vô cùng
lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
[11.11.2012 02:44] NĐ:
Trong năm 2012, "Cục máu đông Nợ xấu" do các NHTM gây ra là nguyên nhân
chính băng hoại nền kinh tế Việt Nam, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN
Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới.
Đặc biệt, Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần
lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng
phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa
của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền
kinh tế thị trường hàng hóa. Muốn có cú huých để phát triển nền kinh
tế và khôi phục uy tín trong quan hệ thương mại với Quốc tế, đã đến lúc
Quốc Hội phải tiệt trừ những kẻ đứng đầu Nhóm lợi ích Ngân hàng, Giao
thông Vận tải,... nói một đằng lam một nẻo gây nguy kiệt Quốc gia Việt
Nam.
[31.10.2012 21:39] NĐ:
"Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam còn đang tranh cãi thì có thể
nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ xấu” khác thuộc phạm trù nguy
hiểm ở cả ba nhóm: Nhóm 3: dưới chuẩn về hiểu biết; Nhóm 4: khiến người
ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân nẩy mực cho nền kinh tế và;
Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái ghế." - Hiệu Minh
[31.10.2012 20:06] NĐ:
Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ
xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn
hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất
trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ
đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua
thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả
người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng
[02.11.2012 04:17] NĐ:
Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc thành lập công ty mua bán nợ xấu
mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc gì nhà nước phải lập ra công ty
đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với vai trò “bà đỡ” cho một công ty
mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã là nợ xấu thì mua với giá nào
là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng giá của “cam tốt” được.
[28.10.2012 05:17] NĐ:
Nếu quản lý tốt, có chính sách hay, người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng,
họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có
thể phát triển một thị trường vàng cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài
khoản, “vàng giấy” (người dân mua vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay
vào đó là giấy chứng nhận sở hữu vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu
quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn
chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp pháp của người dân, đó là được sở hữu
vàng.
[08.10.2012 02:48] NĐ:
"Căn bệnh Nợ xấu Ngân hàng đã di căn phát tán và thị trường Vàng miếng
độc quyền SJC đã làm băng hoại nền kinh tế Việt Nam gây ra những tổn
thất nặng nề cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị phá sản, dừng hoạt động,
Ngân sách nhà nước bị thất thu cực lớn, còn người dân thiệt hại vô cùng
trong hoang mang khi mua bán, cất trử và gửi vàng.
[05.10.2012 03:54] NĐ:
TS Phạm Đỗ Chí - nguyên Chuyên gia Kinh tế và Đầu tư cao cấp của Quỹ
tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: Tình hình hiện nay gây khó khăn, tạo tâm
lý bất ổn cho cả doanh nghiệp và một số lượng lớn dân cư giữ vàng.
Trước mắt, khi giá vàng của các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh,
người dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất và sau đó khó khăn sẽ
đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc
làm cho người lao động tham gia sản xuất vàng miếng.
[09.10.2012 23:00] NĐ:
Những chủ trương, chỉ thị, công văn, phát ngôn... đầy mu mơ của ông
Nguyễn Văn Bình từ ngày nhậm chức Thống đốc NHNN (3-8-2011) càng làm rối
rắm trong quản lý tiền tệ. Cục máu đông Nợ xấu tín dụng ngân hàng đang
phình ra và thị trường Vàng miếng đang rối loạn vênh giá nội ngoại đẩy
giá lên cao do chủ trương tai hại là độc quyền vàng miếng SJC một cách
giả tạo để nhóm lợi ích Ngân hàng hốt tiền làm giàu bất chính, làm đổ bể
hàng trăm ngàn doanh nghiệp, thất thu lớn cho ngân sách, gây thiệt hại
cho người dân trong việc mua - bán - thanh toán - cất trử - gửi tiền,
vàng là không hề nhỏ. Gần đây, Quốc tế đã xếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình
trong 10 thống đốc kém nhất Thế giới và hạ bậc một loạt các Ngân hàng
thương mại của Việt Nam, làm cho uy tín Việt Nam tiếp tục giảm sút trên
thương trường Quốc tế.
[07.11.2012 18:38] NĐ:
Trong năm 2012, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một
trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới. Từ chủ trương sai trái
độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng
trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu
sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc
NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa.
Sự phụ họa của TS. Lê Xuân Nghĩa trong bài "Tiến tới chấm dứt gửi và cho
vay ngoại tệ" trên báo Đầu tư là một sự lú lẫn đáng ngờ.
[27.12.2012 17:34] NĐ:
Không chỉ những con tàu ma khổng lồ của Vinashin & Vinalines đang
biến thành rác biển, mà nay còn hàng trăm thủy thủ Việt Nam đang lênh
đênh mắc kẹt tại các nước kêu cứu vì không tiền lương, tàu bị nợ không
hoạt động đang bị đói rét cùng cực đe dọa đến mạng sống từng ngày. Lãnh
đạo Vinashin & Vinalines cũng như Bộ sậu tham nhũng của Nhóm lợi ích
trong Vụ án kinh tế Thế kỷ XXI tại Việt Nam phải trả lời ngay trước
công luận và giải thoát gấp sự đày ải hàng trăm thủy thủ vô tội đang bị
tra tấn vì đói rét.
[05.12.2012 03:05] NĐ:
Nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng quá trời vẫn một mực cho mình
trong sạch nhưng lại luôn đổ tội cho "thế lực phản động, âm mưu diễn
biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội" là giọng lưỡi tráo trở lừa đảo
đầy tinh vi xảo quyệt của Bộ sậu giặc Nội xâm. Thế lực này đang ngồi
trên pháp luật, tung hoành đổi trắng thay đen, bắt tay với bọn bành
trướng Trung Cộng, vi phạm nhân quyền, đàn áp bắt bớ giam tù những người
dân vô tội, phá hoại nền Kinh tế - Văn hóa - Giáo dục - Xã hội Việt
Nam. Hàng trăm ngàn tỷ đồng là máu thịt của Nhân dân Việt Nam đã bị thế
lực đen đổ vào Tập đoàn Vinashin nay đang trở thành đống rác biển.
Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận.Người giỏi bày trận thì không cần đánh.Người giỏi đánh thì không thua. Người khéo thua thì không chết. Trần Hưng Đạo.
Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm