Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007626682
 
Tin tức » Kinh Doanh Hôm nay là :
Cần sớm loại bỏ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình để thay đổi tư duy về quản lý Tiền tệ & Thị trường vàng.
26.12.2012 20:22

Xem hình
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012.
Cấm vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.

 Cần sớm thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng 

Hiện thị trường vàng vẫn đang bị nhìn nhận một cách tiêu cực, phiến diện luôn gây sự bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Nghị định 24 có hiệu lực cho đến nay, sau gần nửa năm thực hiện, cơ chế quản lý thị trường vàng đã cho thấy nhiều điểm bất ổn.

 Thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính tiền tệ. Ở bất kỳ quốc gia nào cũng cần có sự quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường vàng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự quản lý của mỗi quốc gia ngoài việc đòi hỏi phải xuất phát từ điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước, còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Mục tiêu là phải đưa thị trường vàng phát triển lành mạnh và đúng hướng, gắn kết mật thiết, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Hiện thị trường vàng vẫn đang bị nhìn nhận một cách tiêu cực, phiến diện luôn gây sự bất ổn cho kinh tế vĩ mô.

Ngày 3/4/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 24/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2012, thay thế Nghị định 64/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP.

Nghị định 24 ra đời nhằm chấn chỉnh lại thị trường vàng. Nhưng từ khi nghị định 24 có hiệu lực cho đến nay, sau gần nửa năm thực hiện, cơ chế quản lý thị vàng đã cho thấy nhiều điểm bất ổn. Hoạt động của thị trường vàng trong nước xem ra vẫn chưa được như kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước, đúng như các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Thống đốc tại kỳ họp Quốc hội ngày 13/11/2012.

Những bất cập trong quản lý hiện nay

Những bất cập trong quản lý thị trường vàng có thể được nhìn nhận từ các góc độ sau: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Từ góc độ Nhà nước, Việt Nam đang quản lý thị trường vàng theo kiểu “một mình một chợ”, thiếu hội nhập và liên thông với thế giới. Cả trong quá khứ và hiện tại, trên thế giới chưa một ngân hàng trung ương nào có chính sách chỉ duy trì một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Việc quản lý này đã lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước điều tiết thị trường bằng biện pháp hành chính, mệnh lệnh (cấp giấy phép chuyển đổi, quản lý máy móc sản xuất của doanh nghiệp...), bỏ qua các yếu tố cung cầu của thị trường dẫn đến bế tắc trong sản xuất và lưu thông. Điều này đã tạo ra khan hiếm cung - cầu giả tạo.

Giá trong nước gần đây cao hơn 3-4 triệu đồng /lượng so với giá quốc tế. Trong lịch sử thế giới cũng như Việt Nam chưa từng có sự chênh lệch vô lý như vậy.

Trước đây khi các ngân hàng thương mại chưa tham gia thị trường không hề có hiện tượng đầu cơ, sốt giá cao độ như trong thời gian qua. Ngay cả trong bối cảnh siêu lạm phát những năm 1980 cũng không có hiện tượng sốt giá vàng và Nhà nước còn nhập vàng để bình ổn (Nhưng nay các nhà quản lý lại viện cớ, đổ lỗi cho mối quan hệ giữa giá vàng cao với lạm phát để bao biện cho sự bất lực trước cả 2 vấn đề này).

Việc Nhà nước sử dụng doanh nghiệp (G5+1) để can thiệp thị trường, thể hiện qua việc cho phép họ bán vàng huy động của dân mà không được nhập khẩu để trả lại lượng vàng vật chất đã bán dẫn đến tình trạng khi đóng trạng thái giải quyết thanh khoản đẩy giá vàng trong nước liên tục lên cao và chênh lệch quá lớn so với giá thế giới mà không biết đến lúc nào mới bình ổn được.

Chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh, tạo lợi nhuận và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Việc các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá vàng khi không được chuyển đổi các trạng thái vàng mua ở tài khoản sang vàng vật chất để mang về bù đắp bắt buộc phải mua vàng trong nước, kết quả là không những bản thân các doanh nghiệp này bị thua lỗ mà còn không đóng góp được cho ngân sách Nhà nước (vì thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp).

Vì vậy, việc thông qua các doanh nghiệp để bình ổn giá vàng đã không đạt giải quyết được bế tắc của thị trường và vai trò bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước không có hiệu quả.

Những biện pháp hành chính đưa ra đều chỉ có tính tình thế, đối phó cục bộ mà không có một phương tiện về mặt nghiệp vụ để giải quyết những vấn đề bất cập của thị trường, làm thui chột những công cụ tài chính đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Thế giới đang chuyển hướng từ thị trường vật chất (thị trường hàng hoá) sang thị trường tài chính với các sản phẩm đầu tư tiện ích hơn (sản phẩm phái sinh, chứng chỉ quỹ...). Trong khi đó Việt Nam vẫn chăm chăm quản lý sản xuất và kinh doanh vàng miếng. Việc quản lý như vậy đã làm cho danh mục sản phẩm tài chính bị hạn chế.

Từ góc độ tổ chức, doanh nghiệp, các doanh nghiệp không bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng không căn cứ vào bất kỳ tiêu chí luật pháp nào mà đi ngược lại quy luật tự nhiên của thị trường. Điều này đã bóp nghẹt mạng lưới phân phối đã hình thành nhiều năm trên cơ sở nguyên lý cung - cầu.

Doanh nghiệp, tổ chức bị tước đoạt những công cụ bảo hiểm rủi ro trong đầu tư và sản xuất - kinh doanh.

Từ góc độ dân cư. Việc độc quyền 1 thương hiệu khiến người dân nếu không muốn bị tước đoạt quyền sở hữu các thương hiệu vàng khác phải chấp nhận bán rẻ hơn SJC từ 2-3 triệu đồng/lượng (mặc dù chất lượng như nhau).

Người dân không có lựa chọn nào khác ngoài mua bán, đầu tư, tích luỹ bằng vàng miếng.

Từ sự quản lý như vậy là dẫn đến hệ quả chung: Thị trường vàng Việt Nam đang đi thụt lùi lại với thế giới vì thiếu những giải pháp căn cơ và mang tính chiến lược.

Thay đổi tư duy quản lý như thế nào?

Các nguyên tắc quản lý thị trường vàng cần được quán triệt:

Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách: chỉ điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo Pháp lệnh Ngoại hối, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng mà không tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất - kinh doanh thì phải để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường (Trách nhiệm của doanh nghiệp là hoạt động đúng luật, tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế). Nhà nước chỉ quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhãn hiệu như các doanh nghiệp đã đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền. Khi đã quy định điều kiện kinh doanh thì không được đẻ ra các thủ tục xin - cho, cấp giấy phép con.

Thị trường Việt Nam phải liên thông với thị trường thế giới, phải loại bỏ yếu tố giá cách biệt như hiện nay bằng các giải pháp thị trường. Cung phải gắn với cầu, tiến tới tự do hoá xuất nhập khẩu, Nhà nước chỉ điều tiết bằng chính sách thuế như các nước khác trên thế giới.

Phải dần chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng có nhiều sản phẩm phái sinh, tạo cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ bảo hiểm rủi ro và hội nhập, tiếp cận được những sản phẩm tài chính thông dụng trên thị trường quốc tế.

Đảm bảo quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức và cá nhân như quyền nắm giữ, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố... theo quy định của Pháp luật đồng thời phải hạn chế việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Quản lý thị trường Vàng phải có những giải pháp thích hợp để huy động được nguồn vàng rất lớn trong dân cư (từ 400-500 tấn) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Những biện pháp quản lý thị trường vàng

Nghiên cứu đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển gắn liền thị trường vàng với thị trường hàng hoá, thị trường tài chính phù hợp với định hướng thúc đẩy nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Không thể tách rời mà phải làm sao biến thị trường vàng thành một cấu thành của thị trường tài chính, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Tập hợp một nhóm các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế am hiểu thị trường và có kinh nghiệm triển khai sản phẩm phái sinh để tư vấn cho Ngân hàng Nhà nước.

Cần sửa đổi Nghị định 24 để loại bỏ những bất cập hiện nay. Nghị định sửa đổi này phải đề cập toàn diện hơn các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức.

Trả lại sản xuất, kinh doanh vàng miếng cho các doanh nghiệp. ngân hàng thương mại không nên đóng vai trò đầu mối kinh doanh vàng miếng mà chỉ nên triển khai các sản phẩm phái sinh (với điều kiện đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn), còn nếu muốn kinh doanh vàng miếng nên thành lập Công ty vàng độc lập, vì: Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại là cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động tín dụng, nếu để các ngân hàng thương mại trực tiếp kinh doanh vàng sẽ dễ dẫn tới các hệ luỵ: dễ đầu cơ, làm giá do có lượng vốn lớn; đặc biệt nếu được phép huy động vàng và có các nghiệp vụ cho vay, cầm cố bằng vàng, có thể xảy ra nguy cơ mất thanh khoản vàng - tiền khi không được kiểm soát chặt chẽ (trong các trường hợp có sự cố như vừa qua).

Nhà nước quản lý đầu vào là vàng nhập khẩu, vàng nguyên liệu thu mua trôi nổi trên thị trường bằng số lượng vàng miếng sản xuất ra - Theo báo cáo định kỳ của doanh nghiệp cho Ngân hàng Nhà nước và báo cáo thuế theo quy định.

Tạo lập một hệ thống phân phối trên thị trường cho phép người dân ở mọi vùng miền đều được hưởng lợi, có điều kiện giao dịch thuận lợi. Điều kiện kinh doanh vàng cho các doanh nghiệp chỉ cần quy định vốn điều lệ 10 tỷ VND thay vì 100 tỷ; Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp; có cửa hàng, mặt bằng và trang thiết bị đo lường, kiểm định vàng.

Thực hiện đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp, không cần phải có giấy phép con của Ngân hàng Nhà nước. Tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, phục vụ được đông đảo nhân dân từ thành phố đến nông thôn.

Chống vàng hoá không thể bằng giải pháp hành chính mà là phải chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản...) trên một trung tâm giao dịch tập trung.

Cần sớm nghiên cứu thành lập một Sở giao dịch hàng hoá trong đó có vàng như nhiều nước đã làm. Các thành viên tham gia phải đáp ứng những tiêu chuẩn chặt chẽ, được phép xuất nhập vàng... căn cứ quy định do Sở ban hành.

Nhà đầu tư cá nhân, tổ chức không cần phải cầm vàng đến hoặc mang vàng về mỗi lần giao dịch mà có thể ký gửi tại các trung tâm lưu ký, sẽ tiện lợi, nhanh chóng, bớt rủi ro hơn so với phương thức mua bán vàng miếng truyền thống. Giá mua, bán được ghi số trên tài khoản vàng của khách hàng, họ có thể biết ngay lãi hay lỗ khi giá vàng lên hay xuống. Điều này sẽ không phải tốn kém chi phí để nhập vàng vật chất về bán cho dân.

Cho phép thành lập các quỹ tín thác bằng vàng (ETF- Exchange Traded Fund) như một công cụ tài chính quốc tế. Chứng chỉ quỹ cũng có thể được mua bán trên Sở giao dịch sẽ khuyến khích người dân gửi vàng, bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, đầu tư thay vì nắm giữ vàng miếng.

ETF nếu được tham gia mua bán các sản phẩm forward, futures, options trên sàn thế giới, được xuất nhập khẩu vàng thì dự trữ vàng của ETF sẽ có vai trò như một quỹ bình ổn, giảm bớt áp lực cho Ngân hàng Nhà nước khi xảy ra sốt giá sẽ giúp tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

                                            NGÔ TRÍ LONG


Nguồn >>> VnEconomy, báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam

 TIN LIÊN QUAN:

Những bài viết của Nguyễn Quốc Minh, lên tiếng sớm nhất:

ẢO TƯỞNG TRONG VIỆC NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG VÀNG LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN CỦA NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012, CÓ HIỆU LỰC 25-5-2012.  [06.04.2012 21:59]

Nghịch lý về quy định độc quyền “Vàng miếng SJC” và Chỉ thị 02 về Trần lãi suất huy động 14%/năm của ông Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình.  [18.12.2011 02:14]

Cấm kinh doanh vàng miếng là sự ngu xuẩn cực độ ? [08.03.2011 03:42]

Những bài viết trên các báo gần đây:

*
THỐNG ĐỐC BÌNH CÓ MẮC CHỨNG HOANG TƯỞNG VĨ CUỒNG ? (TN) - 23-02-2013

Đừng lẫn quản lý với kinh doanh vàng - PGS.TS Ngô Trí Long, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả

NĐ:" Tôi cho rằng cần sửa đổi Nghị định 24/2012 để loại bỏ những bất cập trên thị trường. Theo đó, NHNN trả lại sản xuất, kinh doanh vàng miếng cho các DN. NHTM không nên đóng vai trò đầu mối kinh doanh vàng miếng mà chỉ nên triển khai các sản phẩm tài chính phái sinh, nếu muốn kinh doanh vàng miếng thì nên thành lập công ty vàng độc lập." - PGS.TS Ngô Trí Long










* "Siết" vàng hay "siết" dân? (Thanh niên) - 20-02-2013
* Lo lắng cho thị trường vàng ! (Tin nhanh Năng lượng mới) - 31-01-2013
* Quản lý vàng miếng nhìn từ thế giới (Báo Pháp luật) - 20/01/2013
* Không thể huy động 400 tấn vàng trong dân?  (24/24)
* Dân đổ xô đi mua vàng chỉ đóng túi thay vàng miếng (VTV1)

Ai nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố.

[15.12.2012 18:43]
NĐ:“Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.

Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp - Báo VietNam.Net. SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP THẾ NÀO - VÌ SAO PHẢI BỎ ĐIỀU 4 ?

[30.12.2012 04:07]
NĐ: - Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng bên cạnh vai trò đã xác định. Theo ông Phan Trung Lý, "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả" - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới.

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 CỦA CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN TRONG & NGOÀI NƯỚC GỬI QUỐC HỘI VIỆT NAM

[22.01.2013 01:48]
NĐ:"Việc lấy ý kiến đóng góp của toàn dân về sửa đổi Hiến pháp là một việc hệ trọng đến vận mệnh quốc gia, phải được tiến hành một cách nghiêm chỉnh, không thể tắc trách, lấy lệ. Vì vậy, thời hạn lấy ý kiến của nhân dân chỉ trong vòng ba tháng là quá ngắn, dễ dẫn đến tình trạng làm một cách hình thức cho qua chuyện. Vì vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia." - BVN


CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC TRẢ LỜI CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP MỚI NHƯ BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 CỦA CÁC CHUYÊN GIA LUẬT GƯỈ KÈM KIẾN NGHỊ CỦA CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

[24.01.2013 21:20]
NĐ: "Tôi nghĩ ảnh hưởng thì chắc chắn là có lợi cho sự phát triển của đất nước, có lợi đối với toàn dân thì rất rõ ràng. Khi chúng ta xây dựng được một bản hiến pháp dân chủ, có một hệ thống pháp luật dân chủ, một xã hội dân chủ thật sự thì không có quyền lợi chính đáng nào của người dân sẽ bị coi nhẹ, tước bỏ.

TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN BAN ĐẦU ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ?

[27.12.2012 20:23]
NĐ:" Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo quay lại với dân, dựa vào, kiên quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực hiện dân chủ, tin tưởng trí thức yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, không chỉ hữu hảo với Trung Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ trang, giáo dục phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường của lực lượng vũ trang. Có như thế mới giữ được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến lên, tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán." - Nguyễn Trọng Vĩnh

Điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam là "Cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực" - Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền (ISHR) Vũ Quốc Dụng từ Frankfurt, Đức khẳng định.

[16.01.2013 18:50]
NĐ:"Việc áp dụng điều 88 tùy tiện đến nỗi họ không biết nó sẽ phập xuống lúc nào. Bắt họ hay xử tội họ lúc nào là quyền của công an. Hiệp hội Nhân quyền quốc tế (ISHR) cho rằng việc soạn thảo một điều luật 88 mơ hồ và việc áp dụng điều 88 một cách tùy tiện là một sự cố ý, cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực và không thể xác định được một cách rõ rệt. Chính sự sợ hãi này đã bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận trên tất cả các lãnh vực từ báo chí, thông tin, truyền thông, internet, đến tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, nghiên cứu, giảng dạy ở Việt Nam chứ không phải chỉ trong lãnh vực chính trị và xã hội." - Vũ Quốc Dụng

Bà Phạm Chi Lan, góp ý sửa đổi Hiến pháp: Nên đa sở hữu đất đai

[17.01.2013 02:28]
NĐ: Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ cho rằng, muốn chắp cánh phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì nên chấp nhận hình thức đa sở hữu, bao gồm phần của Nhà nước, phần của tư nhân, của doanh nghiệp, đoàn thể, hoặc tôn giáo.


ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu

[31.10.2012 20:06]
NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng

Ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố sẽ bắt ngay cán bộ Ngân hàng tư lợi

[10.01.2013 04:16]
NĐ:Nhớ ngày nào, ông Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ mới to toe lên chức Bộ trưởng đã hét ra lửa, xử trảm tướng, phát ngôn lòe dân, nhưng té re ướt sủng cả quần, khăm khẳm đến nay, chỉ làm cho dân hít của độc, luôn mang Hộ khẩu bên người, ...

Quốc tế lên tiếng: Độc quyền vàng tại Việt Nam đi ngược kinh tế thị trường

NĐ: Theo TS Lê Đăng Doanh có những lý do để cho người dân nêu lên vấn đề quyền lợi nhóm trong áp đặt thương hiệu vàng độc quyền của Ngân hàng Nhà nước. Ai được lợi về việc độc quyền này, chắc chắn không phải là người dân, vậy câu hỏi đặt ra là các vấn đề như vậy nên đưa ra thảo luận, nên được xử lý và giải trình trong Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong thời gian gần nhất, để có các giải pháp thích hợp đối với thị trường vàng tại Việt Nam.




Đừng “đổ” cho báo chí khó khăn của ngân hàng !

[30.12.2012 20:02]
NĐ: "Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cố tình không biết thực trạng hàng loạt doanh nghiệp phá sản và ngưng hoạt động, hàng triệu lao động không có thu nhập đang thất nghiệp và Vàng được loại ra khỏi rổ để tính CPI, Nợ xấu chất cao, các Doanh nghiệp ngắc ngoải không tiếp cận được vốn vay, trong khi NH lại đổ dồn đi mua Trái phiếu Chính Phủ để tăng đạt chỉ tiêu Tín dụng cuối năm đã làm cho Chỉ số Lạm phát tụt xuống là lẽ đương nhiên.
Trước chất vấn của Quốc Hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình không thừa nhận sai lầm trong điều hành tồi tệ về quản lý Tiền tệ và Thị trường Vàng


Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngụy biện và tiếp tục chống lại Nghị quyết của Quốc Hội về quản lý vàng

[24.12.2012 19:10]
NĐ: Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội cho biết, tại kỳ họp 4 bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về việc Quyết định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa? Vừa qua Thống đốc đã có công văn trả lời, trong đó chỉ nói về Nghị định 24 của Chính phủ mà không nói về Quyết định 1623.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội

[14.11.2012 19:20]
NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012.
Cấm vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.

Quốc Hội vẫn khẳng định Nghị quyết: "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá thế giới"

[23.11.2012 19:46]
NĐ: Liên quan tới thị trường vàng, vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm vì nhiều tháng qua giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân.
Như vậy, những gì mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã làm và phát ngôn trong phiên chất vấn đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội.

*  Giá vàng trong nước vẫn ngược chiều Thế giới. (24/24):
Ngày 24/12/2012  khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn ở mức gần 5 triệu đồng.

Dường như hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản xuất

[26.11.2012 04:58]
NĐ: Chính phủ nước nào cũng mắc nợ nước ngoài. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam nợ nước ngoài lớn gấp 2,5 lần của Nga, trong khi dân số Nga đông gấp 2,5 lần dân số Việt Nam. Hiện nay, không ít con tàu ma của vinashin đang thối rửa dập dờn trên biển. Tiến sĩ Vũ Quang Việt, người từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc nói "tổng số nợ công của Việt Nam tính theo chuẩn quốc tế ở mức khoảng 129 tỷ đô la Mỹ, bằng 106% GDP năm 2011, vốn đạt gần 122 tỷ đô la.", "Có thể nói dường như hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản xuất."

Nghịch lý về quy định độc quyền “Vàng miếng SJC” và Chỉ thị 02 về Trần lãi suất huy động(14%/năm) của ông Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình.

[18.12.2011 02:14]
NĐ: ..."Thật sai lầm và bốc đồng duy ý chí khi mỗi ai đó còn nói rằng: : 'Kể từ giờ phút này trở đi, vàng SJC trở thành nhãn hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam', 'khi có điều kiện, thương hiệu vàng SJC sẽ được đổi tên thành vàng SBV (SBV là

Biến tướng c?


Ai gây ra thị trường vàng rối ren ?

[28.10.2012 05:17]
NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay, người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp pháp của người dân, đó là được sở hữu vàng.

Sự suy sụp do hảo huyền độc quyền vàng miếng SJC là không tránh khỏi 

[25.10.2012 21:43]
NĐ: Chính chủ trương tại hại của độc quyền vàng miếng SJC đã góp phần làm rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng cho Ngân sách nhà nước và làm thất thiệt vô cùng lớn cho người dân. Niềm tin dành cho vàng miếng SJC đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân dẫn đến sự

Ngừng huy động, vàng sẽ càng nóng ? 

[09.10.2012 23:00]
NĐ: Những chủ trương, chỉ thị, công văn, phát ngôn... đầy mu mơ của ông Nguyễn Văn Bình từ ngày nhậm chức Thống đốc NHNN (3-8-2011) càng làm rối rắm trong quản lý tiền tệ. Cục máu đông Nợ xấu tín dụng ngân hàng đang phình ra và thị trường Vàng miếng đang rối loạn vênh giá nội ngoại đẩy giá lên cao do chủ trương tai hại là độc quyền vàng miếng SJC một cách giả tạo để


Biết lắng nghe phản biện là rất quan trọng- Đặng Quốc Bảo.

[09.01.2011 20:13]
Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Đặng Quốc Bảo –nguyên Ủy viên T.Ư Đảng khóa IV, Trưởng ban Khoa giáo T.Ư, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn – đã chia sẻ với Báo Thanh Niên :

Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng - luật gia Lê Hiếu Đằng,trả lời Đài RFI

[30.10.2012 22:04]
NĐ: " Chúng ta phải có thói quen như thế giới hiện nay là phải tôn trọng các ý kiến khác nhau, vấn đề khác chính kiến là điều rất bình thường. Miễn là chúng ta đấu tranh trong hòa bình, không bạo lực, không gây chết chóc. Chúng tôi phản đối hoàn toàn những ai muốn gây chết chóc đổ máu.Đấu tranh bằng tiếng nói, bằng biểu tình, bằng những gì mà luật pháp đã cho phép, thì tôi nghĩ rằng Nhà nước phải tôn trọng. Nếu không, Nhà nước sẽ đẩy một số người, vì không có các hoạt động..., họ lại đi vào các hoạt động khác, nó tại hại hơn, thì lúc đó là… đó là những bất ổn chính trị hết sức nghiêm trọng." - Luật gia Lê Hiếu Đằng.

Những con tàu "ma khổng lồ" của Vinashin đang biến thành rác biển

[05.12.2012 03:05]
NĐ: Nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng quá trời vẫn một mực cho mình trong sạch nhưng lại luôn đổ tội cho "thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội" là giọng lưỡi tráo trở lừa đảo đầy tinh vi xảo quyệt của Bộ sậu giặc Nội xâm.

Nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh trả lời báo chí nước ngoài.

[06.09.2012 17:43]
NĐ: “Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường là đứa con hoang, thí dụ như ngay vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân và cũng chưa xác định được trách nhiệm cá nhân”. "Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết, nhân danh ổn định chính trị - xã hội" - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám

[18.10.2012 21:29]
NĐ: Đầu năm 2000, sau một đêm ngủ dậy, chả cần thi cử thế là hàng trăm ngàn Phó tiên sĩ thời bao cấp - XHCN, được công nhận Tiến sĩ và từ đó số lượng phong hàm PGS, GS cứ thế nhảy lên ào ào, còn luận án thì bỏ ngăn kéo, nhường cho những phát minh của mấy bác Nông dân ít chữ. Tiến sĩ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình gần đây được Quốc tế liệt vào yếu kém nhất trong 10 thống đốc Ngân hàng Thế giơi.

9.000 giáo sư Việt Nam và một lời nói dối

[17.09.2012 09:46]
NĐ: Theo số liệu của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trưởng của QH, Việt Nam có hơn 5 vạn cán bộ nghiên cứu khoa học đang “nghiên cứu” trong hơn 1.100 viện, cơ sở nghiên cứu các loại. Nhưng rút cục, đến cái máy tuốt lạc nông dân vẫn cứ phải trông vào một nhà nghiên cứu không phải giáo sư, cũng chẳng tiến sĩ khi mà nền công nghiệp của một đất nước đông giáo sư tiến sĩ như Việt Nam thậm chí còn không làm nổi một chiếc vít, theo đúng nghĩa đen của từ này, cho Canon Việt Nam.


Giáo sư toán Hoàng Xuân Phú 'điểm huyệt' Đảng Cộng sản Việt Nam

[14.01.2013 18:54]
NĐ:"Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định."
"Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết." - GS. Hoàng Xuân Phú


HOAN HÔ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

[26.08.2011 04:29]
HOAN HÔ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

NĐ: Các nhân sĩ trí thức nói chung, các nhà văn, nhà thơ nói riêng là những con người có tầm nhìn sâu xa. Không đơn giản chút nào khi họ từ chối một giải thưởng. Nổi bật đó là đồng loạt các nhà văn ưu tú đã rút khỏi giải thưởng Hồ Chí Minh. Sự từ chối đó đang hòa nhập và tác động tích cực thúc đẩy chuyển biến ý thức hệ xã hội của Việt Nam phát triển vì tự do dân chủ của loài người.Họ không muốn là nạn nhân của những "Cú đạp lịch sử". Họ đang sát cánh cùng đoàn biểu tình hô vang "Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam". Hoan hô các nhà văn đã đồng loạt rút khỏi giải thưởng Hồ Chí Minh

“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân" - Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi trả lời Đài RFA

[11.01.2013 21:07]
NĐ:" Khi chị hành động thì chị nói thật với Lâm là chị tin vào lẽ phải, tin vào số đông người. Chị đã nói người tốt còn nhiều lắm. Cũng có thể ai đó người ta lo lắng người ta nói em làm cho đài hải ngoại có thể em khai thác thế này thế kia nhưng chị không tin, vì nếu mình cứ nghĩ như thế thì mãi mãi thế giới này không bao giờ hiểu nhau hết.
Chị không sợ gì cả vì chị có chính kiến, có suy nghĩ riêng của chị. Đừng nghĩ là người ta ở nước ngoài là người ta xấu. Hiện nay Việt kiều bao nhiêu người gửi tiền gửi của về ủng hộ xây dựng đất nước, làm bao nhiêu điều lớn lao. Chị rất cảm phục, ngưỡng mộ bởi vì chị coi là người ta yêu nước bằng nhiều con đường, nhiều cách." - Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi


Bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải mới thay ông Dương Chí Dũng & Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm tiến sĩ rởm thay Dương Chí Dũng

[30.09.2012 21:24]
NĐ: Sáng 28/9/2012, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, thay mặt Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, đã công bố Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Nhật, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thay ông Dương Chí Dũng người đã bị truy nã và bị bị bắt.
Những khuất tất trong ngành GTVT được dư luận lên án, nay việc bổ nhiệm ông Nguyễn Nhật phó chủ tịch Hà Tĩnh lại càng làm cho dư luận sôi bỏng lên về Tiến sỹ rởm...

Vì sao SGK không nói rõ Hai Bà Trưng đánh giặc nào ?

[05.09.2012 18:53]
NĐ: Trước ngày nhập học (5/9/2012), cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn sách giáo khoa (SGK) còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào ?

Hóa chất độc hại phá hủy ADN, gây ung thư đang sử dụng tràn lan tại các nhà hàng ăn uống ở Việt Nam

[20.08.2012 01:51]
NĐ:Muốn bệnh ung thư thì hãy vào ăn uống tại các nhà hàng. Kinh hoàng với trò chế biến dùng hóa chất của Trung Cộng để biến Nội tạng động vật thiu thối thành "Thơm ngon" cho khách hàng ưa ăn nhậu.

 


Sự thao túng nền kinh tế Việt Nam của các nhóm lợi ích ?

[18.10.2012 18:38]
NĐ: Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục được “phong tặng” các danh hiệu nhất nhì bởi các tổ chức quốc tế. Về kinh tế, Việt Nam là nước thứ nhì ASEAN từ dưới đếm lên trong năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo báo cáo tháng 9-2012 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); tụt tổng cộng 16 bậc trong hai lần xếp hạng gần nhất của tổ chức này. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng chỉ ra rõ những cái 'nhất' khác của kinh tế Việt Nam như lạm phát, tăng trưởng tín dụng, lãi suất và tỷ lệ nợ xấu cao


“MA CHIẾN HỮU” CỦA MẠC NGÔN LÀ XUYÊN TẠC, CHỐNG VIỆT NAM - tác giả: VŨ XUÂN TỬU.

[17.10.2012 05:13]
NĐ: "Ma chiến hữu là một tác phẩm đáng lên án như vậy, tại sao Việt Nam lại cho dịch và phát hành rộng rãi. Trong khi đó, những tác phẩm trong nước thì quản lý tới mức hà khắc. Theo tôi được biết, hàng năm, Trung Quốc vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ cuộc chiến kia, nhưng phía Việt Nam lặng ngắt. Nếu bắt buộc phải đề cập, thì phải nói chệch đi là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc! Thậm chí, biểu tình phản đối Trung Quốc trắng trợn xâm phạm biển đảo, cũng bị coi là phản động và đàn áp. Có điều gì đã xảy ra ở Thành Đô khiến Việt Nam sợ hãi làm vậy, hay cũng bị “ma chiến hữu” bắt mất hồn ?"

Giải thưởng Nobel Văn học 2012 trao nhầm người ?

[12.10.2012 06:12]
NĐ: Ông Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp, là phó chủ tịch Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc và là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng).
Ông Quản Mô Nghiệp, người từng được các giải thưởng như Mao Thuẫn của Trung Quốc và đề cử giải Man Asian 2007.
Ông Quản Mô Nghiệp là người tán dương Mao Trạch Đông, ủng hộ Đặng Tiểu Bình tấn công Việt Nam và cổ vũ cho chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng sản Trung Quốc xâm lược các nước láng giềng và Biển Đông trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, ông Quản Mô Nghiệp là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Ủy ban Giải thưởng Nobel đã loan báo: "Giải Nobel Văn học năm 2012 được trao tặng nhà văn Mạc Ngôn, với văn phong kết hợp chủ nghĩa hiện thực ảo với văn học dân gian, lịch sử và đương đại."

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CHÚC MỪNG PHỤ NỮ VIỆT NAM & TRÊN TOÀN THẾ GIỚI VUI KHỎE , GẶP NHIỀU MAY MẮN !
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01-10-2024
CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI TUYỆT VỜI. NGÀY 24-09-2024 TẠI HỘI ĐỒNG LHQ, TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN VÀ TỔNG THỐNG UKRAINE VOLODYMYR ZELENSKY ĐÃ PHÁT BIỂU LÊN ÁN MẠNH MẼ THẾ LỰC ĐỘC TÀI KHỦNG BỐ XÂM LƯỢC ĐỨNG ĐẦU LÀ PUTIN ĐANG GÂY NHIỀU TAI HỌA CHO NHÂN LOẠI.
VNG Bị Trung Quốc Thâu Tóm: Nguy Cơ Dữ Liệu Zalo Người Dùng Việt Nam | Hiểu Rõ Hơn
Tin trên Google : Ngày Đêm 17/09/2024 - 31/12/2024
HIỂU VỀ ĐỒI MỒI, TÀN NHANG, NÁM DA, RỤNG TÓC & CÁCH PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
QUYỀN ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH. ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC, KHÔNG PHẢI CỦA NGÀNH CÔNG AN
XÃ HỘI GÌ ? CHỦ NGHĨA GÌ ? KHI GÁN GHÉP THÀNH “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
TỐP 10 VÀ TỐP 20 NGÂN HÀNG HOÀN THÀNH TỐT KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024 VÀ NĂM 2023 NỘP NGÂN SÁCH LỚN NHẤT
CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH UKRAINE 24 - 8

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Khi cha cho con ăn, cha con cùng cười. Khi con cho cha ăn, cha con cùng khóc.
J.F.BLADE.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm