"Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu theo Logic của Thống đốc chứ không theo Logic cuộc sống" - Đại biểu Trần Du Lịch khẳng định tại Quốc Hội.
13.11.2012 02:31
Đại biểu Quốc Hội, Trần Du Lịch
NĐ: Theo giõi qua màn hình VTV1, mỗi một cử tri quan tâm đến Nợ xấu & sự rối loạn thị trường do chủ trương độc quyền Vàng miếng SJC, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua không khỏi giật mình vì sự ngây ngô của ông Nguyễn Văn Bình - một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới, khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc Hội Việt Nam.
Sau những phút giải lao buổi sáng, khoảng 9 giờ hơn ngày 13-11-2012, các Đại biểu Quốc hội đi vào tập trung chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về thực trạng Nợ xấu và độc quyền vàng miếng SJC.
Như một bài diễn văn đã học thuộc lòng, ông Nguyễn Văn Bình nói trời, nói đất làm cho Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng phải ngắt dừng, nhắc nhở ông Nguyễn Văn Bình nói ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề mà các Đại biểu nêu câu hỏi chất vấn.
Đề cập đến nguồn vốn huy động tăng, nhưng các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh khó khăn thì số tiền đó đi đâu thì ông Nguyễn Văn Bình cho biết đến nay có 183.000 tỷ đồng các NHTM mua trái phiếu của Nhà nước. Ông Nguyễn Văn Bình còn "khuyên" đại biểu muốn biết chi tiết hãy tới NH xem Bảng cân đối Kế toán để rõ đâu là mắm, đâu là tép.
Đặc biệt vào lúc 11h10 phút cùng ngày, khi đại biểu đề cập đến việc bình ổn giá vàng trong nước với giá vàng Quốc tế, Ông Nguyễn Văn Bình khẳng định: giá vàng trong nước cao hơn giá vàng Quốc tế là do hiện tượng vàng trong nước khan hiếm bởi nguồn nhập lậu vàng đã được chấm dứt.
Các Đại biểu Quốc Hội giật mình khi nghe ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình giỏng dạc tuyên bố " NHNN không bình ổn giá vàng, nhất quyết không liên thông với giá vàng Quốc tế".
Tiếp liền với tuyên bố này, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) đứng lên chất vấn: “Về việc lý giải giá vàng trong nước và giá vàng Thế giới của Thống đốc là chưa thuyết phục.Thống đốc trả lời khôn là tốt nhưng cũng đừng nghĩ là dân không biết gì. Thống đốc nói không ảnh hưởng gì đến kinh tế vĩ mô, không có lý do gì để bình ổn giá vàng. Vậy vì sao trong Nghị quyết của QH năm 2011 yêu cầu phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệnh với giá vàng thế giới. Nghị quyết kinh tế - xã hội năm 2013 mà QH vừa thông qua cũng nêu: khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng trong nước, liên thông với giá vàng thế giới. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Với sự trả lời như trên thì Thống đốc có thực hiện Nghị quyết của QH hay không ?”.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Sau khi ban hành Nghị định 24, NHNN kiên quyết không cho nhập bất kỳ kilôgam vàng nào nữa vì môi trường pháp lý của chúng ta đã thay đổi. Những giải pháp trước đây không còn ý nghĩa thực tiễn nữa.
Thống đốc NHNN tuyên bố như vậy rõ ràng đã đi ngược lại các Nghị quyết của Quốc Hội và Chính phủ.
Đại biểu Vũ Thị Hương Sen, Hải Dương chất vấn về việc độc quyền vàng miếng SJC là đi ngược nền kinh tế thị trường hàng hóa. Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời là thực hiện lộ trình 3 bước của cuộc chiến "chống vàng hóa", từ ngày 25/5 (khi Nghị định 24 có hiệu lực) đến ngày 25/10, các tổ chức tín dụng đã mua lại của người dân hơn 60 tấn vàng, tương đương với khoảng 3 tỷ USD vàng được chuyển thành tiền đồng phục vụ phát triển nền kinh tế.
Một thực tế trớ trêu là ông Bình không thấy: do hoang mang trước chủ trương độc quyền vàng miếng của Chính phủ theo Nghị định 24, nên người dân đã đổ xô đi bán vàng phi SJC chịu thất thiệt đủ bề khi mua lại vàng SJC để cất trữ và các NHTM tranh nhau mua vàng để hoàn trả cho dân trước quy định cấm huy động vàng trước ngày 25-11-2012, nên mới có chuyện mua được 60 tấn vàng kể cả vàng giả, vàng nhái.
Trớ trêu thay cho sự kiêu ngạo, tại buổi chất vấn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự chấm cho mình là 8 điểm về vai trò điều hành NH và nếu có được giải thưởng Nobel kinh tế thì chỉ xin một nữa giải mà thôi.
Vào lúc 14 h45, đại biểu Trần Du Lịch khi phát biểu chất vấn thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã khẳng định: Những gì Thống đốc phát biểu là theo Logic của thống đốc chứ không phát biểu theo logic cuộc sống . Và chủ trương giải quyết Nợ xấu và không bình ổn giá vàng của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là sai trái gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế.
Nguyễn Quốc Minh
Video: Chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
Video: Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thừa nhận có Nhóm lợi ích NH và Nợ xấu tăng mạnh...
[06.09.2012 17:43] NĐ: “Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường
là đứa con hoang, thí dụ như ngay vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu
trách nhiệm cá nhân và cũng chưa xác định được trách nhiệm cá nhân”. "Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải
cách cần thiết, nhân danh ổn định chính trị - xã hội" - Tiến sỹ Lê Đăng
Doanh
[11.11.2012 02:44] NĐ: Trong năm 2012, "Cục máu đông Nợ xấu" do
các NHTM gây ra là nguyên nhân chính băng hoại nền kinh tế Việt Nam,
Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc
Ngân hàng kém nhất Thế giới. Đặc biệt, Từ chủ trương sai trái độc quyền
vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc
nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về
chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn
Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa. Muốn có
cú huých để phát triển nền kinh tế và khôi phục uy tín trong quan hệ
thương mại với Quốc tế, đã đến lúc Quốc Hội phải tiệt trừ những kẻ đứng
đầu Nhóm lợi ích Ngân hàng, Giao thông Vận tải,... nói một đằng lam một
nẻo gây nguy kiệt Quốc gia Việt Nam.
[07.11.2012 18:38] NĐ: Trong năm 2012, Quốc tế đã xếp Thống đốc
NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế
giới. Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi
suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng
phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa
của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền
kinh tế thị trường hàng hóa. Sự phụ họa của TS. Lê Xuân Nghĩa trong bài
"Tiến tới chấm dứt gửi và cho vay ngoại tệ" trên báo Đầu tư là một sự lú
lẫn đáng ngờ.
[02.11.2012 04:17] NĐ: Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc
thành lập công ty mua bán nợ xấu mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc
gì nhà nước phải lập ra công ty đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với
vai trò “bà đỡ” cho một công ty mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã
là nợ xấu thì mua với giá nào là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng
giá của “cam tốt” được.
[31.10.2012 20:06] NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng.
Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh
cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế
chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng
định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao
bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là
nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi
chục tỷ đồng
[11.07.2012 22:04] NĐ: Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn
sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn
sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra
trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái
hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là
buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là
một cái vuốt ve.
[28.10.2012 05:17] NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay,
người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm
ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng
cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua
vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu
vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản
thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp
pháp của người dân, đó là được sở hữu vàng.
[25.10.2012 21:43] NĐ: Chính chủ trương tại hại của độc quyền
vàng miếng SJC đã góp phần làm rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng
cho Ngân sách nhà nước và làm thất thiệt vô cùng lớn cho người dân.
Niềm tin dành cho vàng miếng SJC đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân
dẫn đến sự sụp đỗ thương hiệu SJC là không tránh khỏi . Và là cơ hội để
các thương hiệu vàng miếng khác vững vàng đi lên trong kinh doanh theo
quy luật cạnh tranh khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường hàng
hóa.
“Tôi chỉ xin nhận mình 8 điểm” - Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói vui. Cả phiên chất vấn, cho thấy ông “kiên định” với sự điều hành của mình trong sự hài lòng tự thân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các ĐBQH và cử tri đều hài lòng.
Vàng: Nghị quyết không to bằng nghị định
Câu chuyện SJC được ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết chất vấn kèm theo cụm từ “lợi ích nhóm”: Vì sao cơ chế quản lý kinh doanh vàng miếng chưa đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới? Vì sao không tập trung quản lý chất lượng vàng lại quản lý bằng nhãn hiệu (SJC) và “có vấn đề lợi ích nhóm không?”.
Bên ngoài thị trường, giá vàng SJC cao hơn các thương hiệu khác cả triệu đồng/lượng, bên trong nghị trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tự cho mình 8 điểm. Ảnh: GIANG HUY
Thực sự hùng biện, Thống đốc nêu ra hàng loạt con số “10-13 tấn vàng được buôn lậu qua biên giới mỗi năm”, “12.000 cửa hàng bán vàng như loại hàng hóa bình thường”. Ông còn nói tới việc “Ngoại tệ từ mồ hôi được phục vụ cho buôn lậu vàng”. Và đây chính là nguyên nhân của việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng.
Nếu có một tuyên bố bản chất nhất của câu chuyện vàng, thì đó là khẳng định của Thống đốc: “Thực tế giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới. Nhà nước không cấm, nhưng đây là hình thức kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích và không phải bình ổn”. Về vấn đề thương hiệu độc quyền SJC, Thống đốc cho biết do SJC đang “chiếm hơn 90% thị trường” và “cần chuẩn hóa về một loại vàng”.
Đỉnh điểm của phiên chất vấn, ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết bức xúc: “Ông đừng nghĩ dân không biết gì”. Ông Tuyết sau đó trích dẫn 2 bản nghị quyết, trong đó có nghị quyết mà QH vừa thông qua nói rõ chữ “liên thông” (với thị trường thế giới) và đảm bảo quyền lợi của người dân để thẳng thừng chất vấn thống đốc có tuân thủ NQ của QH hay không?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình mỉm cười, nói: “Chính vì thực hiện NQ 2011 của QH nên NHNN phải cho nhập 15 tấn vàng vào quý IV/2011. Giai đoạn đó chúng tôi xây dựng gần xong NĐ 24. Sau đó, chúng tôi kiên quyết không cho nhập một kilôgram vàng nào nữa. Việc đã làm không còn ý nghĩa thực tiễn nữa. Môi trường pháp lý đã thay đổi. Nghị quyết lần này có nói nhưng chúng tôi đã báo cáo xin ý kiến Chính phủ và Chính phủ đã có ý kiến với nội dung này trong dự thảo nghị quyết QH.
Cuối giờ chiều, Ủy viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ quốc gia Trần Du Lịch trích dẫn NĐ 42 phát biểu: Với những gì Thống đốc trả lời, NHNN dường như muốn tiêu diệt chứ không phải bình ổn thị trường. Cơ thể đang co giật
Việc đóng mở “chiếc van” nguồn vốn hôm qua cũng là một trong những chủ đề được chất vấn, thậm chí có phần gay gắt.
Câu hỏi lớn nhất là “tiền đâu” đã được ĐBQH Đàm Thị Hương đặt ra. Bà Hương phân tích “tăng trưởng huy động của hệ thống đạt khoảng 14%, trong khi tăng trưởng tín dụng mới chỉ được khoảng 3,36%. Vậy thì tiền đi đâu?
Theo Thống đốc, 14% quy tiền khoảng 400.000 tỉ đồng. Ông giải thích: Tăng trưởng tín dụng 3,36%, tương đương 80.000 tỉ. Ngân hàng mua 183.000 tỉ trái phiếu Chính phủ. Cộng lại là khoảng 260.000 - 270.000 tỉ đồng. NHNN còn phải hút khoảng 30.000 tỉ về vì sợ lãi suất xuống thấp.
Một nguồn khác, hiện tổng số tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại NHNN vào khoảng 100.000 tỉ đồng. Trong đó có khoảng 50.000 tỉ đồng là dự trữ bắt buộc và khoảng 50.000 tỉ đồng là “dư thừa chưa cho vay ra được”. Cộng tất cả các khoản trên, khoảng 360.000 tỉ đồng. 40.000 tỉ còn lại là tiền đảm bảo thanh toán, tiền quỹ của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng còn dư 50.000 tỉ và “đốt đuốc đi tìm DN” là một sự thật, trong khi cũng tồn tại một sự thật khác là DN vẫn kêu ca không tiếp cận được vốn.
ĐB Trần Du Lịch sau đó nhận xét: Các biện pháp siết tín dụng làm nền kinh tế thiếu máu. Ông Lịch dùng hình ảnh: Nếu cơ thể 1 ngày cần 1 lít nước mà chúng ta chỉ cho 100cc thì làm sao không co giật được. “Ở đây có trách nhiệm của điều hành” - ông Lịch kết luận. Có “lợi ích nhóm”. Hôm qua, có tới 5 chất vấn hỏi về “lợi ích nhóm”. Trước QH, Thống đốc khẳng định “Có lợi ích nhóm” trong các tổ chức tín dụng. “Ngân hàng chỉ một vài ông quyết định hết các khoản vay. Có lợi ích nhóm. Chúng tôi đã tổ chức thanh tra tại 27 tổ chức tín dụng - lớn nhất từ trước đến nay. Nhiều tổ chức bị chi phối bởi nhóm cổ đông. Nợ xấu của một số khách hàng chiếm phần lớn trong nợ xấu của các tổ chức tín dụng, có khi lên đến 90%. Nhóm khách hàng này liên quan đến BĐS làm tỉ lệ nợ xấu nhóm khách hàng gia tăng, tổ chức tín dụng cùng thua lỗ”.