Lượt truy cập 
 Đang online 002
 Tổng số : 007528702
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Khi các nhà văn bốc thơm nhau - tác giả: Nhà văn Nguyễn Thúy Ái
01.10.2012 20:54

Xem hình
Nhà văn Nguyễn Thúy Ái
NĐ:" Văn chương là một chốn mà lẽ ra phải trong trẻo, đẹp đẽ thì làng văn ngày nay cũng vô cùng rối rắm, đầy những ngõ ngách tối tăm. Hay là, khi nước nguồn bị ô nhiễm, cái “bộ lọc” chính bị hỏng thì dòng chảy nào cũng đục như nhau ?" - Nhà văn Nguyễn Thúy Ái



   
         
                     Khi các nhà văn bốc thơm nhau
Với nhiều nhà văn thực sự, họ biết quý mến tài năng của đồng nghiệp, hơn thế nữa họ còn nâng niu, tìm cách góp ý hay chỉnh sửa những sai sót nếu có và muốn giới thiệu, phổ biến tác phẩm mà theo họ là có giá trị. Đó là chuyện xưa nay không hiếm trong làng văn, nhiều cặp đôi tri âm tri kỷ mà tình cảm họ dành cho nhau làm lay động bao thế hệ yêu văn chương sau này.

Cũng nhờ những ngòi bút có tâm có tài đó mà nhiều tài năng được phát hiện và tỏa sáng trên văn đàn, với những tác phẩm hay, làm giàu sang cho đời sống văn hóa của xã hội. Cũng vì thế mà không hiếm những người cầm bút còn trẻ hay mới bước vào nghề, muốn cho ra mắt một tác phẩm thường tìm đến một nhà văn (hay nhà thơ, nhà lý luận phê bình) có uy tín để nhờ họ viết cho lời giới thiệu hay lời tựa, lời bạt, để in trong tác phẩm hay đưa lên báo … như một “con dấu vàng” đóng lên cho thêm phần danh giá, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì những lời ca ngợi của các tác giả nổi tiếng sẽ là một show quảng cáo đáng giá giúp sách bán chạy.

Điều đó cũng không có gì xấu nếu giữa lời giới thiệu của một bậc “đàn anh, đàn chị” nào đó trong giới văn chương có chút tương đồng hay ít ra cũng được chín hay tám, bảy phân so với cái “mười phân vẹn mười” mà họ ngợi ca.

Nhưng hỡi ơi, không hiếm những người đọc vì mê những lời bốc thơm ấy nên khi mua sách về đọc thì thất vọng đến nỗi như cứ từ trên chín tầng mây rơi xuống… Thì chắc cũng do cái tính cả nể của nhiều nhà văn đi trước hay nổi tiếng hơn, do nhẹ dạ hay trao đổi cái gì đó, hoặc thấy tác giả kia tội tội hay năn nỉ, ton hót, tự nhủ thôi khen cho nó sướng, sách nó bán được mà mình có mất gì thế là hào hiệp phóng bút với những mỹ từ, thậm xưng, ngoa ngôn… tuôn ra như thác lũ.

 Có một trường hợp cụ thể mới đây mà tôi biết, một nhà thơ – nhà văn nữ cao tuổi và cũng có tiếng tăm, có uy tín chưa bao giờ đánh giá cao, mà còn xem thường những sáng tác của một tác giả sồn sồn khác, dù vào nghề đã lâu, là Hội viên của nhiều Hội nhưng tác phẩm vẫn cứ tầm tầm, viết ngày càng tệ hơn và cũng chưa bao giờ sống được bằng ngòi bút.

Thế mà mới đây, thật ngạc nhiên khi nhà văn cao tuổi này ca ngợi hết lời trong một bài giới thiệu về tác phẩm mới ra của nhà văn nữ sồn sồn nọ, khiến tôi đọc mà cứ muốn té ngữa, sao người ta nói (với tôi) một đàng mà làm một nẻo vậy trời ? Đã không trung thực với chính mình, với bạn văn lại còn ngụy bạn đọc và nhất là tạo ra ảo tưởng cho người viết ấy rằng họ có tài. Mà ác thay, làm thơ viết văn là cái nghề dễ tạo ra nhiều hoang tưởng cho người hành nghề xưa nay.

Hiện nay, có những tác phẩm mới ra mà hai phần cánh gấp vào lẫn bìa sau của cuốn sách, in kín mít những lời khen của các tác giả khác nhỉnh hơn. Nhưng đọc sách xong, không hiếm người cứ ngẩn ngơ, không biết mình có mua nhầm sách không hay người ta giới thiệu nhầm! Vì giữa lời khen và độ hay của tác phẩm thật là một trời một vực. Đó còn chưa kể là có nhà văn còn viết bài tự bốc thơm tác phẩm của mình một cách mê say, “tự sướng” bằng cách so sánh mình với những tác phẩm, tác giả lừng danh khác trên thế giới rồi ký tên một nhà nghiên cứu, lý luận phê bình khác (tất nhiên là họ thân nhau). Tại sao lại có những “nhà phê bình” chịu tương tác với tác giả “mật thiết” đến như vậy cà? Có trời mà biết !

Nhưng được “bốc thơm” nhiều nhất chính là các tác giả vốn đang “thơm”, tức là đang ăn khách, cứ sách của các nhà văn này ra lò là nhiều nhà văn, nhà phê bình, nhà báo chực chờ xếp hàng để viết bài khen, dù thực tế có khi tác giả đó sức viết đã xuống, đỉnh cao của họ cũng đã qua rồi – điều này là bình thường- nhưng vẫn khen như khen “chiếc áo mới của hoàng đế”. Chắc họ tin rằng khen những nhà văn vốn nổi tiếng thì an toàn và nhất là mình cũng được thơm lây !

Nhưng cũng không hiếm khi “nội bộ xích mích” lắm nhà văn đã thẳng tay bôi đen tác giả mình từng ca ngợi. Nhưng bi hài nhất là có một nữ tác giả nọ cách đây vài năm đã gặp “tai nạn nghề nghiệp”, người ta mượn lời của những “nhà phê bình” là sinh viên, kỹ sư, cán bộ về hưu, luật sư, nhà báo … đánh chị tưng bừng trên mặt báo.

 Rồi một nhà văn nọ gọi điện đến an ủi, hứa hẹn viết bài “cứu giá”, nhưng tiếc thay nhà văn nữ nọ lại chậm hiểu, vô tư không biết cách “tạm ứng” điều mà nhà văn, nhà lý luận kia cần, thế là vốn không thiết thân cũng không thù không oán, ông ta viết bài đăng lên báo Văn Nghệ để “bồi” thêm cho nữ tác giả nọ thêm mấy đòn theo kiểu đánh hôi. Nhớ lại cái giọng tán tỉnh, đạo đức giả của nhà văn ấy nhà văn nữ nọ còn thấy rởn tóc gáy. Bây giờ bình tĩnh lại, gặp những kẻ đánh mình chị đều vui vẻ nói “Chào ân nhân !”.

Chỉ tiếc rằng có những tác phẩm có giá trị thực sự lại không được giới thiệu, được đánh giá đúng mức. Chắc tại tác giả ấy vẫn còn giữ niềm tin rằng “Hữu xạ tự nhiên hương” hoặc họ quá tự trọng, không muốn nhờ vả ai. Như cách đây ít lâu, tôi nhận được hai tác phẩm khá hay của hai đồng nghiệp, một tập lý luận phê bình của một nhà thơ nữ và tập truyện ngắn của một nhà văn lớn tuổi, viết cũng đã khá nhiều, thế mà rất ít thấy được báo chí “điểm sách”. Kể cũng thiệt cho những người cầm bút đứng đắn, tâm huyết như vậy. ..

 Và gần nhất, trong tháng 8- 2012 nổ ra một vụ bốc thơm “hoành tráng” xưa nay chưa từng có trong giới cầm bút ở VN, một sự lố bịch đã vượt khỏi mức khôi hài khi nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình chuyên nghiệp, có chức sắc trong làng văn lẫn những người ít học, ít đọc không biết chút gì về văn chương đồng loạt tụng ca những “thi phẩm” của một tay GS-TS, viện trưởng của một viện khoa học nọ “hay đến lạnh người”, là thơ thiền, thơ của “thần nhân mượn bút” … đến nỗi khiến tay “tác giả” đó đâm ra mắc bệnh hoang tưởng ở thể vĩ cuồng với biểu hiện là … gởi tác phẩm của mình đi dự giải Nobel !

Cũng may nhiều người nhận ra sự bất thường của vụ này và đã khám phá ra đó là một vụ đạo văn vô cùng thô thiển, ấu trĩ … Trong chuyện sáng tác thì người ta có thể viết hay, viết dở nhưng đạo văn là điều tối kỵ, là hiểu biết sơ đẳng nhất mà một người cầm bút nào cũng phải biết.

Nhưng tại sao hiện nay người ta tha hồ bốc thơm nhau, kể cả những thứ vô giá trị như vậy ?

Phải chăng vì thiếu vắng những “viên hoa tiêu”, những “vị nhạc trưởng” trong văn học. Đó là những nhà lý luận phê bình có tâm huyết, có trình độ, có khả năng chuyên môn và có trách nhiệm ?
 
Xin thưa, không phải như vậy. Có nhiều nhà lý luận phê bình có trình độ cao, học vấn rộng, thông minh, nhạy bén có thừa nhưng hầu hết họ thường im lặng. Một số nhà phê bình thì “sống trong sợ hãi” nên chỉ muốn yên thân, một số nhà phê bình sắc sảo hay tiến sĩ văn chương thứ thiệt thì họ rất khảnh nên chỉ “phê”, hay điểm sách, giới thiệu và “bình” khi tác phẩm đó là của những người có đẳng cấp cao, có vị trí xã hội như chủ tịch, giám đốc, tiến sĩ, giáo sư, đại gia hay những nhà văn lớn thì họ mới “thêm hoa cho gấm” ...

Còn như tình hình hiện nay ai cũng có thể là nhà phê bình, tha hồ lên tiếng “bình loạn” khi có ai đó khích hay “đặt hàng”. Thậm chí còn có tình trạng “ăn theo”, khi tác phẩm nào đó bị xem là “có vấn đề”, “sai quan điểm” là họ hùa nhau đấu tố hoặc “ném đá” mà chưa hề đọc tác phẩm đó hoặc có đọc nhưng không hiểu. Cũng có khi chỉ vì ganh ghét cá nhân nếu tác giả nào đó được đồng nghiệp quý mến, ngưỡng mộ thì họ cũng tìm cách “ném đá giấu tay” xúi người khác “chụp mũ” và huy động lực lượng để “đánh hội đồng”, tạo nên những báo động giả để cơ quan quản lý văn hóa chú ý và họ có cơ hội được lập công.

Chỉ e rằng khi nào còn tình trạng “phê bình” bát nháo như hiện nay và nhất là những người cầm bút tìm cách “liên kết” để bốc thơm nhau để hai bên đều có lợi, thì lỗ to chỉ thuộc về bạn đọc và nền văn học nước nhà khi những tác phẩm viết bằng tâm huyết không được quảng bá còn nhà văn viết dở mà vẫn ảo tưởng rằng mình viết hay và tiếp tục viết, in… để rồi bạn đọc thất vọng tới một “tột đỉnh” nào đó họ sẽ quay lưng với văn chương Việt. Có thể nói, hiện tượng bốc thơm văn thơ của nhau một cách vô trách nhiệm của một số người cầm bút chính là “thảm họa” cho nền văn chương đương đại.

Văn chương là một chốn mà lẽ ra phải trong trẻo, đẹp đẽ thì làng văn ngày nay cũng vô cùng rối rắm, đầy những ngõ ngách tối tăm. Hay là, khi nước nguồn bị ô nhiễm, cái “bộ lọc” chính bị hỏng thì dòng chảy nào cũng đục như nhau ?

                                Nhà văn Nguyễn Thúy Ái

Nguồn >>> "than huu" <thanhuucuatoi@gmail.com> gửi trực tiếp cho Ngày Đêm

TIN LIÊN QUAN:


Quốc tế lên tiếng về Hiện tượng tâng bốc thơ của giới chức Việt Nam

[26.08.2012 03:37]
NĐ: Thơ hay thường không được chấp nhận nhanh như tác phẩm đầy tranh cãi này. Thơ hay lại càng khó bán với cái giá như ông Thuận thú nhận. Phía sau những bài thơ ấy là ân oán giang hồ, là những thỏa thuận đen tối của các thế lực ngầm đang quản thúc và khống chế các ngòi viết lương thiện.
Nhưng nếu kiếm tiền bằng cách này thì chính thơ ca sẽ bị mang vào tù không có ngày ra, và phải chăng đây chính là hình phạt nặng nề nhất cho những ai đang sống về nghề viết lách ?

Chân tướng kẻ đạo văn mang danh GS.TS Hoàng Quang Thuận ?

[26.08.2012 18:30]
NĐ: "Thiết nghĩ những lời từ bi nói trên cũng sẽ được so sánh: nếu không phải là tiến sĩ thì tiến sĩ nó cũng tự rụng đi, nếu không phải là giáo sư thì giáo sư cũng tự rơi đi, nếu không phải là viện trưởng thì viện trưởng nó cũng tự mất đi. Nếu không phải là quan chức thì cái hào quang ăn theo quan chức cũng sẽ tự mất đi… Còn nếu không phải công chức viên chức … thì hãy nộp hồ sơ thi viên chức, công chức theo tiêu chuẩn luật định." - Đà Nhân.
Đã đến lúc các ngành chức năng khởi tố vụ án, làm rõ sự thật về những trò bịp bợm của Hoàng Quang Thuận, để xóa đi những xấu xa mà Y cùng đồng bọn gây ra "Hiện tượng tâng bốc thơ của giới chức Việt Nam" chạy theo ý thức hệ của Trung Cộng.

SỰ NGUY HIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG HOÀNG QUANG THUẬN: LỪA ĐẢO ĐẦY TỰ TIN ? - tác giả Nhà văn Phạm Viết Đào. BÀN THÊM VỀ CÁI GỌI LÀ "HIỆN TƯỢNG THƠ HOÀNG QUANG THUẬN"- tác giả GS.Nguyễn Huệ Chi.

[19.08.2012 02:50]
NĐ: "Thế thì tại sao y lại dám bỏ tiền cho dịch sang tiếng Anh gửi đi Thụy Điển để dự tranh giải Nobel, mời cả những ông Tây ông Mỹ, lừa chiếm dụng cả danh của cả tổng thống Pháp, rồi Tổng thống Clinton để lobby cho loại thơ chưa sạch nước cản của y ?" - Nhà văn Phạm Viết Đào.
" Nếu có gì đáng gọi là kỳ quặc về việc một hội như Hội Nhà văn Việt Nam mà lại mở một hội thảo về Thi vân Yên Tử thì nói cho cùng chính là ở chỗ ấy. Nó góp phần vào tình trạng bát nháo của văn đàn cũng như vô cùng bát nháo trong xã hội chúng ta trong thời buổi trắng đen lẫn lộn hiện nay." - GS.Nguyễn Huệ Chi.
 
 

Cuốn sách “Thi vân Yên tử” của GS.TS Hoàng Quang Thuận là ăn cắp văn xuôi của Nhà văn Trần Trương mà lại được Hội Nịnh ra rả rối rắm tổ chức Hội thảo rùm beng dậy ?

[16.08.2012 05:02]
NĐ: "Thế mà cả một bộ máy tuyền truyền và cả nền ngoại giao (nguyên bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Di Niên, thứ trưởng ngoại giao đương nhiệm Nguyễn Thanh Sơn), từ báo Nhân Dân, Đài truyền hình VN đến hàng trăm tờ báo lề phải, cùng rất nhiều cán bộ cao cấp hè nhau tụng ca một tập thơ dở nhất nước, một tập thơ ăn cắp (văn xuôi của Nhà văn Trần Trương) của Hoàng Quang Thuận là kiệt tác, là Tagore Việt Nam, là thơ thần thơ thánh, là nhất định phải tuyền truyền hết cỡ, dù tốn hàng trăm tỉ đồng để tập thơ dở nhất thế giới này, tập thơ ăn cắp này phải giành giải thưởng Nobel…


Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

NHỚ VỀ ĐỨC THỌ QUÊ MÌNH - VIDEO CLIP : CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ KỶ NIỆM 40 NĂM TRƯỜNG CẤP 3 ĐỨC THỌ.

[11.12.2010 20:04]
"Dân tôi ngàn năm khó nhọc
Mà sống chắt chiu trong nghĩa tình".

ngay-dem.com,trân trọng gửi tới các bạn và thầy cô giáo trường cấp 3 Đức Thọ Hà Tĩnh tác phẩm "Nhớ về Đức Thọ quê mình" chương trình Văn nghệ đặc sắc cây nhà lá vườn trong dịp Kỷ Niệm 40 năm thành lập trường.
Kính chúc các thầy cô giáo và các bạn học trò trường Cấp 3 Đức Thọ ( nay là trường THPT Đức Thọ) luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn - Nguyễn Quốc Minh.

CÁI DAO SỨT CHUÔI - Chuyện thật như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[22.08.2010 06:32]
... Đi được một quãng, tôi nhìn lại thấy cụ già đưa cái dao sứt chuôi ra mài và mỗi lấn ai đi qua lại ngước mắt chào.

TỐP "8-3" Ế CHỢ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[01.03.2011 05:10]
Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành.
Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ .
Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !

Bài ca bên Innova Toyota ! - thơ Nguyễn Quốc Minh

[21.06.2010 08:26]
...Innova đon đả
Đường xa ta bên nhau
Nhịp cầu nối liền
Ngày Đêm vui chứng khoán...

Hai cô đồng nát - Truyện Clíp của Nguyễn Quốc Minh.



[07.11.2008 13:13]
Đắn đo . Suy tính . Phủ quyết đói nghèo . Hai cô cộng lại . Vừa tròn sáu mươi . Chạy ngược . Chạy xuôi . Mua gom . Báo cũ . Trở thành đồng nát . Hai cô chỉ cười . Bốn cặp má tươi . Bù cho đi học . Cổ cao ba ngấn . Giây vàng mười lủng lẳng . Trời mưa . Trời nắng . Bốn cặp gót hồng . Bốn quả đào tươi . Bốn môi roi rói . Hai mông tròn tròn . Luôn vui chào hỏi ...

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Biết khiêu khích mà không daanj, nếu không phải là người đại lượng thì tất là kẻ sâu hiểm.
LƯU PHÂN.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm