Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung cộng) kéo sự chú ý của dư luận khỏi những rối ren nội bộ
31.07.2012 18:09
Hồ Cẩm Đào
CNN dẫn lời chuyên gia Mỹ Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến lược “chuyển lửa ra ngoài” nhằm kéo sự chú ý của dư luận trong nước khỏi những sự kiện rối ren trong nội bộ với việc dựng lên những kẻ thù bên ngoài. Nhà phân tích này dẫn chứng hàng loạt sự kiện, như vụ Trung Quốc leo thang đối đầu với Philippines ở bãi cạn Scarborough, “rao bán nhà hàng xóm” khi mời thầu khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam, xua 30 tàu cá tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thành lập “thành phố Tam Sa” và đưa quân đồn trú ở Hoàng Sa...
Trung cộng đồng nghĩa với xâm lược đất đai, biển đảo của các nước láng giềng. Trung cộng đã và đang trở thành chế độ độc tài, phát xít nhất trên toàn cầu, đang bị nhân loại yêu chuộng hòa bình lên án và thế giới cô lập. Nội bộ của Trung cộng đang xấu xé lẫn nhau để dành quyền lực đàn áp bóc lột người dân Trung Quốc hết sức tàn nhẫn. Phong trào biểu tình phản đối của nhân dân lao động chống lại thể chế, ý thức hệ của Trung cộng ngày càng dâng cao. Hiện nay, trên Thế giới, sau sự sụp đổ của Liên Xô, chỉ còn 5 nước có đảng cộng sản đi theo ý thức hệ của Trung cộng.
"Chúng ta phải giành cho được Đông-nam châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam,
Thái Lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a, và Xin-ga-po... Một vùng như Đông nam
châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém
cần thiết để chiếm lấy... Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta
có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta
sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô - Đông Âu, gió Đông sẽ thổi
bạt gió Tây..."- Mao Trạch Đông.
Ảnh từ trái sang: Sitalin-Mao Trach Đông-Phidel-Hồ Cẩm Đào & Kim Jong IL-Kim Jong UL-Nông Đức Mạnh-Nguyễn Phú Trọng-Chum ma ly Xay nha xỏn
Bản đồ hình Lưỡi Bò 9 khúc bành trướng của Trung Cộng
Trung Quốc “chuyển lửa ra bên ngoài”
TT - Những động thái hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông đang vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế.
Tàu Trung Quốc kết thành bè để chống tàu công vụ của các nước khi đến đánh bắt cá ở các vùng biển xung quanh - Ảnh: chinanews.com
Tân Hoa xã mới đây đưa tin số quân đồn trú ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lên tới 10.000 người. Đơn vị đồn trú này có thể sẽ được trang bị khí tài ngang với tiêu chuẩn chính quy của quốc gia, nghĩa là sẽ có cả xe tăng thiết giáp, các loại cơ giới chiến đấu đổ bộ và trực thăng.
Mỹ là quốc gia phương Tây đầu tiên chính thức phản ứng việc thành lập “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc. “Chúng tôi vẫn lo ngại liệu có nên có bất kỳ hành động đơn phương kiểu như thế hay không. Hành động của Trung Quốc xem chừng là muốn đẩy tình hình vào chuyện đã rồi. Chúng tôi từng nhiều lần nói rằng chỉ có thể giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại và ngoại giao phối hợp giữa các bên” - Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland.
Đánh lạc hướng dư luận
Trước đó, các thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry, Richard Lugar, John McCain, Jim Webb, James Inhofe và Joe Lieberman đã lên tiếng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc trở lại bàn đàm phán và giải quyết tranh chấp biển Đông theo con đường hòa bình. Tạp chí Forbes cho biết các nghị sĩ Mỹ thậm chí còn đưa ra một nghị quyết kêu gọi Trung Quốc và ASEAN cùng hợp tác hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) và kiềm chế ứng xử để tránh làm tình hình thêm phức tạp hay leo thang tranh chấp trên biển Đông.
CNN dẫn lời chuyên gia Mỹ Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến lược “chuyển lửa ra ngoài” nhằm kéo sự chú ý của dư luận trong nước khỏi những sự kiện rối ren trong nội bộ với việc dựng lên những kẻ thù bên ngoài. Nhà phân tích này dẫn chứng hàng loạt sự kiện, như vụ Trung Quốc leo thang đối đầu với Philippines ở bãi cạn Scarborough, “rao bán nhà hàng xóm” khi mời thầu khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam, xua 30 tàu cá tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thành lập “thành phố Tam Sa” và đưa quân đồn trú ở Hoàng Sa...
Vẫn theo nhà phân tích này, trong khi công chúng Trung Quốc đang hoang mang về vụ Bạc Hi Lai thì việc đối đầu với Philippines ở bãi cạn Scarborough là lựa chọn tốt nhất để Bắc Kinh hướng dư luận trong nước ra bên ngoài. Bắc Kinh một lần nữa lựa chọn con đường sử dụng cơ bắp đối với các nước láng giềng trên biển, chấp nhận “bán láng giềng gần” để mua sự yên ổn nội bộ.
Lại vừa ăn cắp vừa la làng
Trong những ngày qua, các quan chức cấp cao trong quân đội, tình báo và các cơ quan hải dương Trung Quốc vẫn liên tục lên tiếng hối thúc Bắc Kinh phải có “hành động mạnh mẽ hơn” để khẳng định chủ quyền ở biển Đông. Các quan chức này “đổ thừa” chiến lược “trọng tâm” châu Á của Mỹ là nguyên nhân gây căng thẳng trên biển Đông.
Tại Diễn đàn hòa bình thế giới tổ chức ở Bắc Kinh, Chu Thành Hổ, một quan chức quân đội được mô tả là “diều hâu” nhất, người từng ngang nhiên bác bỏ mọi quyền lợi của các nước ở biển Đông, đã lố bịch tuyên bố: “Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền ở biển Đông là vô lý và bất hợp pháp. Nam Hải (biển Đông) thuộc về Trung Quốc”.
Một số quan chức “diều hâu” khác như chủ tịch Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc Thôi Lập Như và tướng quân đội La Viện cũng “đồng thanh tương ứng” khi đòi sử dụng vũ lực ở biển Đông bất chấp mọi lẽ phải. “Trung Quốc đang đối mặt với những nước láng giềng hung hăng là Việt Nam và Philippines” - Từ Chí Dung, lãnh đạo cơ quan ngư chính Trung Quốc, thản nhiên tuyên bố.
MỸ LOAN
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi đoàn kết nội bộ
Từ trái sang: Sitalin-Mao Trạch Đông-Phiden-Hồ Cẩm Đào & Kim Jong IL-Kim Jong UL-Nông Đức Mạnh-Nguyễn Phú Trọng-Chum ma ly Xay nha xỏnTrong bài phát biểu trước giới lãnh đạo đảng mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi nội bộ thống nhất, đoàn kết để đối mặt với “những thử thách chưa từng có cả tình hình trong và ngoài nước”.
Bài phát biểu ngày 24-7 của ông Hồ Cẩm Đào đã được tất cả các tờ báo lớn tại Trung Quốc đăng tải. ”Chúng ta phải kiên định đi theo con đường đúng đắn do đảng và nhân dân đã vạch ra và không được phép nao núng trước bất kỳ hiểm nguy nào, không được phân tâm trước bất kỳ sự can thiệp nào” - Tân Hoa xã trích lời ông Hồ Cẩm Đào.
Đề cập đến bài phát biểu này, Reuters dẫn lời chuyên gia Ngô Tư, tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu tại Bắc Kinh, bình luận ông Hồ Cẩm Đào muốn nhấn mạnh vào sự đồng thuận. “Đại ý ông Hồ Cẩm Đào muốn nói rằng cần phải duy trì sự đồng thuận giữa những ồn ào vừa qua”.
Giới quan sát phương Tây nhận định sau khi cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai, người từng là ứng cử viên cho một vị trí trong Bộ Chính trị sau đại hội đảng tháng 10, bị điều tra thì cú ngã ngựa của ông ta và bà vợ Cốc Khai Lai phần nào hé lộ những vấn đề trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc.
[25.07.2012 18:29] NĐ: Người dân yêu nước Trung Hoa và người
dân yêu nước Việt Nam đều cùng mong muốn sống trong hòa bình, tự do, dân
chủ và nhân quyền, bảo vệ toàn bộ lãnh thổ, không xâm lược. Còn Đảng
cộng sản Trung Quốc thì hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân
hai nước Việt - Trung.
[05.07.2012 18:37] NĐ: Hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và
bán chính thức của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 đều chỉ vẽ lãnh thổ
Trung Quốc đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ”
xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản
1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam,
và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực
nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính
xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 18o13’
bắc.
[17.07.2012 19:04] NĐ: Trước thông tin Trung Quốc phê chuẩn
việc thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần
đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, ngày 21.6.2012, người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ quyết định này. Chủ tịch
TP.Đà Nẵng và Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũng nhấn mạnh: “Quyết định này vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý”
[10.07.2012 21:26] NĐ: Việt Nam đang kẹt giữa nhiều làn đạn.
Một bên là hệ tư tưởng Cộng sản, một bên là biển Đông đang dậy sóng, mặt
khác muốn hội nhập để quốc gia mạnh lên nhờ kinh tế thị trường có định
hướng XHCN. Xem chừng chưa có lối thoát nào. Tam giác Nga-Mỹ-Trung
luôn là mối quan tâm của cả thế giới. Ba anh này vui cười với nhau trên
sân khấu chính trị, “đồng sàng dị mộng” như đôi vợ chồng, dù nằm chung
giường hàng đêm, nhưng lại nghĩ đến tình nhân riêng của mình.
[19.07.2012 18:53] NĐ: Gần đây Thời báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng
sản Trung Quốc đe dọa: “Việt Nam sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”. Báo Hoàn Cầu
còn đưa ra tối hậu thư : “Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam là
hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á".
[28.07.2012 21:06] NĐ: Đảng cộng sản Trung Quốc không từ một
thủ đoạn nào nhằm xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Cái càng Cua bắc Triều
Tiên đang được Trung cộng điều khiển để hăm dọa Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan. Trung cộng đang sử dụng Tay sai thân Trung cộng ở Việt Nam, Lào,
Campuchia trong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam
có vị trí chiến lược và giàu tài nguyên. Gần đây Trung cộng ồ ạt thành
lập Tp.Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
[22.07.2012 18:15] NĐ: Tổ quốc Việt Nam đang bị lâm nguy do bọn
bành trướng Đại Hán Trung cộng gây ra. Chúng ồ ạt đưa tàu, thuyền núp
bóng ngư dân ra uy hiếp gây sự vùng hải đảo của Việt Nam. Chúng ngang
ngược kêu thầu 9 lô dầu của Việt Nam. Chúng ngang ngược thành lập cái
gọi là Tp.Tam Sa trên toàn bộ Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam. Chúng bắn
chìm tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. Chúng núp bóng hàng binh đoàn
dưới danh nghĩa dân lao động, du lịch, tạm trú tại thân nhân Hoa kiều và
cài cắm, mua chuộc bọn tay sai thân Tàu... (Thảo luận: 0 | Đã đọc: 12856
[27.07.2012 03:18] NĐ: Giáo sư Kishore Mahbubani nói: "Cả thế
giới, gồm đa số các nước Asean, xem lập trường của Campuchia là do sức
ép to lớn của Trung Quốc." Ông nói Trung Quốc "thắng trận chiến tuyên bố chung, nhưng có thể đã đánh mất 20 năm gây dựng thiện chí". Giáo sư Kishore Mahbubani nói đường đứt khúc 9 đoạn này "có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc".