NĐ: Nhà báo Huy Đức (tác giả Bên thắng cuộc) đã lên tiếng: "Nhưng với công chúng số đông, nếu truyền thông nhà nước không cho chúng ta đọc câu đối mà Vũ Khiêu tặng Kỳ Duyên - “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” - làm sao biết, GS Vũ Khiêu không những không biết "niêm luật" tối thiểu khi viết câu đối mà còn, phần văn vẻ nhất, lại đạo thơ Lý Bạch (chưa kể về ý, vế đầu tự viết thì tối nghĩa, vế sau của Lý Bạch thì dung tục khi dùng cho tình huống một ông già trăm tuổi tặng cô gái 19 tuổi - Vũ Khiêu cũng đã từng đạo lời Quản Trọng nói về Thúc Nha, thời Đông Chu, khi "khóc" Tướng Giáp)."
Nhà văn Trần Mạnh Hảo đã khẳng định:
"Câu
đối trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của
cháu trắng như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu
muốn nói đến câu thơ Nguyễn Du: “Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng ? "Nhưng
TRÍ và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ Giáo sư ! Tinh thần
trong câu Nguyễn Du có thể hiểu là tâm đấy! Trí mà như tuyết thì trí ấy
bằng không à? Câu đối tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí
thức ? "Bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân
xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng,
sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái còn chưa có chồng là sao? Dương Qúy
Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha
cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường
Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm
loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó…". Ảnh dưới : Vũ Khiêu và Nguyễn Cao Kỳ Duyên
ĐẠO VĂN KHIÊU TA
Trăm tuổi hóp má trụi râu Khiêu ta ôm gái còn lâu mới già Bốc mùi hôn hít Gái ta Chổm thơ Lý Bạch, Khiêu ta ghi đề Duyên ta câu đối tha về Khiêu ta rõ mặt trò hề xấu xa.
2-3-2015 Nguyễn Quốc Minh
Vì sao Giáo sư Vũ Khiêu bị 'ném đá' ?
Một nhà phê bình văn học trong nước nói với BBC việc một Giáo sư được nhiều người biết tới ở trong nước vừa bị chỉ trích 'ném đá' trong dịp Tết này ở trên mạng xã hội và Internet có thể là do vị cao niên này lâu nay bị 'biến thành biểu tượng văn hóa' chính thống của chính quyền cộng sản.
Trao đổi với BBC hôm 01/3/2015, ông Trần Mạnh Hảo cho rằng nếu vị Giáo sư đang bị chỉ trích không phải là 'nhân vật công chúng' và là người 'vô danh tiểu tốt' và không 'công khai' hóa hình ảnh riêng tư của mình trên truyền thông, thì có thể đã không tạo ra làn sóng 'phê bình' mà nhà phê bình cho là 'sự bức xúc' của xã hội, cộng đồng.
Ông Hảo nói:
"Ông Vũ Khiêu không phải là một người bình thường, mà ông là một con người xã hội. Ông là biểu tượng của chế độ về văn hóa, ông ấy giống như là một Quốc sư vậy...
"Vì ông chỉ cầm bút thôi, mà ông được nhà nước phong là anh hùng. Và ông được đương kim Thủ tướng tặng những câu đối vinh danh ông, coi như là bậc Đại trí thức của chế độ.
"Cho nên bản thân nếu ông Vũ Khiêu không phải là biểu tượng của chế độ đương thời, thì cũng không ai người ta bàn đến chuyện ông ôm cô nọ, cô kia, mặc dù đã trăm tuổi, hoặc là ông làm câu đối tầm phào, không ai quan tâm.
Bởi vì vấn đề này nó mang tính chất hệ thống, tức là hình ảnh Vũ Khiêu gắn liền với hình ảnh của chế độ Việt Nam đương thời từ suốt mấy chục năm nay Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo
"Bởi vì vấn đề này nó mang tính chất hệ thống, tức là hình ảnh Vũ Khiêu gắn liền với hình ảnh của chế độ Việt Nam đương thời từ suốt mấy chục năm nay", ông Trần Mạnh Hảo nói với BBC.
'Quốc hoa và hoa hậu'
Trước đó, trong một bài viết được công bố trên mạng Inernet hôm 27/2/2015 với tựa đề "Thử lý giải hiện tượng Giáo sư Vũ Khiêu bị ném đá" trong dịp Tết và Xuân Ất Mùi này (2015), ông Hảo nêu quan điểm:
"Có thể vì chế độ nâng GS. Vũ Khiêu, một người không phải trí thức lên thành biểu tượng của trí thức, biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà nhân dịp cụ ôm hôn gái trẻ kiểu trai lực điền và tặng nàng đôi câu đối đểu nên đã bị dân mạng ném đá cho bõ tức vì bị lừa hết vụ này sang vụ khác chăng?"
Bài viết của ông còn có đoạn: "Tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu như vừa kể trên thì thấy trình độ GS chưa thể gọi là trí thức."
Ông Hảo còn cho hay ông bất đồng với quan điểm của Giáo sư Vũ Khiêu, người mà năm nay xấp xỉ 100 tuổi, về lựa chọn "Quốc hoa" cho Việt Nam.
Bài viết của ông Hảo ở đoạn khác viết: "GS. Vũ Khiêu quả tình không thể gọi là trí thức khi muốn lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Ơ hay, bệnh mào gà là bệnh gì chắc GS. chưa biết hay sao?"
Theo ông Hảo, Giáo sư Vũ Khiêu còn 'đạo văn' trong một câu đôi của mình tặng cho một Hoa hậu Việt Nam vào Tết này.
Ông viết: "GS.Vũ Khiêu đã lấy nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ “Thanh Bình điệu”: “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” làm câu đối trên. Đạo văn như trên sao là trí thức?"
"Câu đối trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của cháu trắng như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu muốn nói đến câu thơ Nguyễn Du: “Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng?
"Nhưng TRÍ và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ Giáo sư! Tinh thần trong câu Nguyễn Du có thể hiểu là tâm đấy! Trí mà như tuyết thì trí ấy bằng không à? Câu đối tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí thức ?
"Bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng, sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái còn chưa có chồng là sao? Dương Qúy Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó…", ông Hảo viết.
'Không nên ném đá'
Một số tờ báo của nhà nước lên tiếng cho rằng không nên căn cứ vào một vài tấm hình đã đăng để 'ném đá' vị Giáo sư cao niên, lại là anh hùng lao động của thời kỳ đổi mới
Sau sự việc một tờ báo trong nước đăng tin bài về việc Giáo sư tiếp đón một nữ hoa hậu tới thăm nhà vào dịp Tết, kèm một số bức ảnh về cuộc gặp mặt riêng tư đầu Xuân tại nhà riêng của vị Giáo sư cao niên, đã xuất hiện nhiều ý kiến trên mạng.
Một số tờ báo của nhà nước lên tiếng cho rằng không nên căn cứ vào một vài tấm hình đã đăng để 'ném đá' vị Giáo sư cao niên, lại là anh hùng lao động của thời kỳ đổi mới.
Song cũng có một số ý kiến cho rằng có vấn đề trong sự kiện đón tiếp 'riêng tư này'.
Blogger, nhà báo tự do Huy Đức trong một bài viết của mình được BBC đăng lại hôm 25/2 với tựa đề ->"Quốc sư và Quốc phụ" có đoạn:
"Tuy thất vọng trước chương trình Táo quân Giao thừa 2015, nhưng ngay sáng mùng Một Tết, công chúng đã được đền bù khi nhìn thấy những tấm hình chụp "thâm cung" nhà Cựu TBT Nông Đức Mạnh.
"Trận cười chưa dứt thì hôm qua, mùng 6 Tết, dân chúng lại mục kích loạt ảnh GS Vũ Khiêu hôn má và cho chữ hoa hậu Kỳ Duyên. Nhưng đừng tưởng truyền thông nhà nước chỉ đóng vai trò mua vui. Các nhà báo lề phải thâm thúy hơn những gì vài facebookers đang chế nhạo.
"Lâu nay, giới học thật - căn cứ vào những "tác phẩm" từng xuất bản khi ông còn trẻ - không lạ gì vốn chữ nghĩa của học giả Vũ Khiêu. Giáo sư Vũ Khiêu mới tiếp đón và tặng câu đối cho một hoa hậu trong dịp Tết Ất Mùi.
"Nhưng với công chúng số đông, nếu truyền thông nhà nước không cho chúng ta đọc câu đối mà Vũ Khiêu tặng Kỳ Duyên - “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” - làm sao biết, GS Vũ Khiêu không những không biết "niêm luật" tối thiểu khi viết câu đối mà còn, phần văn vẻ nhất, lại đạo thơ Lý Bạch (chưa kể về ý, vế đầu tự viết thì tối nghĩa, vế sau của Lý Bạch thì dung tục khi dùng cho tình huống một ông già trăm tuổi tặng cô gái 19 tuổi - Vũ Khiêu cũng đã từng đạo lời Quản Trọng nói về Thúc Nha, thời Đông Chu, khi "khóc" Tướng Giáp)."
Và blogger Huy Đức viết tiếp: "Văn chương như Vũ Khiêu mà biết bao năm qua vẫn được không ít người tôn là "quốc sư", vẫn được không ít người trông coi đình đền miếu mão mời viết văn bia; Văn hóa như Nông Đức Mạnh mà vẫn có thể làm Chủ tịch Quốc hội tới 9 năm, vẫn làm Tổng bí thư tới 10 năm... thì, đất nước không như thế này mới lạ."
Có trái đạo lý ?
Hôm Chủ Nhật, khi được hỏi liệu có hợp với đạo lý của người Việt Nam hay không, khi người trẻ tuổi hơn, hay lớp hậu sinh, 'phê phán, chỉ trích' người lớn tuổi hơn, đặc biệt với một vị cao niên đã một trăm tuổi đời như thế, nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo nói:
"Vấn đề này nó là vấn đề chung, lớn hơn quan niệm đạo lý đó, tất nhiên chúng tôi rất tôn trọng những người lớn tuổi.
Một loạt các Giáo sư, hàng loạt các trí thức thực sự và có đóng góp lớn cho đất nước, cho dân tộc thì đều bị thất sủng. Còn các Giáo sư bần cố nông mà ít học thì lại được tôn vinh lên Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo
"Thế nhưng những người lớn tuổi cũng phải tôn trọng chúng tôi.
"Vẫn phải tôn trọng! Ông hơn một trăm tuổi mà ông ôm một cô gái đáng tuổi chắt của ông, mà ông ôm hôn theo kiểu lực điền như vậy thì ai chịu được ?".
Và ông Hảo nói thêm:
"Một loạt các Giáo sư, hàng loạt các trí thức thực sự và có đóng góp lớn cho đất nước, cho dân tộc thì đều bị thất sủng.
"Còn các Giáo sư bần cố nông mà ít học thì lại được tôn vinh lên," nhà phê bình nói với BBC hôm 01/3/2015."
Được biết, Giáo sư Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu sinh năm 1916.
Ông là nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam.
Ông cũng từng giữ các chức vụ Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Giáo sư Vũ Khiêu được nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2000.
Nguồn : Google - BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
vietnam/2015/03/150301_why_vukhieu_was_criticized) __________________ Lưu Ý: - Đạo văn Vũ Khiêu tặng hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên câu đối ->
Nhất chi hồng điểm lộ ngưng hương Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường Tá vấn Hán cung thùy đắc tự ? Khả liên Phi Yến ỷ tân trang
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoa Trường đắc quân vương đới tiếu khan Giải thích xuân phong vô hạn hận Trầm Hương đình bắc ỷ lan can TIN NÓNG:
Điều tra bước đầu của tác giả Hoàng Tuấn Công, đạo văn Vũ Khiêu đã đem tặng câu đối: “Thu hết tinh hoa kim cổ lại Vươn cao khí thế nước non này” Cách làm hàng của đạo văn Khiêu ta là cho cả người sống lẫn người chết; cả Thần (Tản Viên) lẫn người; cả trẻ con lẫn người lớn; cả đàn ông lẫn đàn bà; cả bà già lẫn lãnh tụ, thậm chí cả Bảo tàng Phú Quốc,... Câu đối trên còn tồn đọng tại 9 nơi sau đây: 1- Đền thờ Bà Mẹ VN anh hùng; các Liệt sĩ và Bác Hồ ở Hàm Rồng (Thanh Hóa) 2- Trường mầm non Xuân Phong (Từ Liêm - Hà Nội). Xuân Phong là bút danh của Vũ Khiêu. 3- Bàn thờ Bác Hồ ở Văn Miếu Trấn Biên (Đồng Nai) 4- Khu Đô thị Ecopark (Văn Giang - Hưng Yên) 5- Trường quốc tế mang tên cố giáo sư Vũ Khiêu 6- Đền thờ Bác Hồ ở ATK Định Hóa (Thái Nguyên). 7- Ngôi đền thờ Thần Tản Viên (huyện Ba Vì, HN) mới được đầu tư xây dựng lại : "Thu hết tinh hoa kim cổ lại Dựng xây văn hiến nước non nhà" 8 - Tặng cho Giáo sư Trần Văn Khê (Q. Bình Thạnh, TP. HCM): “Thâu tóm tinh hoa trời đất lại Nêu cao văn hiến nước non này” . 9. Tại Bảo tàng Phú Quốc (Kiên Giang) "Chắt lọc tinh hoa kim cổ lại Nêu cao nguồn cội nước non này".
[13.03.2015 22:15] NĐ: "Bởi vậy, ở các nước độc đảng toàn trị
không bao giờ có các nguyên thủ Quốc gia tài giỏi, tâm đức làm tấm gương
cho các thế hệ noi gương học tập. Bởi vậy xã hội ngày một điên loạn,
dẫn đến người dân tự xử vì Hiến pháp pháp luật không bao giờ được thượng
tôn. Tại các nước độc đảng toàn trị, các quan chức dùng Hiến pháp, pháp
luật mà họ soạn ra để đàn áp người dân một cách tùy tiện, thậm chí Công
an-Viện kiểm sát-Tòa án liên kết với nhau để hãm hại Luật sư, hãm hại
người dân vô tội.Các quan chức đi đâu thì an ninh bao bọc dày đặc và khi
nghỉ việc thì không giám đi đâu vì lo sợ Nhân dân trừng trị."
Người Quảng Bình vẫn còn những kẻ tởm lợm như thế này đây " - Nhà văn Nguyễn Quang Lập ( Quê Choa ). Trong
khi Quan tài Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường bay, chưa vô tới Quảng
Bình, thì cờ rũ quốc tang tại Hà Nội đã vội vàng hạ xuống lúc 12 giờ
trưa ngày 13-10-2013 để tưng bừng đón ông Thủ tướng Trung Cộng.
[25.10.2013 07:50] NĐ: Phan Thị Bích Hằng sinh ngày 15/2/1972,
ở Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình, đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc
dân và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, đang sinh sống ở Hà Nội, được gọi là
nhà "ngoại cảm" tài ba của phong trào "An dân" thông qua việc tìm kiếm
hài cốt thân nhân người đã chết, trong đó điểm nhấn là đi quy tập hài
cốt liệt sỹ từ giai đoạn 1930 đến sau 1975.
[06.11.2008 23:46] .....Cái tủ lạnh . CCCP ( Xê Xê Xê Pê). Xây
xước . Lau lau . Mừng mừng . Tủi tủi . Từ giã Hà Nội . Về quê . Xình
xịch tàu hoả . Vượt qua núi trọc . Rừng cháy . Trơ gốc . Qua những cánh
đồng . Mấy thế kỷ nay . Người nông dân . Tự hào chổng mông . Đít cao hơn
trời . Cuốc bàn . Cấy lúa . Gặt hái . Cắt rạ . Nhặt khoai lang . Nhưng ,
gạo xuất khẩu . Nhì , ba thế giới ...
[10.12.2014 06:52] NĐ : "Già Sỹ ú ớ cho rằng TS Xe ôm thuyết
giáo. Chị vợ đẩy cửa nhảy vồ ra, trong tranh tối tranh sáng, ba người
đấm đá nhau tíu bụi. Tại bệnh viện Trung ương, bác sỹ tuyên bố rung cả
cánh cửa: ba người mắc bệnh nói to, màng nhĩ cứng đờ cả rồi, căn bệnh K
này hết phương cứu chữa, có sang Mỹ như ông Thanh Đà Nẵng cũng vậy
thôi." - Bệnh nói to.
NĐ: "...Chị vợ phấn chấn cười toáng lên: -
Danh hài Công Lý hôm qua lên bìa sách Bộ luật dân sự năm 2014 rồi.
Trông ngộ lắm. Lại cởi truồng, mặc quần nhỏ pha lê. Lo chi thiếu tiền. Tiến Sỹ Xe Ôm nóng mặt tung chăn quên cả rét: - Việt Nam làm gì có công lý ? -
Đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai đã khẳng định điều đó trên báo chí. Ở các
nước Nhân quyền dân chủ, người ta thờ Thần Công Lý. Còn Bộ luật dân sự
Việt Nam lại tôn hài Công Lý mặc quần Xilip lên bìa. Tiến Sỹ xe ôm khâm phục: -
Danh hài Công Lý lên bìa sách nào cũng xứng tầm. Tiếng cười bằng mười
thang thuốc bổ. Em có thông tin từ Blog nào vậy ?" - Chuyện vui thật mà
như đùa của Nguyễn Quốc Minh.
[30.05.2013 03:18] NĐ: Sau một thời gian dài bị thế lực Đen tối
đánh sập, ngày 30-5-2013, Blog Ba Sàm có thông báo địa chỉ nhà mới :
www.basam.info
Ngaỳ Đêm trân trọng giới thiệu mấy vần thơ của
Nguyễn Quốc Minh khi nhận được tin vui đó. Hy vọng, làng Blog Việt Nam
không ngừng có những ngôi nhà đẹp như Ba Sàm.
Khen thay:
"Nhà Ba Sàm rộng cửa Thiết kế đẹp như xưa Dân hiền lành yêu nước Như trời hạn gặp mưa." - thơ Nguyễn Quốc Minh
[10.09.2014 18:08] NĐ : "Sau khi blog Ba Sàm và một số mailbox
cá nhân của tôi bị hack, trên Internet bắt đầu xuất hiện những thông
tin mang tính bịa đặt, nhằm gây nhiễu dư luận, cũng vì vậy, qua thư ngỏ
này, tôi xin khẳng định, tôi không liên quan tới bất kỳ tổ chức, đảng
phái nào. Tôi cũng không hề nhận tiền của bất cứ cá nhân, tổ chức nào
để làm blog Ba Sàm dù trong suốt thời gian qua, ngày nào tôi cũng phải
dành khoảng thời gian không nhỏ cho blog Ba Sàm." - Nhà báo tự do Đinh
Ngọc Thu
[17.05.2014 04:52] Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip:
Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng
nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung.
Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi
dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !
[01.03.2011 05:10] Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành. Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ . Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !
[08.07.2013 01:33] NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài,
thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên
môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học
cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào
bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...
[12.11.2013 01:38] NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở,
tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc,
hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi,
mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88
tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.
[20.03.2013 05:04] NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng
suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi
phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng
mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở
tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn
Quốc Minh
[06.03.2013 23:29] NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi
"chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay,
nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa,
cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ
có thưởng cao hơn.
[22.11.2013 04:45] NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên
Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp
là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được
phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy
tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ
canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt
tên Võ Nguyên Giáp...
[12.07.2009 03:35] SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng
tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột ? Chuối
hột chát, và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa
trong lòng nó. Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm
ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp
(xuống dòng) của thơ. Mỗi đoạn văn khởi ra chỉ bằng một câu điệp lại,
khiến nó làm cho mỗi đoạn văn giống một khổ thơ. Nhưng mỗi đoạn lại mở
ra một cảnh ngộ mới, những nhân vật mới... >>>>>>>>>>>>>>>>>>> Vĩnh An
NĐ: Tô Hoài là nhà văn, thua Tố Hữu một
điểm là không có tác phẩm in ra ca ngợi Stalin, nhưng những tác phẩm in
ra của Tô Hoài trơn tuột trong con đường mòn của Đảng cộng sản Việt Nam
là vì phe XHCN. Nhà văn Tô Hoài, tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm
1920 tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, và sinh sống tại Nghĩa Đô Hà
Nội tạ thế ngày 6-7-2014, hưởng thọ 94 tuổi.