Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007604412
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
PHẢI CHĂNG GS. NGUYỄN HUỆ CHI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ VĂN NGƯỜI HÀ TĨNH ?
25.08.2011 04:22

Xem hình
GS. Nguyễn Huệ Chi, ký họa của TS. luật Cù Huy Hà Vũ
”... ngoài lời nói đầu của Ban biên soạn, có lời biểu dương đội ngũ nhà văn Việt Nam hiên đại Hà Tĩnh của ông Nguyễn Thanh Bình, UVBCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HDND tỉnh Hà Tĩnh và bài viết “có cánh” của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch LH các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. ”

Chừng mấy dòng trên cũng đủ làm cho đọc giả biết lý do vì sao GS Nguyễn Huệ Chi không có tên trong trong quyển sách in "treo dàn bếp” hay gác cho oách trên cái giá của “Nịnh nọt” để bị nguyền rủa theo năm tháng.
Tôi lại thấy rất mừng cho GS Nguyễn Huệ Chi không có tên trong quyển sách đó.
Hiện nay, không ít người cứ ngô nghê nghĩ : Có cái “THẺ” Hội viên Hội nhà văn Việt Nam là được vinh danh nhà văn.
Nhà văn, nhà thơ là hương thơm bay tỏa muôn phương từ lý trí, khát vọng của nhân loại. GS Nguyễn Huệ Chi đã làm được điều đó.
Riêng tôi tự khẳng định mình : Tôi vẫn là nhà thơ, nhà văn vì tôi viết văn, sáng tác thơ từ lý trí khát vọng của nhân loại. GS Nguyễn Huệ Chi là thế hệ đàn anh của chúng tôi lại là tấm gương sáng và là người con được đông đảo người dân Hà Tĩnh và Việt Nam quý trọng.( Nhà thơ Nguyễn Quốc Minh)



Quyến sách mới xuất bản đã bị coi là để "Gác giàn bếp"

 GS. NGUYỄN HUỆ CHI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ VĂN NGƯỜI HÀ TĨNH ?

DIỆP XUÂN
Vừa qua, một người bạn đồng hương về Hà Tĩnh dự Hội thảo khoa học 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh có cho tôi mượn đọc cuốn sách “Nhà văn Việt Nam hiện đại tỉnh Hà Tĩnh” của Chi hội nhà văn Việt Nam tại Hà Tĩnh biên soạn, nhà xuất bản Hội nhà văn cấp giấy phép số 711-2011/CXB/27-44/HNV cấp ngày 28/7/2011, in xong và nộp lưu chiểu tháng 8 năm 2011. Sách do nhóm Đức Ban, Duy Thảo, Lê Thành Nghị, Phan Trung Hiếu, Nguyễn Ngọc Phú biên soạn (Chủ biên: Đức Ban), dày 591, khổ 16 x 24, bìa cứng, in khá đẹp, trang trọng tại nhà in Hà Tĩnh. Sách được in ra để chào mừng Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh (1831-2011), ngoài lời nói đầu của Ban biên soạn, có lời biểu dương đội ngũ nhà văn Việt Nam hiên đại Hà Tĩnh của ông Nguyễn Thanh Bình, UVBCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HDND tỉnh Hà Tĩnh và bài viết “có cánh” của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch LH các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Trong lời nói đầu của Ban Biên soạn, có đoạn viết như sau: “Thời hiện đại nhiều thế hệ nhà văn Hà Tĩnh đã xuất hiện, từng bước trưởng thành và phát triển, gắn bó với sự nghiệp của nhân dân và đất nước, lao động sáng tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ Hoàng Ngọc Phách viết tiểu thuyết Tố Tâm năm 1925, Xuân Diệu in Thơ Thơ năm 1938, Huy Cận xuất bản Lửa Thiêng năm 1940…là những người sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957; đến nay Hà Tĩnh có 74 Hội viên Hội Nhà văn Việt Namcùng nhiều tác giả khác (vì một lý do, hoàn cảnh nào đó không gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam) với hàng ngàn tác phẩm có giá trị góp phần quan trọng vào nền văn học hiện đại Việt Nam.    Nhà văn Việt Nam hiện đại tỉnh Hà Tĩnh họp mặt các nhà văn quê Hà Tĩnh là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, học tập, công tác khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài. Mỗi nhà văn, cuốn sách giới thiệu về nhân thân, hoạt động xã hội-nghề nghiệp, các tác phẩm đã xuất bản, các giải thưởng văn học đã được nhận, một tấm ảnh nhỏ (hoặc ký hoạ) chân dung, những suy nghĩ về nghề và tác phẩm tự chọn…Ra mắt vào dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh (1831-2011), Nhà văn Việt Nam hiện đại Hà Tĩnh mong thành món quà tinh thần tôn vinh các giá trị văn hoá Hà Tĩnh vun đắp thêm lòng tự hào quê hương dân tộc trong lòng mỗi người dân trên con đường tiến tới mục tiêu: Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.     

Trích dài như vậy để bạn đọc thấy được tôn chỉ, mục đích, tiêu chí, nội dung của cuốn sách. Nói chung cuốn sách ra đời rất kịp thời để đáp ứng một sinh hoạt chính trị trọng đại, đầy ý nghĩa của địa phương. Xem nội dung cuốn sách thì thấy, về cơ bản, tư liệu về tiểu sử và cách trình bày là theo đúng tập sách tư liệu “Nhà văn Việt Nam hiện đại” của Hội Nhà văn Việt Nam (tái bản lần thứ IV), nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, năm 2010. Tuy nhiên, khi “Lời nói đầu” khẳng định con số nhà văn Việt Nam hiện đại người Hà Tĩnh chỉ có 74 người thì tôi đã hơi ngờ ngợ. Lật giở mục lục xem thì giật mình thấy không có tên Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tôi thật sự ngạc nhiên. Hà Tĩnh là đất văn vật, người Hà Tĩnh tham gia viết lách, sáng tác từ trước tới nay nhiều lắm, có thể có nhiều nhà văn hiện đại người Hà Tĩnh mà tôi không biết, nhưng Gs Nguyễn Huệ Chi thì nhiều người biết, vì ông là một trong ba người lập trang web bauxit Việt Nam, tham gia nhiều sự kiện chính trị-xã hội, văn hoá, học thuật sôi động hiện thời. Tên tuổi, tiểu sử ông có trên nhiều trang mạng, có cả ở trang http://vi.wikipedia.org, với nhiều phát ngôn về chính trị-xã hội và học thuật gây ấn tượng mạnh ở cả hải nội lẫn hải ngoại.         

Cuốn sách tập hợp 74 nhà văn hiện đại người Hà Tĩnh đang sống và đã quá cố có tên trong hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay. Người lớn tuổi nhất là cụ Song Ạn Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) và những người ít tuổi nhất có Như Bình, Nguyễn Thế Hùng,…đều sinh năm 1972 và mới góp mặt vào Hội (Như Bình năm 2002, Thế Hùng năm 2010). Gs Nguyễn Huệ Chi sinh năm 1938, tại làng Ích Hậu, huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà) tỉnh Hà Tĩnh, vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Ông thuộc lớp nhà văn hàng thứ ba, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, bắt đầu cầm bút viết khảo cứu, phê bình văn học từ năm 1959; hoạt động nghiên cứu, trước tác ở một cơ quan nghiên cứu văn học hàn lâm nhất nước là Viện Văn học, là Gs Văn học từ năm 1991, đã từng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Uỷ viên Hội đồng chức danh khoa học liên ngành ngữ văn TW, biên soạn riêng và chủ biên hơn 20 đầu sách nghiên cứu văn học giá trị và đã từng đoạt những giải thưởng danh giá (trong đó có giải A của Hội Nhà văn Việt Nam). Hơn thế, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước chống xâm lược, truyền thống văn hoá nổi tiếng trong vùng, ông cha, chú bác, anh em ông đều là những học giả danh tiếng. Hiện tại, nhà ông có hai người được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh là Gs Nguyễn Đổng Chi (thân phụ), Gs Nguyễn Đức Từ Chi (anh con bác ruột). Bản thân ông là một nhà nghiên cứu, một nhà văn có tầm hiểu biết sâu rộng, có bản lĩnh học thuật vững vàng, có uy tín cao trong giới nghiên cứu trong nước và quốc tế.       

Vậy, thì vì cớ gì mà Gs Huệ Chi không có tên trong tập đại thành trang trọng trên? Trước hết, có thể loại trừ ngay nguyên nhân bị bỏ sót. Vì mấy nhà văn trẻ thuộc bậc cháu Gs Huệ Chi, mới cầm bút và mới vào Hội vài năm lại đây mà cũng không bị thiếu khuyết thì không lý gì một nhà văn sừng sững như ông lại bị bỏ sót. Nghĩ đến đây, tôi chợt giật mình, hay là ông mới bị khai trừ hoặc tự xin ra khỏi Hội trong thời gian gần đây? Nhưng lướt mạng cũng không thấy “giang hồ” đồn đại, loan báo gì về một thông tin tương tự. Để cẩn thận hơn, tôi bèn nhờ người quen Gs Huệ Chi ở Hà Tĩnh điện hỏi ông xác minh thêm, thì được trả lời chắc chắn rằng đến giờ phút này ông vẫn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam do ông Hữu Thỉnh làm Chủ tịch Hội, hơn thế, ông còn giữ chức trách Uỷ viên Hội đồng thẩm định văn học quốc gia và Uỷ viên Bảo tàng văn học của Hội Nhà văn. Lạ quá! Vậy thì chỉ còn một lý do mà tôi không dám nghĩ đến là người ta cố tình loại ông ra khỏi danh sách nhà văn Việt Nam hiện đại người Hà Tĩnh. Nhưng là vì cái gì? Hay là vì ông đang là chủ một trang mạng “có vấn đề”? Nhưng cũng chưa thấy tăm hơi gì về việc ông và trang mạng của ông bị xử lý. Hay là cái huyện Lộc Hà mới thành lập trong đó có làng Ích Hậu quê ông nay không thuộc Hà Tĩnh nữa?!Chắc cũng không phải vậy.       

Nghĩ đi nghĩ lại mà suy không ra nguyên nhân của sự khiếm diện một nhà văn tên tuổi như vậy trong một cuôc “họp mặt” sang trọng của các nhà văn Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh. Tôi nghĩ đến việc tìm cách liên lạc với ông nhà văn chủ biên để hỏi nguyên do nhưng vẫn chưa tìm ra số điện thoại. Thôi thì tốt nhất là nhờ cái internet chuyển tải những thắc mắc của mình để nhờ những người có trách nhiệm giải đáp giùm. Vâng, nếu ai giải đáp cho thì người viết những dòng này xin chân thành cảm ơn.

DIỆP XUÂN

Nguồn: trannhuong.com



Quyến sách mới xuất bản đã bị coi là để "Gác giàn bếp"






Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01-10-2024
CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI TUYỆT VỜI. NGÀY 24-09-2024 TẠI HỘI ĐỒNG LHQ, TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN VÀ TỔNG THỐNG UKRAINE VOLODYMYR ZELENSKY ĐÃ PHÁT BIỂU LÊN ÁN MẠNH MẼ THẾ LỰC ĐỘC TÀI KHỦNG BỐ XÂM LƯỢC ĐỨNG ĐẦU LÀ PUTIN ĐANG GÂY NHIỀU TAI HỌA CHO NHÂN LOẠI.
VNG Bị Trung Quốc Thâu Tóm: Nguy Cơ Dữ Liệu Zalo Người Dùng Việt Nam | Hiểu Rõ Hơn
Tin trên Google : Ngày Đêm 17/09/2024 - 30/10/2024
HIỂU VỀ ĐỒI MỒI, TÀN NHANG, NÁM DA, RỤNG TÓC & CÁCH PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
QUYỀN ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH. ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC, KHÔNG PHẢI CỦA NGÀNH CÔNG AN
XÃ HỘI GÌ ? CHỦ NGHĨA GÌ ? KHI GÁN GHÉP THÀNH “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
TỐP 10 VÀ TỐP 20 NGÂN HÀNG HOÀN THÀNH TỐT KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024 VÀ NĂM 2023 NỘP NGÂN SÁCH LỚN NHẤT
CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH UKRAINE 24 - 8
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Dạy cho học sinh biết cách đọc sách đó là cứu cánh duy nhất và chân chính của một nền giáo dục.
PEGUY.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm