KHI CÁN CÂN CÔNG LÝ NẰM NGOÀI CHỢ ?
05.06.2010 18:49
Sau 10 năm bị nhốt tù đầy oan sai,nếu không có lương y phúc hậu là bà Phạm Thị Hồng vượt qua mọi rào cản, dủng cảm đi kêu oan cho ba thanh niên Lợi, Tình, Kiên (Yên Nghĩa, Hà Nội) thì chắc chắn ba thanh niên đó vẫn bị ngồi tù theo phán quyết của thứ cán cân công lý ngoài chợ là 41 năm tù đầy khắc nghiệt mà chế độ Hitle phải gọi bằng cụ..>>>>
Ảnh trên : Lương y Phạm Thị Hồng, Bệnh viện Hà Đông và 3 thanh niên bị xét xử 41 năm tù oan sai.
Gần 10.000 ngày kêu oan
Tính tổng cộng, ba chàng trai họ Nguyễn Đình là Tình, Lợi, Kiên đã phải ngồi tù gần 10 ngàn ngày. Thời gian không những không xóa nhòa mà còn in hằn nỗi đau của họ...
TIN LIÊN QUAN
Bức huyết thư gửi mẹ
Tại trại tạm giam, lúc đầu Nguyễn Đình Tình một mực kêu oan, không nhận tội nhưng sau khi bị lấy cung anh đã "đổi ý". Đến ngày thứ 20 tính từ khi bị bắt, Tình lại phản cung. Phản cung chưa được bao lâu, lại thấy Tình nhận tội. Và cứ như vậy, quá trình nhận tội - phản cung rồi lại phản cung - nhận tội lặp đi lặp lại suốt trong khoảng thời gian 1 năm.
Nói về cái sự "cắc cớ" này, Tình nhắm mắt lại như cố xua đi những hình ảnh khủng khiếp nhất: "Các cán bộ điều tra chỉ hỏi cung về đêm, cứ khoảng 23h - 1h sáng là "dựng" chúng tôi dậy. Trước khi hỏi cung bao giờ cũng là màn đánh đập hết sức tàn nhẫn, đe dọa nếu không nhận tội sẽ treo người lên. Tra tấn kiểu ấy thì bảo chúng tôi giết 10 người chúng tôi cũng phải nhận".
Theo lời Tình, trong số những điều tra viên mà anh vẫn còn khiếp hãi mỗi khi nhắc đến, có người đã "trắng trợn" tuyên bố: "Mày oan nhưng gia đình mày không có tiền thì mày chịu đi"!
Quá ức chế, tủi nhục, Tình đã cắt tay lấy máu viết thư về cho mẹ để được giãi bày, trong thư anh khẳng định thà phải đi hết án tù để rồi một ngày nào đó được minh oan chứ nhất quyết không thể nhận tội, không thể để mất danh dự của một con người.
Bà Nguyễn Thị Hiên, mẹ của Nguyễn Đình Tình.
Bà Nguyễn Thị Hiên, mẹ của Nguyễn Đình Tình dáng người gầy yếu, khó nhọc nói trong nước mắt: "Kể từ khi cháu bị bắt, đúng 1 năm 2 tháng tôi mới được gặp con. Người ta bảo rằng vì nó phản cung từ đầu đến cuối nên gia đình không được gặp, đồ lót mang đến cho con thay cũng không được chuyển vào.
Khi ra tòa sơ thẩm, nhìn thấy con lết đi, hai bên là hai công an xốc nách, tôi không cầm được nước mắt. Cháu quay lại nhìn tôi rồi bảo mẹ ơi, đừng khóc. Nhưng sao tôi cầm lòng được? Bất cứ người mẹ nào thấy con mình như vậy cũng đau xót đến tận xương tuỷ".
Trong một lá thư viết từ nơi giam giữ gửi cho các bạn mình, anh viết: "Chính các bạn là những người thay đổi cuộc đời tôi, vì sao tôi có mặt ở nhà các bạn, cùng các bạn chơi đùa vui vẻ chứ không phải ở nơi xảy ra vụ án mà các bạn không ra làm chứng cho tôi?". Anh đâu biết rằng toàn bộ những lời khai của các nhân chứng đó xác định các anh ngoại phạm đều đã bị cán bộ điều tra để ngoài hồ sơ vụ án.
"Con không có tội"
Ông Nguyễn Đình Lập, bố của Lợi nhớ lại: "7 tháng sau khi con tôi bị bắt, tôi rớt nước mắt khi gặp lại cháu. Bị đánh đập dã man quá, con tôi lúc đó trông chỉ như một chiếc giẻ rách. Câu đầu tiên cháu nói với tôi là con không có tội đâu, cả họ giận nhầm chúng con rồi, chúng con bị oan".
Còn bà Nguyễn Thị Hiên, mẹ của Lợi thì tìm đến nhà nạn nhân H. để nói chuyện cho rõ sự tình vì chị H. chính là người nắm đầu đuôi câu chuyện rõ nhất. Bà nói bằng tất cả tấm lòng của một người mẹ thương con dứt ruột: "Cô là người đã phải chịu thiệt thòi nhưng cô cũng biết rõ chúng nó không phải là thủ phạm gây ra tội, nhờ cô ra toà làm chứng chứ để oan khuất thế này thì chúng nó sẽ hận cô suốt đời".
Ông Nguyễn Đình Lập, bố của Lợi
Bố của cô gái trả lời, gia đình họ không làm đơn kiện tụng, toàn bộ là do công an chứ bản thân cô gái và gia đình cũng không muốn như vậy. Cô gái còn van xin bà Hiên đừng bắt cô phải ra toà làm chứng vì lúc đó cô đang mang thai đứa con đầu lòng, lập gia đình với người khác chứ không phải là anh Nguyễn Chính Hải nên nếu chồng cô biết sự thật thì mẹ con cô không thiết sống nữa.
Bà Hiên nước mắt lưng tròng đáp lại: "Nếu cô làm mẹ, có con thì cô sẽ hiểu cho nỗi đau của tôi, con tôi bị oan, án tù đến 16 năm, không biết nó còn sống được đến ngày ra tù mà trở về hay không...". Nói rồi, bà thất thểu bước đi.
Hồng Anh
|
Một trong ba chàng trai ngồi tù oan lĩnh án 'trên cả tử hình'
Ngày 26/1, VKSNDTC ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hình sự phúc thẩm số 583/ PTHS ngày 22/4/2002 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại HN, theo đó Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Tình và Nguyễn Đình Kiên trú tại quận Hà Đông, HN được trả tự do để chờ thủ tục Giám đốc thẩm.
Cứ tưởng khi được trả tự do, một kết cục có hậu, công bằng sẽ chào đón ba chàng trai sau 10 năm trời kêu oan. Cứ tưởng họ đã đi đến cạn cùng sự đau khổ cả về thể xác và tinh thần thì cuộc đời còn lại sau này sẽ tốt đẹp hơn. Cứ tưởng ông trời không lấy đi hết của ai điều gì, vậy mà...
Cuộc điện thoại lúc nửa đêm
Khuya ngày 2/6, đang ngủ, điện thoại rung, đầu bên kia cô bạn đồng nghiệp giọng có vẻ hốt hoảng:
- Anh biết tin về ba thanh niên tù oan chưa? Có một người trong số họ bị HIV.
- Hả? Tin ở đâu ra, chính xác không?
- Hoàn toàn chính xác. Tội quá.
Ba chàng trai đang mong mỏi ngày được minh oan.
Cô bạn buông máy từ lâu rồi mà tôi vẫn bần thần. Hình ảnh A (xin tạm gọi như vậy) cứ ùa về. Nhớ hôm đầu tiên tiếp xúc, trong ba chàng trai A để lại ấn tượng nhất, không chỉ vì gương mặt trắng trẻo thư sinh mà qua tiếp xúc, A luôn tỏ rõ là người thông minh, sắc sảo và đầy bản lĩnh. HIV, chỉ nghĩ đến ba từ đó thôi, cảm giác lành lạnh đã chạy dọc sống lưng, vậy mà A đang mang trong mình căn bệnh đó.
Hoãn xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
Liên quan đến vụ án "Cướp tài sản", "Hiếp dâm" xảy ra ở bờ mương xã Dương Nội, Hoài Đức, Hà Tây (cũ), Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Kiên (trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) bị coi là thủ phạm và bị TAND tỉnh Hà Tây (cũ) tuyên từ 11 đến 16 năm tù. Sau gần 10 năm kêu oan, ngày 26-1-2010, VKSND TC có kháng nghị Giám đốc thẩm Số 02/QĐ-VKSTC-V3 kháng nghị bản án và khẳng định, Tình, Kiên, Lợi không phạm tội. VKSND TC cũng có quyết định yêu cầu tạm đình chỉ thi hành án tù đối với ba thanh niên. Qua đó, kiến nghị cơ quan tố tụng TP Hà Nội tiếp tục điều tra, truy tìm đúng kẻ phạm tội để xử lý theo quy định của pháp luật.
Dự kiến ngày 4/6, TAND TC xem xét lại bản án trên theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, thành viên của Hội đồng thẩm phán - TAND TC vắng mặt đột xuất nên phiên xử tạm hoãn. Kiên, Lợi, Tình rất sốt ruột vì phiên giám đốc thẩm kéo dài. Ba thanh niên này không thể hoạch định được tương lai khi thân phận của họ chưa rõ ràng.
Tôi bật dậy gọi cho Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông S là nơi sản xuất nội dung kênh 02TV, một kênh truyền hình chuyên về sức khoẻ và có chuyên mục “Sống cùng HIV”. Đầu dây bên kia có cảm giác Thu Hà đang nén tiếng thở dài: “Em sẽ là cầu nối để A đến được nơi khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí. Phải cho A uống thuốc ngay càng sớm càng tốt anh ạ. Sao ở đời lại có người tội thế không biết.”
Không còn nỗi đau nào hơn thế
Sáng sớm hôm sau tôi gọi cho A., giọng A. bình thản: Em không sao hết, tin vịt. Tôi thở phào nhẹ nhõm định bốc máy mắng cô bạn đồng nghiệp nhưng vẫn bán tín, bán nghi nên gọi cho bố A. Ông thừa nhận chuyện A. bị HIV là có thật. Để chắc chắn, tôi gọi cho bà Phạm Thị Hồng, đang công tác tại Bệnh viện Hà Đông, Hà Nội, người bác sỹ dù không thân quen nhưng dám lấy mạng sống của mình ra “thế chấp” kêu cho ba chàng trai khi biết họ bị tù oan. Khi hỏi đến bệnh tình của A., bà Hồng đã nấc lên trong máy: “Chị đang đứt từng khúc ruột đây, thương nó quá. Em đến nhà chị đi.”
Tôi vội lao xe đến nhà bà Hồng, A. đang ở đó. Nếu trước đây chưa ngồi nói chuyện với A., có lẽ tôi đã quay về. Bà Hồng đưa mắt như muốn nói đừng hỏi thêm gì chuyện bệnh tình của A.
Chẳng khó khăn gì tôi đã tiếp cận được bệnh án của A., bàn tay tôi run run lật tờ phiếu xét nghiệm HIV. Không thể khác được rồi, A. đã bị HIV.
Có lẽ sẽ là thuyết phục hơn nếu A. cho biết vì sao mình bị lây HIV, nhưng tôi hiểu trong lúc này không nên động thêm vào nỗi đau của A. Qua một kênh thông tin được biết, những ngày tại trại giam, trong một buổi chơi thể thao, A. đã va chạm với bạn tù và cả hai cùng chảy máu. Rồi người bạn tù ấy chết, nghe nói vì bị SIDA, khi được trả tự do, A. đi xét nghiệm và kết quả là cầm trong tay “bản án tử hình”.
Bà Hồng khóc, người phụ nữ quyết liệt, “ghê gớm” bao nhiêu trong việc đi kêu oan cho A thì nay lại mềm yếu bấy nhiêu. “Bố A. chỉ còn 40 kg, gia đình đều biết, nhưng A. vẫn giấu mẹ. Mẹ A. mà biết chắc bà ấy không sống nổi”, bà Hồng nói trong tiếng nấc.
Người mẹ 10 năm ròng khóc thương con tù tội, nước mắt cạn hết rồi mà nay phải nhận tin này thì quả thật đớn đau quá. Tôi không dám hình dung cảnh mẹ A. nhận tin con bị HIV và giờ tôi cũng không dám chắc trên gương mặt bình thản như vô cảm, trong đôi mắt thất thần của A. đang ẩn chứa điều gì.
Theo Pháp Luật và Xã Hội
|
Nguyễn Quốc Minh (Theo bee.net.vn) |