Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007462829
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
CHA MẸ TỬ TÙ NGUYỄN VĂN CHƯỞNG ĐƯỢC THÔNG BÁO NHẬN XÁC CON, NHƯNG KHÔNG CÓ GIẤY BÁO THI HÀNH ÁN
05.08.2023 10:14

Xem hình
Ông Nguyễn Trường Chinh - bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con.
NĐ: Tin nhắn của Nhà báo Nguyễn Đức gửi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lúc 17g15 ngày 4/8/2023:
“Kính gửi Chủ tịch nước, tôi là Nhà báo Nguyễn Đức- Biên tập viên Báo Pháp Luật TP.HCM.
Hôm nay tôi nhận thông tin TAND TP Hải Phòng gửi thông báo cho gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng là sắp thi hành án tử đối với Chưởng. Đây là vụ án báo chí viết nhiều, đại biểu quốc hội lên tiếng nhiều. VKS tối cao từng kháng nghị giám đốc thẩm hủy án vì nhiều tình tiết cần làm rõ. Mong Chủ tịch nước xem xét cho tạm hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng và yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án còn nhiều oan khuất này. Kính chúc Chủ tịch nước và gia đình mạnh khỏe.”

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi tin nhắn lúc 21g9p tối 4/8/2023 trả lời Nhà báo Nguyễn Đức về thông tin tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án: “Tôi đã nhận được tin nhắn của Anh !”.
Nguồn:>https://www.facebook.com/nguyenducplo99




Ông Nguyễn Trường Chinh - bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con.

Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng được thông báo nhận xác con nhưng không có giấy báo thi hành án

   Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng bị buộc làm thủ tục nhận xác, tro cốt... dù không nhận được giấy báo thi hành án.

   “Hôm nay họ mời tôi ra Ủy ban Nhân dân xã nơi tôi cư trú ở Hải Dương, để thông báo là gia đình làm thủ tục nhận tro cốt hay là nhận thi hài của Nguyễn Văn Chưởng, thì phải làm đơn trong vòng ba ngày nộp cho Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng để họ sắp xếp. Tôi có nói và ghi vào biên bản là con tôi không có tội mà có cố tình thi hành án tử hình... thì tôi sẽ nhận xác và đem xác đấy lên cơ quan Trung ương đảng, nhà nước Việt Nam để kêu oan cho con.”

   Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Trường Chinh, cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, với RFA vào tối 4/8/2023. Ông Chinh nói tiếp:

   “Tôi cũng hỏi họ là có quyết định thi hành án không, mà có thông báo nhận tro cốt hay xác... thì họ nói có quyết định thi hành án rồi. Nhưng tại sao họ lại không cho tôi biết là thi hành án ngày nào và tôi không nhận được quyết định thi hành án. Họ nói rằng chỉ việc nhận thông báo về tro cốt, nếu không nhận cũng không sao, nhưng thân nhân có quyền yêu cầu nhận tro cốt, xác... Họ chỉ thông báo như vậy, còn họ không nói ngày nào thi hành án, nhưng họ chắc chắn là có quyết định thi hành án rồi.”

   "Tôi cũng hỏi họ là có quyết định thi hành án không, mà có thông báo nhận tro cốt hay xác... thì họ nói có quyết định thi hành án rồi. Nhưng tại sao họ lại không cho tôi biết là thi hành án ngày nào và tôi không nhận được quyết định thi hành án.
                                       -Nguyễn Trường Chinh"

   Thông báo vừa nêu được Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng gởi cho Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng hôm 4/8/2023, trong đó yêu cầu trong 3 ngày phải làm thủ tục nhận xác, tro cốt gởi đến cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng... mặc dù ông Nguyễn Trường Chinh cho biết không hề nhận được giấy báo thi hành án, hiện gia đình ông cũng không rõ chính quyền đã thi hành án đối với Nguyễn Văn Chưởng hay chưa?

   Luật sư Lê Văn Hòa, người tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Trường Chinh - bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, nói với RFA hôm 4/8/2023 từ Hà Nội:

   “Căn cứ vào thông báo này tôi cũng chưa hiểu là họ đã thi hành án hay chưa ? Nhưng tôi nghĩ nhiều khả năng có thể là người ta đã thi hành án rồi, chủ quan của tôi nghĩ như thế. Tôi cho rằng nếu như người ta không có giấy thi hành án báo cho gia đình biết, thì không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Tức là trước khi thi hành án đối với bất cứ một tử tù nào, thì Chánh án Tòa án địa phương đó phải có thông báo để cho gia đình biết, và thông báo đến các cơ quan chức năng của thành phố. Nếu không có cái đó, chỉ thông báo nhận tro cốt hay thi hài là sai hoàn toàn.”



   Vụ án thiếu tá Nguyễn Văn Sinh- Công an phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng bị giết chết khi đang đi tuần tra đã xảy ra hơn 16 năm, Nguyễn Văn Chưởng và bốn người khác bị cáo buộc tội giết người (trong đó, Chưởng bị đề nghị tử hình còn bốn người khác bị án từ 12 tháng đến chung thân). Tử tù Nguyễn Văn Chưởng (nay 40 tuổi) và gia đình đã có nhiều đơn kêu oan, đề nghị các cấp xem xét lại bản án, nhưng đến nay vẫn không được giải quyết.

   Luật sư Lê Văn Hòa cho biết nhận định của ông về vụ án này:

   “Về vụ án Nguyễn Văn Chưởng, từ năm 2013, lúc tôi còn công tác ở Ban Nội chính Trung ương, tôi được Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh lúc đó phân tôi làm Tổ trưởng Tổ kiểm tra án oan, để kiểm tra một số vụ án có đơn kêu oan, trong đó có vụ án Nguyễn Văn Chưởng. Sau khi tổ của tôi làm việc với các cơ quan chức năng từ Tòa án Nhân dân Tối cao, các cơ quan tố tụng của thành phố Hải Phòng... chúng tôi đã có báo cáo khẳng định việc cấp sơ thẩm và phúc thẩm, lúc đó chưa có giám đốc thẩm, đã tuyên án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng là oan.”

   "Trước khi thi hành án đối với bất cứ một tử tù nào, thì Chánh án Tòa án địa phương đó phải có thông báo để cho gia đình biết, và thông báo đến các cơ quan chức năng của thành phố. Nếu không có cái đó, chỉ thông báo nhận tro cốt hay thi hài là sai hoàn toàn.
                                            -Luật sư Lê Văn Hòa"

   Theo Luật sư Lê Văn Hòa, oan bởi vì căn cứ vào quá trình điều tra, đặc biệt trong thu thập hiện trường, cơ quan cảnh sát điều tra của công an Hải Phòng đã vi phạm rất nhiều tố tụng như: ‘khám nghiệm hiện trường còn để sót các chứng cứ dấu hiệu không được làm rõ’. Ông Hòa nói tiếp:

   “Ngay viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, các cuộc họp liên ngành của các cơ quan tố tụng trung ương với các cơ quan tố tụng của thành phố Hải Phòng, thì bản thân người đại diện của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đã băn khoăn rằng cần phải làm rõ các vi phạm tố tụng. Những nội dung không rõ tôi khẳng định là rất nhiều, sau năm 2016 nghỉ hưu tôi cũng đã tiếp tục có nhiều văn bản gửi lãnh đạo đảng, nhà nước và các cơ quan chức năng kiến nghị hãy thành lập đoàn kiểm tra làm rõ bởi vì có dấu hiệu oan sai, tủ hình đối với Nguyễn Văn Chưởng là chưa đủ cơ sở. Vấn đề này đứng trước sinh mệnh của một con người và đã có đơn kêu oan liên tục hơn 10 năm nay, mà bây giờ họ lại có văn bản để nhận xác thì tôi thấy rất đột ngột.”

   Luật sư Lê Văn Hòa cho biết ông cũng vừa có kiến nghị gửi lãnh đạo đảng, nhà nước và các cơ quan chức năng... cần phải có ý kiến chỉ đạo đối với chánh án Tòa án thành phố Hải Phòng, nếu chưa thi hành án tử tù Nguyễn Văn Chưởng, thì cần kiểm tra làm rõ.

   Trong kiến nghị Luật sư Hòa yêu cầu “Hãy dừng thi hành án đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng!!!” Với tư cách là luật sư tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Trường Chinh kêu oan cho con là tử tù Nguyễn Văn Chưởng và với tư cách là nguyên Tổ trưởng Kiểm tra án oan của Ban Nội chính Trung ương, trong đó có vụ án Nguyễn Văn Chưởng, Luật sư Lê Văn Hòa kêu gọi các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng, đặc biệt là Viện Kiểm sát nhân dân tối cao... hãy chỉ đạo Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng dừng việc thi hành án đối với Nguyễn Văn Chưởng để kiểm tra làm rõ các kiến nghị của ông trong 10 năm qua.

   Luật sư Lê Văn Hòa cho biết, ông khẳng định Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình oan, vì rất nhiều vi phạm tố tụng ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa được làm rõ !!!

               RFA
          2023.08.04
       Nguồn:> RFA


XÃ HỘI GÌ ? CHỦ NGHĨA GÌ ? KHI GÁN GHÉP THÀNH “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”

[25.11.2022 01:43]
NĐ: Xã hội gì ? Chủ nghĩa gì ? Xã hội có nhiều loại xã hội. Chủ nghĩa có nhiều thứ chủ nghĩa, thế mà tùy tiện gán ghép thành XHCN hay CNXH. Quốc huy Việt Nam trước 1975 là : VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA. Sau năm 1975, cụ thể vào năm 1976 quốc huy Việt Nam lại đổi tên thật nực cười : CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM vì đã có sự gán ghép vô lối hai chữ "XÃ HỘI" với hai chữ "CHỦ NGHĨA" thành "XÃ HỘI CHỦ NGHĨA" từ thời Liên Xô chưa sụp đổ . Thiết nghĩ Quốc Hội Việt Nam nên gấp rút sữa đổi tên nước cho đúng để người dân trong nước và quốc tế khỏi ôm bụng phì cười mĩa mai về sự ngu sy gán ghép đó.

BA NÀNG XE ÔM - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[07.11.2008 13:43]
NĐ: ..."Ba nàng xe ôm. Trong sạch . Vững mạnh . Ai ai cũng nói . Bác sỹ ký hẳn hoi . Dấu son còn đỏ choét . Báo chí có biết . Tổng biên tập chưa duyệt . Còn lo lo cái niêu . Mặc dù người người khen . Ba xe ôm là nữ . Toàn chở chồng vợ xếp. Các Xếp được tiếng trong sạch. Hết ngồi lo ùn tắc. Biết tiết kiệm xe hơi. Lên cấp cứ liền liền. Biệt thự cứ triền miên..." - Truyện Clip: Ba nàng xe ôm.
Thiết nghĩ, Ba nàng xe ôm biết đâu lại là " Diệu kế " để chống "Ùn tắc " cho các quan chức đang đập đầu xuống đường để suy nghĩ ! He he he....

THẦN DÂN VI HÀNH THIÊN ĐÌNH - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[17.05.2020 01:05]
NĐ: ... Dân là gốc. Dân chịu. Trụi tóc. Trọc đầu. Ra đường. Dân thường cũng như sư cụ. Cảnh sát sờ đầu. Khen mũ bảo hiểm mua đâu mà quá tuyệt. Tuýt còi cho qua...

Cài thắt lưng quên khóa. Quần được đà tụt chân. Thần dân ké chuyên cơ. Về nhà như nằm mơ. Bà xã giang tay đón. Còn nữa phần thỉnh báo. Quẳng vào ngăn tủ thôi. Bà xã nở nụ cười. Thời xu chiêng lên giá.


 Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng - Luật sư Lê Văn Hòa
 
LGT: Nhân sự kiện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án, để giúp bạn đọc theo dõi vụ án, “Tiếng Dân” (>>baotiengdan.com/2023/08/05) xin được đăng lại bài viết của LS Lê Văn Hòa, viết về vụ án này hơn hai năm trước.

  I. Diễn biến vụ án

  Ngày 14/7/2007: Khoảng 21h, trên đoạn đường vào nhà máy thép Đình Vũ (An Hải, Hải Phòng) xảy ra một vụ án mạng, nạn nhân là Nguyễn Văn Sinh, Thiếu tá Cảnh sát hình sự Công an phường Đông Hải 2, Q. Hải An, Hải Phòng. Do vết thương quá nặng, anh Sinh đã chết vào 8h sáng 15/7/2007 tại bệnh viện.

  Ngày 3/8/2007: Rạng sáng, CQCSĐT CATP Hải Phòng bắt giữ Nguyễn Văn Chưởng (sinh 1983, quê: Thôn Trung Tuyến, Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương), là công nhân Công ty TNHH Đại Phát (HP), đã có vợ, không tiền án, tiền sự (Chưởng còn là chủ quán Café Thiên Thần ở phường Đông Hải 2, Hải An, HP). Bị bắt cùng ngày với Chưởng là Đỗ Văn Hoàng và Vũ Toàn Trung.

  Ngày 4/8/2007: Em trai Chưởng là Nguyễn Trọng Đoàn (sinh 1987), xin được giấy xác nhận của một số nhân chứng khẳng định họ đã gặp Chưởng trong buổi tối 14/7/2007 tại quê ở Hải Dương (tức là Chưởng không có mặt tại hiện trường vụ án ở HP vào thời điểm xảy ra án mạng – 2 địa điểm cách xa nhau khoảng 40km).

  Ngày 10/8/2007: Đoàn mang đơn khiếu nại của mẹ cùng giấy xác nhận của các nhân chứng nộp cho CQCSĐT thì liền bị bắt khẩn cấp về tội “Che giấu tội phạm”. Sau này, Cáo trạng cũng quy kết Đoàn đã h/dẫn các nhân chứng “viết đơn, giấy xác nhận để khai báo gian dối và cung cấp tài liệu sai sự thật, che giấu hành vi phạm tội để cho Chưởng được ngoại phạm”.

  Ngày 3/11/2007: Báo Tiền phong có bài “Vụ sát hại một Thiếu tá CA ở Hải Phòng: Những uẩn khúc cần làm rõ”, trong đó, tổ phóng viên điều tra phỏng vấn và trích dẫn đơn thư của một số nhân chứng khẳng định Chưởng có mặt ở quê Hải Dương vào buổi tối diễn ra vụ sát hại Thiếu tá Sinh. Nhân chứng Trần Quang Tuất cho biết: Trước đó, anh bị CQĐT dọa nên sợ hãi và viết lại lời khai là “không nhớ chính xác”.

  Ngày 27/01/2008: CQCSĐT ra Kết luận điều tra, khẳng định Chưởng đã khai nhận cùng Trung và Hoàng chém chết Thiếu tá Sinh với mục đích cướp của để lấy tiền mua heroin.

  Ngày 12/6/2008: TAND TP Hải Phòng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Chưởng, Trung, Hoàng, Đoàn. Chưởng, Hoàng, Trung bị kết tội “Giết người” theo điểm e, g, khoản 1 Điều 93, và tội “Cướp tài sản” theo khoản 1, Điều 133 BLHS: Chưởng bị cáo buộc là chủ mưu, lĩnh án tử hình; Hoàng bị cáo buộc là kẻ thủ ác, lĩnh án chung thân; còn Trung 20 năm tù, do khai nhận hành vi phạm tội + với tình tiết bà nội của Trung được tặng thưởng Huy chương (áp dụng Điều 46 BLHS). Đoàn bị kết án 2 năm tù về tội “Che giấu tội phạm” theo Điều 313 BLHS. (Chưởng, Hoàng, Đoàn đã kháng cáo).

  Ngày 21/11/2008: TANDTC mở phiên tòa phúc thẩm (chủ tọa Nguyễn Văn Sơn) tuyên y án sơ thẩm. Chưởng tiếp tục kháng cáo kêu oan với lý do thời điểm xảy ra vụ án mạng Chưởng không có mặt ở HP mà đang ở quê HD; Hoàng kháng cáo kêu oan với lý do không tham gia cùng Chưởng, Trung; Đoàn kháng cáo kêu oan với lý do việc xác nhận Chưởng có mặt ở quê là đúng sự thật.

  Ngày 7/4/2009: Từ trại giam, Chưởng gửi thư cho mẹ và gia đình, tường thuật lại toàn bộ vụ việc, khẳng định bị tra tấn, ép cung nên mới phải nhận tội:

  “Họ đánh con tới tấp, con không nói được câu nào nữa, họ thôi đánh thì con mới thở được và nói là sao các chú đánh cháu, cháu có làm gì đâu? Và họ nói “Không làm gì thì tao mới đánh, chứ làm gì thì đã không bị đánh” và họ lại tiếp tục đánh con và dùng còng số 8 treo chỉ có hai đầu ngón chân cái chạm xuống đất…Khi ở trên trại Kế, Bắc Giang, con đã nghĩ là mình không thể sống được đến lúc ra trước tòa để nói lên toàn bộ sự thật nên con đã thêu lên tất cả quần áo chữ Chưởng VT tức “Chưởng vô tội”. Cả vỏ gối con cũng thêu nữa, còn áo phông trắng con thêu bài thơ kêu oan…”.

  Ngày 18/4/2011: VKSNDTC ra “Kháng nghị giám đốc thẩm số 09/KN-VKSTC-V3”, đề nghị HĐTP TANDTC xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự phúc thẩm đối với Chưởng để xét xử phúc thẩm lại theo hướng giảm hình phạt cho Chưởng xuống tù chung thân.

  Ngày 7/12/2011: HĐTP TANDTC (gồm 11 thành viên) do Chánh án Trương Hòa Bình làm chủ tọa, mở phiên tòa giám đốc thẩm, bác Kháng nghị của VKSNDTC.

  Ngày 15/5/2012: 5 VPLS biện hộ cho Chưởng cùng làm kiến nghị gửi CTN Trương Tấn Sang, cho rằng kết án tử hình Chưởng là oan, sai, đồng kiến nghị CTN cho dừng việc thi hành án tử hình đối với Chưởng và giao cho CQĐT VKSNDTC xem xét trách nhiệm hình sự của những người tiến hành tố tụng.

  Ngày 18/4/2013: Nhân chứng Trần Quang Tuất (cùng quê với Chưởng, ở Bình Dân, Kim Thành, HD) làm đơn xác nhận thời điểm xảy ra vụ án mạng, Chưởng có mặt ở quê HD. Trong đơn, anh Tuất cũng phản ánh việc bị CA tra tấn, ép cung: “Tôi bị các anh CA dọa nạt, chửi bới, có lúc khóa tay vào ghế, đấm vào đầu, dọa bắt giam tôi… suốt cả ngày làm việc các anh CA luôn bắt ép tôi phải viết là: “Không nhớ rõ thời gian gặp Chưởng, và việc tôi làm giấy xác nhận để gửi cho cơ quan CA trước đây là do tôi nhớ nhầm. Do lo sợ bị bắt giam, nên tôi đã không còn cách nào khác là phải viết theo yêu cầu của CA…”.

  Ngày 10/9/2013: Nhân chứng Trịnh Xuân Trường (bạn của Chưởng) làm đơn gửi VKSNDTC, xác nhận Chưởng có mặt ở quê nhà HD vào tối 14/7/2007. Trong đơn, anh Trường cũng cho biết đã bị tra tấn, ép cung: “Chính CA tên Phong đã dùng thuốc lá đang hút châm bỏng hai bụng cánh tay tôi trước đó. Không chịu được đòn tra tấn quá dã man và do ít hiểu biết về pháp luật nên tôi phải viết theo hướng dẫn của CA”.

  Ngày 20/9/2014: Từ trại tạm giam Trần Phú (HP), Chưởng tiếp tục làm đơn kêu oan.

  Ngày 12/12/2014: Hai LS Phạm Hoàng Việt và Hoàng Văn Quánh (Đoàn LSTP Hà Nội) bào chữa cho Nguyễn Trọng Đoàn và Nguyễn Văn Chưởng, làm đơn kiến nghị cho rằng việc tuyên án tử hình với Chưởng vì tội giết người là thiếu căn cứ, “có rất nhiều điểm còn chưa được CQĐT làm rõ, nhiều điểm mâu thuẫn và vi phạm tố tụng”.

  Ngày 13/3/2015: Trả lời chất vấn của UBTVQH về vụ án Nguyễn Văn Chưởng, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết: Viện trưởng VKSND tối cao có kháng nghị nhưng HĐTP TANDTC bác kháng nghị này. Qua phân tích, TANDTC nhận định, Chưởng là người cầm đầu vụ giết người, cũng là 1 trong những người chém nạn nhân. Quyết định của HĐTP là cao nhất, là sau cùng, Chánh án cũng không thể làm gì được. “Vậy giao Chánh án giải quyết lại thì tôi chịu thua, không có cách nào làm được…Tất nhiên, nếu có kiến nghị của Quốc hội thì chúng tôi sẽ xem xét thận trọng”.

  II. Nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng

  1. Vi phạm thủ tục tố tụng trong bảo vệ, khám nghiệm hiện trường; thu giữ, quản lý vật chứng của vụ án:

  – CQĐT không tổ chức bảo vệ giữ nguyên hiện trường vụ án; việc thu giữ, quản lý vật chứng của vụ án rất tùy tiện: Cảnh sát Phạm Hồng Quang đem áo mưa, áo cảnh sát, dép…của nạn nhân Sinh gửi ở phòng bảo vệ Công ty Neu Hope; còn điện thoại di động và khẩu súng K59 + 1 băng đạn còn 1 viên của anh Sinh thì anh Quang cầm và mang đi đâu không rõ, đến hơn 1h ngày 15/7/2007 mới được lập biên bản thu giữ và đến 17h cùng ngày mới làm thủ tục niêm phong (BL: 517; 535).

  – Vụ giết người xảy ra hồi 21h30’ ngày 14/7/2007, nhưng đến 15h30’ ngày hôm sau mới tổ chức khám nghiệm hiện trường.

  – Việc anh Sinh đi dép hay đi giầy khi bị chém cũng chưa được làm rõ.

Nhân chứng Phạm Hồng Quang khai anh Sinh đi dép (BL: 517); nhân chứng Nguyễn Văn Phước cũng khai anh Sinh đi dép (BL: 535); nhưng nhân chứng Đặng Thái Sơn khai anh Sinh đi giầy đen có dây (BL 523: khai 2 lần; BL: 524).

  2. Đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, thiếu khách quan:

  – Dấu vết để lại trên áo và thi thể nạn nhân khẳng định nạn nhân không chỉ bị tấn công, tác động tại hiện trường, mà có thể đã bị tấn công, tác động trước đó ở một địa điểm khác:

  + Bản Giám định pháp y của Viện khoa học hình sự kết luận: Trên cơ thể nạn nhân, ngoài các dấu vết do các loại hung khí có cạnh sắc nhọn gây nên còn có các vết hằn xây xát da mềm đỏ nâu ở vùng lưng do vật cứng có cạnh dài tiếp xúc hẹp gây ra; ngoài ra còn có các tổn thương bầm tụ máu vùng thắt lưng hai bên do vật tày gây nên. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã kết luận hung khí của nhóm Chưởng là dao, kiếm chứ không có hung khí nào là vật tày (vậy có chăng, trước khi bị chém bằng dao, kiếm là vật sắc, nhọn ở cổng Nhà máy thép Đình Vũ thì anh Sinh đã bị tác động, tấn công bằng vật tày ở địa điểm khác?).

  + Tại Biên bản giao nhận vật chứng thu được tại hiện trường vụ án, ngoài xe máy, dao, kiếm… còn thống kê, bàn giao 1 khẩu trang trắng kẻ xanh (BL:698), nhưng không được làm rõ chiếc khẩu trang đó là của ai và có liên quan đến vụ án hay không?

  + Biên bản giám định không kết luận vân tay ở cò khẩu súng K59 thu tại hiện trường là của ai (vậy lấy cơ sở nào kết luận anh Sinh đã bắn? và cần phải làm rõ khẩu súng đó anh Sinh có được cấp phép sử dụng không? Đơn vị nào cấp? cấp từ khi nào?…).

  + Thời gian sinh hoạt của nạn nhân Sinh trước khi bị chém ở cổng Nhà máy thép Đình Vũ cũng chưa được chứng minh một cách khách quan là ở đâu, làm gì, tiếp xúc với ai để tạo nên thương tích trên thân thể như Bản Giám định pháp y của Viện khoa học hình sự đã kết luận: “Các vết hằn xây xát da mềm đỏ nâu ở vùng lưng do vật cứng có cạnh dài tiếp xúc hẹp gây ra; ngoài ra còn có các tổn thương bầm tụ máu vùng thắt lưng hai bên do vật tày gây nên”, để làm căn cứ xác định nguyên nhân cái chết của nạn nhân.

  + Nhân chứng Phạm Hồng Quang (chiến sỹ CAP Đông Hải 2) khai (BL:515): Ngay sau khi anh Sinh bị bắn, anh Quang nhìn thấy có một người lạ đi cùng Đặng Thái Sơn (chiến sỹ CAP Đông Hải 2) tới chỗ anh Sinh đang nằm hôn mê tại hiện trường, nhưng không làm rõ người lạ đó là ai và đến với mục đích gì?

  – Việc quy kết Hoàng, Trung, Chưởng chém nạn nhân Sinh nhằm cướp tài sản là chưa thuyết phục. Cả 2 cấp xét xử (ST, PT) cũng như Giám đốc thẩm đều đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, suy đoán ép tội (quy kết Chưởng là chủ mưu và bọn Chưởng chém anh Sinh vì mục đích cướp tài sản).

  Căn cứ vào diễn biến vụ án do chính các cơ quan tiến hành tố tụng kết luận, thì trong suốt quá trình chuẩn bị phạm tội cũng như quá trình phạm tội của bọn Chưởng không có sự bàn bạc, phân công vai trò của từng người; không có sự phân công việc chuẩn bị hung khí; không có sự bàn bạc về cách thức sẽ đi cướp; đặc biệt không bàn đến việc sẽ giết người để cướp tài sản (như vậy, không loại trừ nguyên nhân anh Sinh có thể bị chém vì ghen tuông tình ái hoặc mâu thuẫn xã hội?…).

  – Việc xác định Chưởng là chủ mưu và tham gia chém nạn nhân là chưa thực sự khách quan:

  + Lời khai của các bị cáo và một số nhân chứng cho thấy có nhiều mâu thuẫn, không đủ cơ sở kết luận Chưởng là chủ mưu, nhưng không được làm rõ. Các cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu dựa vào lời khai còn nhiều mâu thuẫn của Trung và Phương (người yêu Trung) để buộc tội Chưởng.

  + KLĐT, Quyết định truy tố và các bản án đều khẳng định: Khi phát hiện có người đi xe máy ngược chiều, Chưởng điều khiển xe máy quay lại và chỉ nói một câu “Đây rồi” chứ không có câu nào mang ý nghĩa chỉ huy hay ra lệnh cho cả bọn nhảy xuống chém nạn nhân.

  + Khi Chưởng dừng xe chỉ có Hoàng và Trung tự nhảy xuống chém anh Sinh và một trong những nhát chém của Hoàng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân (Bản giám định pháp y số 33-374/2007 ngày 19-7-2007 của Tổ chức giám định pháp y Hải Phòng kết luận: “Nạn nhân bị một số vết thương tích trên cơ thể, trong đó có 1 vết thương sọ não hở vùng thái dương phải gây choáng chấn thương sọ não nặng không hồi phục quyết định sự chết của nạn nhân).

  Khi anh Sinh nổ súng thì Trung và Hoàng chạy lại chỗ Chưởng vẫn đang ngồi đợi trên xe máy và được Chưởng lái xe bỏ chạy.

  Các bản khai của nhân chứng Nguyễn Văn Phước (bảo vệ Công ty Hoàng Gia) chứng kiến quá trình anh Sinh bị chém đều khẳng định: Có 3 người đèo nhau trên một xe máy, khi gặp anh Sinh chỉ có 2 người ngồi sau nhảy xuống chém, khi anh Sinh nổ súng thì 2 người đó chạy lại chỗ người cầm lái vẫn đang nổ máy đứng đợi, sau đó cả 3 bỏ chạy/ lời khai của nhân chứng Phước phù hợp với lời khai của Chưởng và Trung là Chưởng chính là người điều khiển xe máy chở Hoàng và Trung (BL: 110; 123; 243; 359…).

  + Có nhiều nhân chứng xác định thời điểm xảy ra vụ án, Chưởng có mặt ở quê Hải Dương nhưng không được điều tra, đối chất một cách khách quan.

  + Chưởng khai đã cung cấp bản kê các cuộc gọi đi, gọi đến điện thoại của Chưởng (0974.863.087) trong thời điểm xảy ra vụ án, nhưng không được xem xét.

  + Tại các phiên tòa ST, PT, Chưởng và Hoàng đều phản cung, họ khai rằng việc họ nhận tội ở CQĐT là do bị ép cung, bị đánh đập (vậy phải chăng đó chính là nguyên nhân làm cho các lời khai của Hoàng, Chưởng, Trung có nhiều mâu thuẫn?), nhưng không được điều tra làm rõ.

  + Các lời khai mâu thuẫn, hành vi, hung khí và dấu vết trên cơ thể nạn nhân không phù hợp cũng không được thực nghiệm điều tra làm rõ…

                  Luật sư Lê Văn Hòa
      Nguồn:> BOXIT.VN (https://boxitvn.blogspot.com/)

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) & ÔNG TRẦN MỘNG HÙNG
ĐỒNG LÕA VỚI TỘI PHẠM CHIẾN TRANH PUTIN, ĐỜI ĐỜI BỊ NHÂN LOẠI YÊU CHUỘNG HÒA BÌNH PHỈ NHỔ
PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, TRỢ LÝ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI PHẠM THÁI HÀ BỊ BẮT. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ BỊ BÃI NHIỆM MỌI CHỨC VỤ ???
NHẰM HÒA GIẢI DÂN TỘC, HƠN LÚC NÀO HẾT VIỆT NAM CẦN ĐỔI TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ THÀNH TÊN CÁC LOÀI HOA
“GIA ĐÌNH CHÍNH LÀ NƠI GIỔ TỔ, CÒN TẤT THẢY CÁC NƠI KHÁC CHỈ LÀ CHỔ VUI CHƠI MÀ THÔI” - NGUYỄN QUÔC MINH ( NGÀY ĐÊM)
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 31/05/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Người tài sẽ không lạy lục mua chuộc ai. Kẻ hèn kém sẽ dung tiền để mua bằng được tài năng.
E.ZOLA.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm