Lượt truy cập 
 Đang online 004
 Tổng số : 007529045
 
Tin tức » Con tạo xoay vần Hôm nay là :
AI ĐÃ BỊA ĐẶT RA HÌNH TƯỢNG EM BÉ ĐUỐC SỐNG LÊ VĂN TÁM ? - GS.Sử học Phan Huy Lê.
22.04.2015 04:05

NĐ: Nhân chứng lịch sử : Nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1-1-1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).
Vâng ! Biết sự thật như vậy, nhưng ông GS Trần Huy Liệu có chức danh Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học Việt Nam lại dối trá bịp bợm tráo trở bịa đặt ra hình tượng em bé "Đuốc sống Lê Văn Tám" là can tội xuyên tạc Lịch sử và lừa đảo dân tộc Việt Nam và Quốc tế.

 

Giáo sư Sử học, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, sinh 23-2-1934 tại làng Thu Hoạch, xã Thạch Châu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Người cha của GS. Sử học Phan Huy Lê là tiến sỹ Nho học Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm.
 
GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám

Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám” – GS Phan Huy Lê.

Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực” – GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.

GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại

Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.

Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình  những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 – 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.

Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 – 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.

GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.

Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.

GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.

Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.

Cũng xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28 – 8 – 1945 đến ngày 1 – 1 – 1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 – 1 – 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 – 3 – 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 – 1948?” sau sự kiện trên.

Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.

GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc.

Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.

Ngày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.

- Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10-1945.

- Thái độ ứng xử đối với biểu tượng Lê Văn Tám.

Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10-1945:

Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.

Nhân chứng lịch sử:

Tôi đã có dịp hỏi GS Trần Văn Giàu – lúc đó giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ, thì GS khẳng định có sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện.

Nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1-1-1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).

Tư liệu báo chí:

Tư liệu báo chí lúc bấy giờ thì tại Thư viện quốc gia Hà Nội lưu giữ được rất ít, các số báo lại không đủ. Bước đầu tôi mới tìm thấy thông tin liên quan với Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy trong báo Quyết chiến là “cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân”, tòa soạn đặt ở phố Nguyễn Tri Phương, Thuận Hóa; báo Cờ giải phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” và báo Thời mới do Nguyễn Văn Luận làm Chủ nhiệm; nhưng các số không liên tục, không đủ.

Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, ?- 10 – 1945 đưa tin dưới tít lớn Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình đốt cháy kho dầu Simon Piétri với nội dung như sau: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày.

Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 – 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.

Ngày phát hành số báo, in ngày “thứ sáu”, số ngày không rõ và có người viết thêm bút mực con số 7, tiếp theo là tháng “10 – 45”. Theo lịch năm 1945, trong tháng 10 có 3 ngày thứ sáu là ngày 12, 19 và 26. Trong bản tin có nhắc đến buổi phát thanh của Đài Sài Gòn ngày 17, vậy ngày thứ sáu của tờ báo phải sau ngày đó và có thể xác định là ngày 19 – 10 – 1945.

Báo Thời mới số 6 ngày 28 – 10 – 1945, nhân lễ khai mạc Ngày Cứu quốc do Tổng hội sinh viên cứu quốc tổ chức, đăng bài Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày 21-10-1945 như sau: “Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn.

Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông giầy tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đinh liệu, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho.

Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề. Nhà chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những người Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi.

Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi riêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ.

Trong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài ba mươi cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào rập tắt”.

Báo Cờ giải phóng số ra ngày 25-10-1945, đưa lên trang đầu hình ảnh một người đang bốc cháy xông về phía trước kèm theo lời “Tinh thần anh dũng của đồng bào Nam Bộ muôn năm”.

Báo Cờ giải phóng ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm: “trích đăng một vài tấm gương xung phong anh dũng đã được nêu lên trên mặt báo chí miền Nam”, có đoạn đưa tin: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa.

Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào.

Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”.

Dưới bản tin có ghi chú “Kèn gọi lính, ngày 8 – 10 – 1945”. Như vậy báo đưa tin theo tin của báo Kèn gọi lính ngày 8 – 10 – 1945 và theo đó, kho đạn bị đốt cháy phải trước ngày 8 – 10 – 1945, ít ra là ngày  7-10-1945.  

Trên đây là một số thông tin lấy từ báo chí ở thời điểm gần nhất với sự kiện liên quan đến chuyện Lê Văn Tám. Tôi hi vọng là những người quan tâm đến chuyện này có thể tìm kiếm và thu thập thêm thông tin báo chí mà tôi chưa được tiếp cận.

Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8-4-1946 mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đến trong hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện Lê Văn Tám.

Trong những báo trên, thông tin sớm nhất là “Kèn gọi lính” do báo Cờ giải phóng trích đăng ngày 5-11-1945. Rất tiếc là tôi không tìm thấy báo Kèn gọi lính mà căn cứ theo đoạn trích của Cờ giải phóng. Theo thông tin này thì “một em thiếu nhi 16 tuổi” đốt kho đạn Thị Nghè trước ngày 8-10-1945, chứ không phải kho xăng Thị Nghè.

Báo Quyết Chiến ngày 19? – 10 – 1945 lại đưa tin “kho dầu Simon Piétri” bị “một chiến sĩ ta” đốt cháy vào trước ngày 17 – 10 – 1945. Kho đạn ở Sở thú và kho xăng ở Thị Nghè là hai địa điểm gần nhau. Như vậy theo những thông tin gần thời điểm xảy ra sự kiện thì vẫn còn phải tìm thêm cứ liệu để xác định là kho đạn hay kho xăng và thời điểm là ngày nào, chắc hẳn trước ngày 17 – 10 – 1945.

Rồi người thực hiện là “em thiếu nhi 16 tuổi” (Kèn gọi lính) hay “một chiến sĩ ta” (Quyết chiến) hay “anh dân quân tẩm dầu vào người” (Thời mới). Việc tẩm xăng vào người, lúc đó cũng đã gây ra sự bàn luận.

Thời mới đã bác bỏ chuyện người chiến sĩ tẩm dầu vào người xông vào kho xăng vì “không phải thế, làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho” và cho rằng người chiến sĩ phải “dùng mưu nhiều lắm” để lẻn vào gần kho xăng rồi mới “tẩm dầu vào người”, dùng súng bắn thủng các thùng xăng và châm diêm vào người, nhảy vào đám thùng xăng. Không biết tác giả dựa trên căn cứ nào nhưng về khách quan, cách trình bày này hợp lý hơn.

Với những thông tin đã tập hợp, tuy chưa đủ và còn một số khía cạnh chưa xác minh được (kho xăng hay kho đạn, thời điểm, người đốt) nhưng sự kiện kho xăng (hay đạn) của địch ở Thị Nghè (hay gần Thị Nghè) bị ta đốt cháy là có thật.

Ngay lúc đó, trên báo chí đã xuất hiện những thông tin khác nhau về người đốt và cách đốt kho xăng, tuy nhiên có điểm chung là gắn với hình ảnh một chiến sĩ tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch và không có tên Lê Văn Tám hay tính danh của người chiến sĩ đã hi sinh.

Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám.  

Vấn đề thứ hai là cách ứng xử đối với biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám”:

Trong bàn luận, cũng có người nghĩ rằng, “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một “biểu tượng”, một “tượng đài” yêu nước. Tôi quan niệm hoàn toàn khác.

Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Dĩ nhiên, với trách nhiệm công dân, có những sự thật trong một bối cảnh cụ thể nào đó liên quan đến bí mật quốc gia hay ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của dân tộc, nhà sử học chưa được công bố.

Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử  đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh.

Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền thuyết như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm…, kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.

Ví dụ những phát hiện khảo cổ học về đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn, kho mũi tên đồng ở Cổ Loa và gần đây, hệ thống lò đúc mũi tên đồng ngay trong thành Nội của thành Cổ Loa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt lõi lịch sử của hình ảnh ngựa sắt của Thánh Gióng, vai trò của nỏ thần của An Dương Vương. Chuyện vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm vẫn nguyên giá trị thiêng liêng, không hề bị ảnh hưởng bởi việc nghiên cứu giống rùa và tuổi thọ của rùa Hồ Gươm…

Biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám.

Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám.

Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên… mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có người lại nhận là hậu duệ của nhân vật này.

Đến đây, tôi đã làm tròn trách nhiệm đối với lời dặn của cố GS Trần Huy Liệu, kèm thêm một số đề xuất để xử lý câu chuyện Lê Văn Tám. Tôi hoàn toàn không coi đấy là việc làm trái với phẩm chất trung thực hay lương tâm của nhà sử học, cũng không ảnh hưởng đến uy tín của GS Trần Huy Liệu và càng không làm đổ một biểu tượng hay tượng đài yêu nước. Tôi nhấn mạnh, theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.

                                 * GS Phan Huy Lê

Nguồn:
>> GoogLe  (https://dongphuonghoc.org//article/290/gs-phan-huy-le-tra-lai-su-that-hinh-tuong-le-van-tam.html)
>> Google http://levantam.elc.vn/home/vi/news/CHIA-SE/GS-Phan-Huy-Le-Tra-lai-su-that-hinh-tuong-Le-Van-Tam-56/
>> Google (https://fos.ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tan-man-phuong-dong/gs-phan-huy-le-tra-lai-su-that-hinh-tuong-le-van-tam-290.html)



Các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc,... nói về sự thật ai đã bịa đặt ra người phụ nữ bị bệnh tâm thần thành anh hùng Võ Thị Sáu
 
SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN:

[15.12.2012 18:43]

NĐ:“Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.

CHUẨN ĐÔ ĐỐC LÊ KẾ LÂM TUYÊN BỐ: KHÔNG CÓ TRẬN HẢI CHIẾN GẠC MA, MÀ ĐÓ LÀ MỘT CUỘC THẢM SÁT


NĐ: Ngày Đêm trân trọng chuyển tải video Clip tường thuật buổi ra mắt tác phẩm "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" được tổ chức trọng thể tại Sài Gòn ngày 10-7-2018 toàn văn lời tuyên bố của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nhìn lại sự kiện mà Tàu Cộng đã thảm sát 64 chiến sỹ QĐND Việt Nam trên đảo Gạc Ma bởi cái lệnh của Nhóm lợi ích độc đảng toàn trị độc tài tham nhũng ý thức hệ Trung Cộng sẵn sàng bán rẽ giang sơn Tổ quốc.
 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI DIỆN VỚI 5 CHỮ CHÍNH - Tác giả: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai,nguyên Vụ trưởng của Ban Dân Vận TW, TBT Tạp chí Dân Vận. Hiện nay là Giám đốc Trung tâm Minh triết VN.


[26.12.2015 05:02]
NĐ: LỜI PHẢN BIỆN - "Sự thật không thể dấu diếm hay bẻ cong và sự dối trá lừa bịp sẽ phải trả giá cho tương lai. Nên nói rõ sự thật để thế hệ trẻ dễ dàng tha thứ, hơn là các nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị cứ tiếp tục tiêu phí hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân tiếp tục dối trá lừa bịp mọi người để rồi khi sự thật được phơi bày sau một cái nhấp "chuột" trên Internet của thời đại công nghệ tin học, thì mất niềm tin là mất tất cả. Chính sự sai lầm mà biết xin lỗi mới khôi phục niềm tin, không phải khôi phục niềm tin từ sự tiếp tục tuyên truyền dối trá lừa bịp." - Nguyễn Quốc Minh

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TẦM CỞ QUỐC TẾ TRẢ LỜI BÁO CHÍ VỀ SỰ THẬT ÔNG HỒ CHÍ MINH - NGUỒN GOOGLE - YOUTUBE


[04.06.2015 20:18]
LỜI PHẢN BIỆN - "Sự thật không thể dấu diếm hay bẻ cong và sự dối trá lừa bịp sẽ phải trả giá cho tương lai. Nên nói rõ sự thật để thế hệ trẻ dễ dàng tha thứ, hơn là các nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị cứ tiếp tục tiêu phí hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân tiếp tục dối trá lừa bịp mọi người để rồi khi sự thật được phơi bày sau một cái nhấp "chuột" trên Internet của thời đại công nghệ tin học, thì mất niềm tin là mất tất cả. Chính sự sai lầm mà biết xin lỗi mới khôi phục niềm tin, không phải khôi phục niềm tin từ sự tiếp tục tuyên truyền dối trá lừa bịp." - Nguyễn Quốc Minh

CẢN TRỞ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CÓ THỂ BỊ TÙ 7 NĂM  

[01.04.2015 21:01]
NĐ: Cụ thể, người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.

Một số hình ảnh dưới bức tượng "Tần Thủy Hoàng" trong ngày 01-10-2010 tại vườn hoa Chí Linh Hà Nội.

[01.10.2010 21:06]
.." Từ lâu, các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long là vào thời điểm tháng 7/1010 chứ không phải là ngày 01/ 10/1010. Lúc dời đô về Thăng Long, nhà vua mới 36 tuổi và không hề có đội mũ như vua Tần Thủy Hoàng.

Hiện nay, không chỉ các nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định, bức tượng được dựng tại vườn hoa Chí Linh đó không phải dung mạo vua Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn) mà những người dân bình thường nhất qua đây cũng nhận thức được đó chỉ là bức tượng của một người Tàu đội mũ vua Tần Thủy Hoàng".>>>

Đấy là một sự nói dối vĩ đại, một sự bịp bợm vĩ đại - GS. Tương Lai trả lời báo chí

[28.02.2014 18:39]
NĐ: "Còn có một anh khác tuyên bố là “không, đảng ta không thừa nhận tam quyền phân lập!” thì như vậy anh ta đã phủ nhận thành tựu của nền văn minh loài người. Bởi vì tam quyền phân lập đâu phải là sản phẩm tư sản, đấy chính là một quá trình dài lâu trong lịch sử người ta mới tìm ra được. Bây giờ họ quay lưng lại vứt bỏ, và chỉ nghĩ rằng là chuyên chế vô sản thì mới có thể là triệu lần dân chủ hơn. Đấy là một sự nói dối vĩ đại, một sự bịp bợm vĩ đại, và vì bịp bợm như thế thì dân không tin, và khi anh đã bịp bợm lớn như vậy thì mọi điều khác người ta cũng không tin." - GS. Tương Lai.

 

ĐẠO VĂN KHIÊU TA - thơ cười của Nguyễn Quốc Minh



LÀM TỔNG THỐNG MỸ LÀ BIẾT TRÂN TRỌNG CHỈ TRÍCH - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[25.05.2016 16:40]
NĐ:..."Thạc sỹ Ve Chai thì nhún nhảy cười xòa :
- Đợt này, em sẽ tới 24 Lê Văn Hưu Hà Nội, ngồi đúng cái ghế nhựa mà Barack Obam đã ngồi để ăn tô bún chả cho đỡ mỏi chân.
Chị bán mắm tôm phụ họa:
- Đừng tưởng bở ! Không phải cái ghế mà các quan chức Nhóm lợi ích tham nhũng thân Trung Cộng chạy chọt đâu. Cái ghế nhựa màu xanh đó, ông bà chủ Bún chả chắc cất kín rồi..." - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.


QUY NHƠN FLC TUYỆT VỜI

NĐ: Với tư cách là một cổ đông nhỏ của Tập đoàn FLC, Ngày Đêm đã bay về thăm TP. Quy Nhơn và FLC Quy Nhơn. Thời gian không nhiều để được đến tận nơi các điểm du lịch nên thơ của miền biển cả đầy sóng vỗ, tình người bao la của vùng đất lành chim đậu. Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Quy Nhơn FLC tuyệt vời. Đây cũng là món quà nhỏ có thể có ý nghĩa không nhỏ gửi tặng đồng bào trong cả nước và trên toàn Thế giới biết thêm phần nào sự đổi mới giàu đẹp của Tp. Quy Nhơn trong đó có phần đóng góp xứng đáng của FLC.

MƯA CHIỀU MIỀN TRUNG - VUI VUI NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1-10 TẠI HỘI HƯU TRÍ TRỤ SỞ CHÍNH VIETINBANK

[01.10.2018 17:16]
NĐ: Sẽ có điều bất ngờ & ngạc nhiên khi Ngày Đêm trình diễn một "Tiết mục Văn nghệ đặc sắc có một không hai" chào mừng Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 1-10 tại Hội hưu trí Trụ sở chính Vietinbank. Tiếng cười hơn mười thang thuốc bổ, Ngày Đêm hy vọng được chia sẻ niềm vui tới quý vị gần xa món quà nhỏ Video Clip: VUI VUI NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1-10 gồm Văn nghệ đặc sắc -> Trao tặng quà -> Chụp ảnh lưu niệm -> Liên hoan tiệc mặn cụng ly chúc sức khỏe dồi dào & gặp nhiều may mắn !


HỘI HƯU TRÍ TRỤ SỞ CHÍNH VIETINBANK MỪNG XUÂN 

NĐ: Sự tồn tại và phát triển luôn luôn được nhân lên bởi Niềm tin - Hy vọng - Tương lai vì một thế giới Hòa bình - Tự do - Nhân quyền - Dân chủ. Thế lực thù địch & phản động không ai khác là những kẻ bán nước hại dân, nói một đằng làm một nẻo, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, độc tài, bắt bớ tù đày dân oan, vi phạm trắng trợn nhân quyền đã cam kết với LHQ, gây ra thảm họa Formosa khủng khiếp về môi trường biển ở các tỉnh miền Trung và bùn đỏ Bauxite Tây Nguyên. 

DU LỊCH TÂY BẮC - CẢNH SẮC TUYỆT VỜI !

NĐ: Núi Rừng gọi ta - Miền Tây Bắc Việt Nam thật tuyệt vời. Núi cao chót vót nhìn xuống ruộng bậc thang muôn sắc màu của sự sống được con người lao động cần cù một nắng hai sương vẽ nên bức tranh thật kỳ diệu của thiên nhiên. Vâng, Sa Pa - Fan xi păng ta, nơi độ cao trên 3.000 m quanh năm mây mù, gió lộng, nay đã có cáp treo lên nữa lưng chừng núi, ta theo 900 bậc đi lên. Ta chinh phục độ cao và sung sướng reo lên : Núi Rừng Tây Bắc ơi ! Ta đã về đây.

NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIETINBANK - NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

NĐ: Từ ngày thành lập, đến nay VietinBank đã 27 năm. Vượt qua nhiều gian truân, thử thách VietinBank đang ở tuổi trưởng thành và không ngừng phát triển trong đó có sự đống góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đã nghỉ hưu. Hàng năm, cứ đến ngày Quốc tế người cao tuổi 01-10, toàn hệ thống VietinBank tiến hành tổ chức trọng thể và chu đáo họp mặt thân mật cán bộ nhân viên nghỉ hưu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Đón chào Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 01-10-2015, đội ngũ hưu trí thuộc Trụ sở chính đã được VietinBank tổ chức trọng thể, chu đáo.


KỶ NIỆM 35 NĂM RỜI GHẾ SINH VIÊN CỦA CÁNH BẮC C14 TẠI HÀ NỘI - LÀO CAI

NĐ: Vâng ! Nhóm hội cánh bắc C-14 được mọi người tán thưởng dành cho Nguyễn Đăng Mộng đầy sức lan tỏa của sự nhiệt tình bạn bè và 2 cựu sinh viên nữa trong ban liên lạc tổ chức những ngày giao lưu gặp mặt thân mật giữa Cánh bắc C-14 Hà Nội gặp Cánh nam C-14 Sài Gòn.
Vâng ! Thay cho lời chúc sức khỏe và gặp nhiều may mắn, Ngày Đêm xin gửi đến bạn bè gần xa một số hình ảnh cùng âm điệu tiếng nói, tiếng cười tràn đầy sức sống và niềm tin trên những nẻo đường của Quả đất đang quay quay.


KHI CÔNG LÝ MẶC QUẦN NHỎ LÊN BÌA - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[18.11.2014 17:28]
NĐ: "...Chị vợ phấn chấn cười toáng lên:
- Danh hài Công Lý hôm qua lên bìa sách Bộ luật dân sự năm 2014 rồi. Trông ngộ lắm. Lại cởi truồng, mặc quần nhỏ pha lê. Lo chi thiếu tiền.
Tiến Sỹ Xe Ôm nóng mặt tung chăn quên cả rét:
- Việt Nam làm gì có công lý ?
- Đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai đã khẳng định điều đó trên báo chí. Ở các nước Nhân quyền dân chủ, người ta thờ Thần Công Lý. Còn Bộ luật dân sự Việt Nam lại tôn hài Công Lý mặc quần Xilip lên bìa.
Tiến Sỹ xe ôm khâm phục:
- Danh hài Công Lý lên bìa sách nào cũng xứng tầm. Tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Em có thông tin từ Blog nào vậy ?" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

TÌNH NON NƯỚC - Video Clip du ngoạn Miền Trung, thân tặng các đồng nghiệp !

[17.05.2014 04:52]
Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung. Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

ĐỒ SƠN BIỂN NHỚ - Video Clip thân tặng đồng nghiệp

NĐ: Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video 
Clip: Đồ Sơn biển nhớ, thân tặng đồng
 nghiệp, như là món quà nhỏ ghi lại
khoảnh khắc những hình ảnh đằm
 thắm tình cảm vui tươi ở Đồ Sơn
 Hải Phòng.Nguyễn Quốc Minh, kính chúc
 các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi
 dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

VIỆT NAM DẬY MÙA THU - Thơ Nguyễn Quốc Minh, thân tặng SV.Nguyễn Phương Uyên

[22.08.2013 18:06]
NĐ: "...Lũ quan tham độc ác
Dậm chân kiểu Hít Le
Uốn mồm theo Đại Hán
Phương Uyên mỉm cười chê..." - thơ Nguyễn Quốc Minh

TỐP "8-3" Ế CHỢ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[01.03.2011 05:10]
* Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành.
* Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.
* Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !

MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[08.07.2013 01:33]
NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...

KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm. 

ĐỔI NHÀ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[20.03.2013 05:04]
NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh 

THI CHẤT XÁM - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[06.03.2013 23:29]
NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi "chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay, nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa, cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ có thưởng cao hơn.

PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG

[22.11.2013 04:45]
NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

SÁU CÂY CHUỐI HỘT- Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh - Đăng ký Tham gia dự thi giải thưởng Nobel Văn học Quốc tế 2010,...

[12.07.2009 03:35]
NĐ: SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột ? Chuối hột chát và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa trong lòng nó.
Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp (xuống dòng) của thơ.

CON ĐÒ TÓC PHẤN ĐI XA - thơ Nguyễn Quốc Minh, kính tặng thầy giáo Đinh Đăng Định

[03.04.2014 21:39]
NĐ:

Thầy giáo Đinh Đăng Định
Về xứ sở Thần tiên
Tiếng cồng chiêng vang mãi
Cùng đồng bào Tây Nguyên.

TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Khi cha cho con ăn, cha con cùng cười. Khi con cho cha ăn, cha con cùng khóc.
J.F.BLADE.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm