Lượt truy cập 
 Đang online 002
 Tổng số : 007530019
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
NHỚ THƯƠNG NHÀ VĂN YÊU NƯỚC BÙI NGỌC TẤN, ĐỌC LẠI CHUYỆN KỂ NĂM 2000
22.12.2014 20:19

Xem hình
NĐ: "Bài này tập trung nhắc đến món nợ lớn nhất mà Bùi Ngọc Tấn khi ra đi, đã để lại cho đời là tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000. Tác phẩm đã là biến cố của văn học Việt Nam, vào mùa xuân đầu tiên của thiên niên kỷ, không những vì giá trị của nó, mà vì nó đã bị ngăn cấm, tịch thu và thiêu hủy, theo lệnh của nhà nước ký ngày 16.3.2000. Cho đến hôm nay, khi loan tin Bùi Ngọc Tấn qua đời, nhiều báo chí chính thống trong nước vẫn cố tình loại bỏ Chuyện kể năm 2000 ra khỏi tiểu sử của tác giả." - Đặng Tiến.

VIỆC GIẬT BĂNG TANG LẠI DIỄN RA TẠI ĐÁM TANG NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN


                   Các nhân sỹ trí thức yêu nước viếng Nhà văn Bùi Ngọc Tấn

  Chuyện an ninh giật băng tang của một số vòng hoa tại đám tang Luật sư Lê Hiếu Đằng, một thành viên trong Nhóm cố vấn của Diễn đàn XHDS,  một năm trước mọi người đã biết. Các nhân sĩ lúc đó đã làm lại các băng tang để gắn vào.

Năm nay tại đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn, ở Hải Phòng, việc đó lại diễn ra. Ngày 19-12-2014 băng tang các vòng hoa của Diễn đàn (Paris) và Ban Vận động Văn đoàn Độc Lập Việt Nam đã bị giật đi, và 2 đoàn đã vào viếng với các vòng hoa bị mất băng tang.

Nghe Nhà văn Nguyên Ngọc thông báo tôi hỏi anh: "Sao không có băng tang thứ 2 để gắn vào như các anh đã làm ở Sài Gòn trong đám tang LS Lê Hiếu Đằng?" Anh bảo ở Hải Phòng tưởng văn minh hơn, và cũng không có anh em thông thạo như ở Sài Gòn nên đã không nghĩ đến.

Sáng 20-12-2014, chúng tôi xuống Hải Phòng sớm. Đặt mua vòng hoa và đặt 2 băng tang hệt nhau. Cô bán hoa ngạc nhiên hỏi 1 hay 2 nhưng chúng tôi chỉ nói 2 chứ không giải thích.

Cô làm xong 2 băng tang, gắn 1 băng vào vòng hoa và 1 gói lại cẩn thận kèm theo đủ đinh ghim. Chúng tôi đút vào túi. Và đi đến tang gia.

Từ đường vào đến nơi viếng khoảng 50-70 mét đầy công an, một số mang mặc sắc phục, đa số mặc thường phục. 1 người để ngửa vòng hoa và đội trên đầu mang vào nên chẳng ai nhìn thấy băng tang. Đến chỗ đăng ký thì có 1 nhân viên ngồi sát để chụp hình nhưng chưa kịp ra tay thì vòng hoa được mang vào và chúng tôi đã viếng nhà văn Bùi Ngọc Tấn với vòng hoa đầy đủ.

Sau đó vòng hoa được mang ra ngoài để cùng các vòng hoa khác thì băng tang của Diễn đàn XHDS cũng bị giật mất.

Xe tang và đoàn người viếng đi một vòng thành phố Hải Phòng, từ nơi viếng theo một đường về nơi Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn đã ở, rồi từ đó theo một đường khác ra đến nghĩa trang để Anh Tấn nhìn lại thành phố thương yêu của mình. Anh còn được đoàn cảnh sát "dẹp đường" hộ tống suốt đường cho đến nghĩa trang. Tại đó xe hoa dỡ các vòng hoa xuống để đưa đến mộ. Chúng tôi lấy lại vòng hoa đã bị giật mất băng tang và gắn băng tang thứ hai vào và mang đến mộ anh như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, thành viên từ ngày đầu tiên của Diễn Đàn XHDS. Khi mọi người đề nghị anh vào nhóm cố vấn Anh Tấn đã khéo léo từ chối "mình đang phải hoàn tất cuốn sách cuối cùng, nên muốn lắm nhưng không thể tham gia" và tuần tới cuốn sách Thời biến đổi gen của Anh sẽ ra mắt bạn đọc.

                                           
TS. Nguyễn Quang A
Nguồn > Google - BVN

Nhớ thương Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, đọc lại Chuyện kể năm 2000
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời tại nhà ở Hải Phòng lúc 06.15 giờ, ngày 18.12.2014, sau cơn bệnh hiểm nghèo vào tuổi 80; bình thường ra, thì sự kiện cũng nằm trong quy luật của trời đất. Nhưng tin buồn, mà bạn bè lo âu chờ đợi, vẫn gây chấn động mạnh trong dư luận văn nghệ, vì tình huống đặc biệt của người quá cố. Dĩ nhiên, Bùi Ngọc Tấn là tác gia tài năng, đã để lại cho đời một sự nghiệp xuất sắc sau bao nhiêu oan nghiệt. Nhưng dường như không phải chỉ có thế: Bùi Ngọc Tấn ra đi để lại một món nợ mà cuộc đời sẽ không trả nổi; nói cuộc đời, chớ chẳng cần nói đến Lịch sử hay Văn học, những từ ngữ trịnh trọng, vừa chua cay vừa phù phiếm.

Bài này tập trung nhắc đến món nợ lớn nhất mà Bùi Ngọc Tấn khi ra đi, đã để lại cho đời là tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000. Tác phẩm đã là biến cố của văn học Việt Nam, vào mùa xuân đầu tiên của thiên niên kỷ, không những vì giá trị của nó, mà vì nó đã bị ngăn cấm, tịch thu và thiêu hủy, theo lệnh của nhà nước ký ngày 16.3.2000. Cho đến hôm nay, khi loan tin Bùi Ngọc Tấn qua đời, nhiều báo chí chính thống trong nước vẫn cố tình loại bỏ Chuyện kể năm 2000 ra khỏi tiểu sử của tác giả.

Cái gì mà ghê gớm như vậy ? Khó bề tóm lược tác phẩm trong một câu, nhưng ta có thể tâm đắc với nhà thơ Đoàn thị Lam Luyến, biên tập viên Nhà xuất bản Thanh niên khi đặt Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, đã trình bày: «truyện viết về một người của ta, bị ta bỏ tù, tập 1 trong tù, tập 2 ra tù, nhưng tập 2 ảm đạm hơn tập 1». Tôi chưa nghe được tóm lược nào hàm súc và ý nhị hơn lời đặt hàng ứng khẩu qua điện thoại này.

Nhưng lệnh cấm lại là một cách quảng cáo đắc lực cho cuốn sách chỉ vừa mới lưu hành được 300 bản. Sau đó tác phẩm được các mạng lưới điện tử truyền đi, các nhà xuất bản ngoài nước in lại, đầu tiên là nhà Thời mới (Canada), nhóm Hợp lưu (Hoa kỳ), Diễn đàn Forum (Paris), các nhà Văn nghệ, Tự lực (Hoa Kỳ) và có thể còn nhiều nơi khác in lại. Trong nước thì sách in chui lên đến nhiều vạn bản, giá đắt gấp ba, bốn lần giá gốc. Trong năm nay thôi, ấn bản giấy tốt, ấn loát đẹp, in đến 500 bản, dành cho tác giả tặng bạn, vẫn là sách chui.

Những trích dẫn trong bài này dựa theo ấn bản điện tử năm 2000.

Tác phẩm và tác giả

Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn là một tác phẩm văn học hay, có hiệu lực phê phán và tố cáo xã hội toàn trị. Ngoài ra, còn có giá trị văn chương nghệ thuật, đáng được phân tích trân trọng và đề cao.

Cuốn sách mô tả cảnh tù đày trong nhiều trại giam từ 1968 đến 1973 và những đoạ đày, bất công, phi lý của toàn xã hội miền Bắc những năm sau đó. Tác phẩm sắc nét hiện thực phê phán, và tố cáo không khoan nhượng. Điều đáng ngạc nhiên là làm sao thời đó, Nhà xuất bản Thanh niên, của Đoàn Thanh niên Cộng sản, lại ấn hành một tác phẩm như vậy, đã đưa lọt qua bao nhiêu vòng duyệt xét của nhiều tầng lớp kiểm duyệt.

Bùi Ngọc Tấn, sinh năm 1934, quê huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, viết văn từ 1954, làm phóng viên cho báo Tiền phong, Hà Nội rồi báo Hải Phòng kiến thiết, sau đó mất việc vì lập trường chính trị, đến khi bị bắt tháng 11 năm 1968 với tội danh “phản cách mạng, tuyên truyền chống chế độ”, ít lâu sau nhà văn Vũ Thư Hiên, bạn ông, trong cùng một vụ án (về sau) được gọi là “ xét lại chống đảng”. Được phóng thích năm 1973, ông về lại Hải Phòng sống lây lất bên lề xã hội, làm đủ thứ nghề để mưu sinh, và không có tác phẩm in ấn trong hai mươi năm. Mãi đến 1993 mới có bài Thời đã mất về Nguyên Hồng đăng trên báo Cửa biển tại Hải Phòng, năm 1995, được in thành sách, với một số hồi ký khác: Một thời để mất, 180 trang. Và sau đó là Những người rách việc, 1996, gồm 8 truyện ngắn. Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại, dưới dạng bản thảo, bị công an tịch thu không trả lại.

Lao pháp, cơ sở của chế độ

Chuyện kể năm 2000 chủ yếu thuật lại một đoạn đời của nhân vật chính Nguyễn Văn Tuấn qua năm năm tù đày, không xét xử, qua nhiều xà lim tiền trạm trước khi chuyển đến các trại tập trung cải tạo miền thượng du Việt Bắc (1968-1973). Và vài năm sau đó, khi ông về sống lây lất tại Hải Phòng quê nhà.

Nếu xét về cốt truyện, tỷ lệ số trang, tuyến nhân vật, thì chủ yếu tác phẩm mô tả cảnh đoạ đày của tù nhân – nhất là tù chính trị không có án. Nhưng tham vọng người viết có lẽ không dừng lại ở đó. Tác dụng của chữ nghĩa – nội dung sâu xa của tác phẩm – đã phơi bày toàn bộ chính sách của một chế độ toàn trị, sử dụng nhà giam để quản lý xã hội, áp đặt chế độ chuyên chế, tập trung quyền sinh sát trong tay một thiểu số của guồng máy.

Bắt giam người không xét xử có nghĩa là muốn bắt ai thì bắt, giam bao lâu, ở đâu, buộc làm gì cũng được. Chế độ ấy gieo hãi hùng trong toàn bộ xã hội, ngay cả trên đầu cán bộ cao cấp. Mỗi con người là một pháp nhân bán hợp pháp, một công dân bán chính thức. Nó chưa được làm một “phó thường dân”  – vì không có “thường dân” chỉ có những phạm nhân tiềm thể (détenu potentiel), tù nhân “nội trú” hay “ngoại trú” (I, tr. 251), những “con tin” của guồng máy, không chút tin cậy gì ở luật pháp. Vì chỉ có lao pháp thay cho luật pháp. Không có công pháp, chỉ có công-an-pháp. Nói khác đi, người đọc, qua Chuyện kể năm 2000, nhận thấy toàn bộ nền tảng cơ sở của một chế độ. Nó “ưu việt” ở chỗ toàn hảo trong kỹ thuật toàn trị. Đây là nội dung chính yếu của tác phẩm. Những cảnh lao lý, đau thương đến mấy, cũng chỉ là những “hoạ tiết” .

Quyền lực và lạc thú

Nói rằng xã hội không có luật pháp, có nghĩa là pháp lý không bảo vệ con người, ở những quyền hạn tối thiểu. Chứ luật lệ thì vẫn có, và nhiều lắm. Tuấn khi ra tù, sau bao nhiêu nghề ngỗng lêu bêu, mới tìm được việc làm ở xí nghiệp đánh cá, thì bị không biết bao nhiêu phép tắc không cho đi làm, từ công an khu phố, thành phố, sở Lao động, v.v.

Chế độ toàn trị dựa trên vô số luật pháp để phát huy quyền lực; người cầm quyền áp dụng luật pháp tuỳ nghi tuỳ thích. Trong Thân phận làm người (La condition humaine) một nhân vật của Malraux nhận xét: con người không khát khao quyền lực, mà chỉ đi tìm “lạc thú” (le bon plaisir). Trong trại giam, ông quản giáo Thanh Vân tuỳ hứng xử lý việc tù nhân được hay không được gặp mặt gia đình thăm nuôi: “Từ chỗ không được gặp mặt vợ, đến chỗ, được gặp nhưng không được nhận quà, rồi nhận tí quà, rồi cuối cùng được nhận tất cả. Thật là kỳ diệu” (I, tr.19). Hoàn toàn tuỳ hứng. Trầm trọng hơn nữa là ông Trần, giám đốc công an, định phóng thích Tuấn từ 1971, rồi đổi ý kiến, (I, tr.113) quyết định long trọng cho Tuấn đi làm rồi ngầm ra lịnh cấp dưới cấm Tuấn đi làm (II, tr.93 và 98) cũng là theo “lạc thú” – dĩ nhiên là có động cơ, quyền lợi riêng, nhưng không nhất thiết để thăng quan tiến chức như Tuấn “dự đoán”; có khi chỉ thực thi “lạc thú”: tôi đã hứa với anh điều này, nhưng nay tôi trở mặt, làm điều kia, điều trái ngược. Vì đó là uy quyền, là tự do của tôi, lạc thú của con mèo vờn vọc thân xác con chuột. Thực hiện lời hứa là thường tình, làm ngược lại lời hứa mới là “cách mạng”.

Quyền lực ban ơn để tạo uy. Ơn uy là những lạc thú có khi bệnh hoạn. Xã hội nào cũng có người bệnh hoạn, nhưng chỉ ở trong những xã hội toàn trị bệnh hoạn mới đưa đến đỉnh cao của quyền lực. Bi kịch ở chỗ: lạc thú người này gây ra thảm cảnh người kia, tạo nên những tình huống hoàn toàn phi lý và bi đát. Bi đát ở phần khổ ải đã đành, còn bi đát ở chỗ phi lý, phi công lý và phi luân lý. Như tảng đá của Sisyphe.

Mạng lưới toàn năng

Xã hội toàn trị là một mạng lưới toàn năng. Hệ thống trại giam toàn hảo ở nhiều điểm. Trước hết là không thể trốn, vì không biết trốn đi đâu. Thời Pháp thuộc, cán bộ cộng sản trốn tù về nhà dân, về cơ sở, ẩn náu suốt tháng quanh năm. Trại giam cộng sản hiệu lực hơn: tù nhân, tên Sáng trốn năm lần đều không thoát, vì không biết đi đâu. May lắm là về làng để bị bắt lại trong lúc “ăn cơm với mắm cáy cùng bố mẹ” (I, tr.61).

Hoặc giả như Già Đô, một Việt kiều cũ, khi được phóng thích về thành phố, không gia đình, không nhà cửa, không sống nổi, phải làm đơn xin vào tù trở lại, dĩ nhiên là đơn không được cứu xét. Già Đô sống lây lất trên những đống rác và chết trong một ngôi đình đổ nát “Già không chết trong tù, đúng như có lúc già mong ước” (II, tr.89).

Thảm khốc hơn nữa là Ngụy Như Cần, tù chính trị, bị giam cầm không án suốt ba mươi năm – người tù lâu nhất nhì trong cả nước – quen sống với rừng sâu và muông thú, hoàn toàn biệt lập với xã hội loài người, đến khi được lệnh thả thì tự tử “treo cổ lủng lẳng trong rừng, chết cứng từ bao giờ ” (II, tr.112). Một số cựu tù nhân khác như Min, Giang sống lây lất bên lề xã hội, hành nghề trộm, cắp rồi bị bắt trở lại.

Riêng nhân vật chính, là nhà văn, thuộc gia đình cộng sản, được vợ con, bè bạn dũng cảm cưu mang, cũng phải gian nan lắm mới kiếm được miếng cơm manh áo và nhất là không thoát ly ra khỏi ám ảnh tù đày  “Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ. Những người đi trên đường không một ai cười: giống nhau. Xam xám. Đăm chiêu (...). Nhưng rồi hắn giật mình: chẳng lẽ lại nhiều người đi tù đến thế. Đất nước lắm người đi tù đến thế?” (I, tr.257).

Hỏi thế là có ngày trở lại núi cũ, rừng xưa đấy...
                                                                      * *
                                                                       *
Tiểu thuyết hay tự truyện

Chuyện kể năm 2000 được viết ở ngôi thứ ba, với chủ từ “hắn”, nhưng thực chất là một tự truyện. Tác giả có tác phẩm từ 20 tuổi, đến 35 tuổi mới đi tù; sau đó lại có tác phẩm. Người đọc nhận ra ngay: hắn – Nguyễn Văn Tuấn là tôi – Bùi Ngọc Tấn. Dùng ngôi thứ ba cho thuật sự nhẹ lời, khách quan hơn, để dễ bề cay đắng. Biết đâu nhờ hư cấu mà dễ bề qua mắt kiểm duyệt.

“Hắn” nhân vật cùng năm sinh 1934 với tác giả, cùng ở đường Điện Biên Phủ, Hải Phòng. Cùng đi kháng chiến chống Pháp, về tiếp quản Hà Nội 1954, làm báo T (Tiền phong), viết sách, bị bắt, được thả cùng ngày. Cùng có những người bạn chung, có khi kể tên thật như Dương Tường (I, tr.193), Nguyên Hồng (I, tr. 137), Quang Dũng, có khi đọc chệch đi một tý : Kiều Duy Vĩnh thành Kiều Xuân Vĩnh, Lê Bầu thành Lê Bàn... Có khi chệch xa hơn: Vũ Thư Hiên thành Nguyễn Vũ Phương “biên tập viên điện ảnh” (I, tr. 71) bị bắt cùng một thời điểm, cùng một tội danh. Tên nhân vật Tuấn là tác giả Tấn thêm vào một chữ u, trong u uất, u minh, u ngục... Tên vợ là Ngọc, gần nghĩa với tên Bích ngoài đời.

Chúng ta không cần phải là bới móc đời tư tác giả để kiểm chứng người thật, việc thật trong tác phẩm, “Ai đi phân chất một mùi hương” (Xuân Diệu), nói chi đến việc đào bới phân tro để tìm “hồn của bông hường”. Nhưng cũng nên nêu lên một khía cạnh: Bùi Ngọc Tấn kể chuyện người thật việc thật mà không dùng thể loại trực tiếp là tự truyện, lại sử dụng tiểu thuyết là một hình thức hư cấu. Lý thú ở chỗ: sự thật hay hư cấu... cũng vậy thôi! Tôi, anh, mày, hắn... đều là một “chúng ta” nặng nề thân xác, đương đầu thường xuyên với một guồng máy với “Người vô hình toàn năng đang im lặng buộc tội” (II, tr. 113). Ngoài ra, đại từ “hắn” như một công cụ thi pháp, một kinh nghiệm mà Bùi Ngọc Tấn đã thừa kế từ Nam Cao, cũng như một vài phong cách khác. Nhưng lịch sử đã đưa Bùi Ngọc Tấn trôi giạt đi xa hơn Nam Cao. Chữ hắn trong Chuyện kể năm 2000 mang tính chất bi kịch, phẫn nộ lẫn phản kháng chưa có ở Nam Cao. Nên có thể nói: đây là chủ thể “hắn-hiện-đại-hoá”.

Hơn nữa, vương quốc Việt Nam là một “cõi nhân gian bé xíu”. Anh bắt bớ ai, thậm chí sắp nhốt ai, là thiên hạ đều biết. Người bị bắt vì chính trị tự dưng thành một biểu tượng, huống hồ là “một phóng viên có tiếng, quen biết rộng, khi bắt đã tạo thành dư luận ầm ĩ. Nếu thả, lại càng ầm ĩ hơn” (II, tr. 90).

Bùi Ngọc Tấn không cần viết tự truyện hay hồi ký, bạn đọc cũng nhận ra đâu là chuyện thật. Sử dụng ngôi thứ ba, dùng “hắn” thay “tôi” không những là một thủ thuật văn học, mà còn là một phản ánh và một phản ứng xã hội, một xã hội cực kỳ “ưu việt”, trong đó người Việt Nam có cách riêng để hiểu Rimbaud “Je est un autre” (Tôi là kẻ khác). Dùng hắn thay tôi là tha hoá chủ thể phát ngôn. Tha hoá còn có thể được hiểu nôm na: hoá ra mình được... tha! Bùi Ngọc Tấn tham chiếu một nhân vật tiểu thuyết của Hugo, tội đồ Jean Valjean, cái tên vang dội ngay vào Giăng Văn Giăng, kẻ móc túi trong Chuyện kể năm 2000. Uy-mua (humour) ở đây là tình cờ hay hữu ý?

Ngục tù và trăng mật

Sau khi Tuấn bị bắt, các bạn ông bị theo dõi sát nút. Có người như Bình sắm sẵn  “ba lô con cóc bộ đội cũ” (I, tr.249). “Hai vợ chồng cứ thế âm thầm chuẩn bị cho việc đi tù của Bình. Và chính thời gian đó họ sống như trong tuần trăng mật ”. Sẵn sàng ba lô là chuyện thật, tôi đã từng nghe người khác kể trước đây. Còn “tuần trăng mật” thì không biết thật đến đâu: bị công an gắn máy ghi âm ngay đầu giường, hai vợ chồng không dám làm tình. “Một thời gian dài, anh hoàn toàn bị liệt” (I, tr. 248). Nhưng sau đó  “Bình đã xác định lại: không thể để như người impuissant. Như thế là không được. Là thua... Ta phải giành lại phần tự do tối thiểu. Họ lại yêu nhau chăm chỉ. Cả ban ngày lẫn ban đêm” (I, tr. 250). Làm tình với vợ là một khẳng định tự do, một thách đố chính trị, trong những điều kiện nào đó, mà bằng giọng kể dí dỏm, Bùi Ngọc Tấn đã gợi lại những nét cụ thể.

Chuyện kể năm 2000 là một bản giao hưởng chập chùng trên nhiều giai điệu. Giữa cảnh trần ai khổ luỵ, thỉnh thoảng có những trang tả tình đằm thắm qua ba hoàn cảnh và giai đoạn yêu đương khác nhau: đôi lứa Tuấn-Ngọc yêu nhau vội vã, khi chưa là vợ chồng, trong căn buồng nhỏ hẹp tại Hà Nội. Sau đó là cảnh yêu đương một đêm trăng tắm giếng ở nông thôn, vô cùng thi vị và gợi cảm (I, tr.150) và cuối cùng, cảnh vợ chồng tái hợp “sáng loà như một đám cháy ở chân trời (...) là những gì còn đó nguyên vẹn mà không bạo lực nào có thể cướp đi (...) là yêu nhau. Là lại được yêu nhau” (I, tr. 205). Cảnh này sẽ có độc giả cho là không hợp tình hợp lý, vì kéo dài suốt mấy chục trang, gián đoạn bằng những hồi tưởng về cảnh tù đày. Những trang ân ái không nhiều, và viết không đều tay, nhưng đánh dấu những cái mốc quan trọng trong đời sống.

Nhân vật nữ trong tác phẩm hiện thân cho tình yêu, hiểu theo nghĩa hy sinh, chịu đựng. Họ không có thái độ trực tiếp phản kháng như nam giới. Nói chung trong văn học, chúng ta có ít chứng từ về người tù phụ nữ. Nhưng nhất định số phận của họ cũng gian lao không kém gì nam giới.

Chuyện kể năm 2000 là bức tranh toàn cảnh một xã hội đen tối. Dù rằng vẫn có vài mảng ánh sáng tươi thắm, phản chiếu niềm tin ở cuộc đời và tình người, nhất là tình nghĩa vợ chồng.

Cấu trúc truyện kể

Chuyện kể năm 2000 phát triển theo cấu trúc hiện đại, trên dòng tâm tư nhiều chiều hướng, khi xuôi chiều thời gian theo sự việc, khi ngược chiều thời gian theo hồi tưởng, khi chồng sự kiện lên nhau theo liên tưởng.

Phần đầu, nửa đầu tập I là lối kể chuyện thông thường, theo dòng thời gian đơn tuyến, để mô tả cảnh tù đày trong các trại giam. Hành văn hiện thực, ngữ pháp hồn nhiên làm nổi bật những lao khổ, cơ cực của người tù, có phần tự nhiên chủ nghĩa một chút.

Sang nửa sau tập I, tác giả đổi phương pháp: nhân vật Tuấn được phóng thích về lại thành phố, Hà Nội, Hải Phòng, rồi về nông thôn thăm bố mẹ. Hành trình “hồi hương” theo trình tự thời gian, nhưng truyện kể lại dích dắc theo hồi tưởng, theo dao động tâm lý: Về quê xưa “hắn ở nhà ba ngày. Ba ngày ấy, hắn sống bằng cả ba kiếp sống. Cái hội chứng sống nhiều kiếp trong một lúc chỉ hắn mới có, chỉ những người mới ở tù ra mới có. Thực ra hắn chưa ý thức được rằng mình mang bệnh ấy. Sống mà luôn luôn nghĩ tới quá khứ, những ngày chưa bị bắt, và những ngày ở trong ấy, từ chuyện này lan man sang chuyện khác” (I, tr.225).

Sang đến cuốn II, Bùi Ngọc Tấn, qua nhân vật Tuấn, sống lêu bêu tại Hải Phòng, làm đủ thứ nghề linh tinh, những sinh kế “gia công” không chính thức, những gian truân vì công an không cho nhận việc làm có biên chế. Dĩ nhiên là giữa hai sự kiện hiện thực, tác giả lại liên tưởng, lại hồi tưởng, hay thực sự gặp lại những bạn tù xưa, khi tình cờ, khi hữu ý. Những ám ảnh tâm lý đã đành, thêm những thân tàn ma dại của Dự, của Già Đô xuất hiện trong thực tế. Quả là tác giả đã “từ chuyện này lan man sang chuyện khác” nhưng không đào vong ra khỏi chủ đề: xã hội toàn trị là một trại trừng giới vĩ mô.

Nhưng tác giả, qua Tuấn, vẫn giữ niềm tin, ở bản thân, ở thân nhân, thậm chí ở chế độ đã đày đoạ ông. Trang cuối cùng loé lên một tia hy vọng: Tuấn sẽ được phép đi làm việc ở xí nghiệp đánh cá.

Ngưỡng cửa lao tù

Nhân vật Tuấn, tác giả Bùi Ngọc Tấn, cùng với nhiều phạm nhân khác là người tù không án. Không án nghĩa là bị bắt giam không xét xử, chứ không phải là không có lý do chìm nổi.

Lệnh tạm giam là “bắt bốn tháng”  vì tội  “tuyên truyền phản cách mạng” (I, tr. 86 và 16). Lại thêm  “lệnh tập trung cải tạo: phần tử nguy hiểm cho cách mạng” (I, tr. 16). Những cáo trạng “rất chung nên rất gay. Bốn tháng là dành cho những người tội nặng, điều tra phức tạp. Nhẹ chỉ hai tháng thôi” (I, tr. 89). Nhưng cụ thể thì không ai nói rõ tội nặng ấy là hành động gì. Chính ông quản giáo trại giam, khi phóng thích, còn hỏi hắn “anh bị bắt vì tội gì?” (I, tr. 66).

Chỉ có một lần hỏi cung, ba tháng sau lệnh bắt, ông Lan công an, sau khi tự hào đã từng “thụ lý ba án tử hình, năm án chung thân và trên hai mươi án hai mươi năm” (I, tr75) đã thẳng thừng bảo Tuấn  “Anh bôi đen chế độ, người ta gô anh lại” (I, tr. 77).

Về sau này, trường hợp Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thư Hiên... sẽ được gói chung lại trong vụ án “xét lại chống Đảng”. Tác giả, ở phần cuối sách, đã “phỏng đoán: thời gian đó ở Hà Nội, đã phát hiện một tổ chức chống Đảng. Toàn những cán bộ đảng viên. Có cả cán bộ cao cấp. P. (Hải Phòng) cũng phải có ở mức độ nhẹ để hưởng ứng Hà Nội (...). Người ta chọn (bắt) hắn vì hắn chẳng mở miệng chửi phim Khi đàn sếu bay qua (...). Hắn lại có những yếu tố để dễ bất mãn. Hắn mâu thuẫn với bí thư chi bộ. Hắn không muốn vào Đảng. Hắn lại còn nói sẽ bẻ bút không viết nữa. Bất mãn quá rồi còn gì. Hắn chơi bời với một số người Hà Nội, người bị bắt, người đang bị theo dõi. Hắn bấp bênh về lập trường. Hắn tự kiêu tự đại. Hắn mất cảnh giác và dễ bị lôi cuốn. Sau này hắn còn được biết ông bí thư thành uỷ K. rất ghét hắn” (II, tr.75). Như vậy đã là quá nhiều “nghi án”; ít tội hơn thế nữa, cũng đã lắm người bị bắt.

Thế giới tập trung cải tạo

Chế độ tập trung cải tạo, không phải là một phát minh mới lạ, càng không phải là sáng kiến Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ thừa kế một gia tài hương hỏa của nhiều chế độ anh em, và đã khéo ứng dụng vào một nước nhỏ đang chiến tranh, với nhiều nét xã hội, tâm lý riêng biệt.

Bùi Ngọc Tấn không nêu đích xác các địa danh, chỉ gọi là xà lim 75, hay 76, rồi những trại QN hay VQ để bảo vệ lý thuyết hư cấu trên bề mặt. Nhưng người đọc cũng nhận ra khi tác giả định hướng: “trại VQ nằm vào thung lũng giữa rừng già Việt Bắc..., đi tàu, rồi ba chục cây số đường rừng” (I, tr. 10)  “miệt Hà Giang”  (I. tr.35). Trại giam cả hàng ngàn người thuộc nhiều loại tù khác nhau từ hình sự đến chính trị. Tù có án mang số chẵn. Tù không án mang số lẻ gồm có những phần tử nguy hiểm cho chế độ, những nhà văn như Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thư Hiên, những người trong quân đội Pháp cũ, tu sĩ công giáo, phật giáo, đảng viên đảng phái, v.v. nói chung là “có hại cho an ninh xã hội”.

Chuyện kể năm 2000 là tác phẩm văn học vì đã khắc hoạ được những nhân vật điển hình, trong cá tính, ngôn ngữ, phản ứng riêng. Cùng là nạn nhân bị đoạ đày trong đời sống lao cải, họ đến từ những chân trời khác nhau, những hoàn cảnh xã hội dị biệt, phải hoà mình vào một tập thể quái đản. Có khi yêu thương, đùm bọc lấy nhau, cũng có khi tố giác, hành hạ, đánh đập nhau. Nhưng nói chung, tác giả làm nổi bật nhân phẩm chung và tư cách riêng của con người dưới sự đàn áp. Lửa thử vàng, nhục nhằn thử đức. Không nhục nhằn nào so được với cảnh tập trung cải tạo.

Tuyến nhân vật

Chuyện kể năm 2000 quay chung quanh Tuấn, nhân vật  “hắn” trung tâm. Dĩ nhiên là không ai hiểu Tuấn bằng tác giả. Kỹ thuật hư cấu cho phép tác giả vượt qua thực tại một cá nhân, cường điệu hay thăng hoa người thật việc thật – từ đó cách điệu hoá các nhân vật – tạo nên những nhân cách văn học. Đây là ưu thế của tiểu thuyết so với tự truyên hay hồi ký. Vũ Thư Hiên, tác giả Đêm giữa ban ngày (1997) đã vất vả lưu ý người đọc và giới phê bình, vào tính cách nghệ thuật của tập hồi ký, nhưng không phải ai cũng phân định rốt ráo.

Trại tù là một nhân gian bát nháo. Có người ở tù vì là thành phần của một cơ chế, như quân đội Pháp, Bảo Đại trước 1954: Hợp, lính “nguỵ”, tập trung cải tạo đến năm thứ 9, thích bẩm, sớ, để lập công, sớm được về (I, tr. 20). Cương sĩ quan Đà Lạt khoá cuối (?), Vĩnh cựu đại uý , v.v. v.v.

Những nhân vật Việt kiều cũ: Già Đô, tình nguyện về nước, để xây dựng công nghiệp, bị bắt vì ăn ngay nói thẳng; Cán về thăm đất nước, khi ra sân bay bị mời ở lại vì bị nghi là gián điệp và ở tù từ 18 năm (I, tr. 43).

Nhiều người tù thuộc các dân tộc, nhiều nhất là gốc Hoa. A Thềnh, gốc Nùng bị tù vì làm cháy rừng, bị bắn chết khi hái trộm mấy quả ớt (I, tr.40). Voòng Kỷ Mình vào khám vì tố cáo ban chủ nhiệm hợp tác xã tham nhũng (I, tr.57). Khả ái như Giang, con liệt sĩ, bị bắt đi bắt lại vì trộm cắp; độc đáo như Triều Phỉ, tay anh chị bến cảng Hải Phòng.

Tù trí thức: Sơn kỹ sư, bị bắt vì ăn cắp nguyên liệu. Đỗ  “dược sĩ cao cấp” án tử hình với tội (oan) giết vợ (I, tr.177). Có anh bộ đội bị án tử hình bởi tội đào ngũ và bắn chết đồng đội (I, tr. 182).

Đi tù, cho dù bất cứ lý do gì, oan hay ưng, đều bi đát trong những điều kiện vật chất, tinh thần của những trại tập trung cải tạo. Nhưng tác giả vẫn có giọng dí dỏm :

“Hắn nhớ hai ông Minh trong B. Một ông Minh là máy trưởng. Về nông thôn chữa máy bơm thuê. Ông lấy tiền nhôm ra đúc piston. Một ông Minh khác là thợ thủ công, lấy nhôm lá dập thành xu. Cả hai ông đều phạm pháp. Một ông phá hoại tiền tệ, một ông làm tiền giả. Hai ông gặp nhau ở BD (buồng giam); giá hai ông gặp nhau trước thì đâu đến nỗi” (I, tr.134).

Giọng hài hước, một mặt thay đổi khí hậu cho tác phẩm, điểm nụ cười mỉm trên những khuôn mặt hốc hác. Mặt khác, nó xác nhận tâm thức tự do của con người mạnh hơn tảng đá đè lên nó. Trong tù, ngoài tù cũng vậy.

Ngoài tù, một loạt nhân vật linh động: rõ nét nhất là Ngọc người vợ, tận tuỵ, chung thuỷ và chịu đựng, dường như Thượng Đế đã tiền chế một người đàn bà sinh ra để làm vợ chung thân một tên tù không án. Những người bạn dũng cảm và chu đáo. Đôi vợ chồng Bình-Thao là những vai phụ linh hoạt, sống động. Gia đình Tuấn, cha mẹ, anh em toàn là cộng sản gốc, các người anh đã thoát ly theo kháng chiến từ khởi thuỷ. Anh Chân từng bị bắt oan và đối xử nghiệt ngã nhưng vẫn kiên định và tin tưởng. Anh Thân tinh tế và sáng suốt. Họ là những đảng viên kỳ cựu và trung kiên. Cộng sản nhưng vẫn là người bình thường, thậm chí khả ái: họ là người cộng sản chưa nắm quyền bính. Ông Hoàng, đảng viên cao cấp, cũng là người bạn chí tình. Tiếc thay ông đã mất hết quyền bính.

Ngục trung nhật ký

Ở tù, ở đâu, thời nào cũng khổ. Trên miền Bắc, vào khoảng 1970 càng khổ. Lao dịch, đàn áp, đã đành. Còn đói rách trong một xã hội cùng khổ và bị chiến tranh tàn phá. Đã có nhiều sách nói về thảm cảnh trong các trại cải tạo, nhất là các trại học tập dành cho sĩ quan, công chức miền Nam sau 1975. Nhưng có lẽ Chuyện kể năm 2000 là chứng từ đầy đủ nhất, phản ánh nhiều khía cạnh nhất, nhìn dưới ánh sáng nhân đạo và nhân văn. Trong Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên cũng đã có dụng công này, nhưng thông điệp chính trị nặng nề hơn, do đó chất lượng chính trị lấn át màu sắc nhân văn và văn học.

Một tù nhân đã đưa đàn trâu sâu vào rừng để làm tình với một con trâu cái, bị phát giác vì “nó lại kêu họ họ lúc làm tình” (I, tr. 228). Đây là một cảnh lẻ loi. Không tiêu biểu, nhưng cũng là cách hoán dụ (mytonymie) gợi lại toàn cảnh tù đày. Cảnh đói thì vô cùng vô tận. Tù nhân ăn mọi thứ: chuột, rắn mối, kỳ nhông; ăn sống dế và tò vò, cằm bạnh ra vì nhai sắn; cảnh đê nhục con người là lúc chia cơm. Đói sinh ra ăn cắp, tạt được cái gì ăn cái đó; ăn cắp không phải là cái tội, mà là một hành động phản kháng. Dĩ nhiên là có đứa tố giác:

“Tích cực bẩm, sớ, để được giảm án. Lê đã bóp cổ Voòng Kỷ Mình để Voòng Kỷ Mình lè ra khỏi miệng quả vải thiều vừa mới tạt được, nhưng chưa nuốt trôi xuống cổ. Lê cầm quả vải ướt nhoe nhoét ấy đi báo cán bộ” (I, tr.47).

Quả vải thiều chưa kịp trôi xuống cổ: một chi tiết thôi, rất nhỏ nhưng nói nhiều, nhờ phong cách hoán dụ, đặc biệt của điện ảnh.

Kiếm miếng ăn đã gian nan. Giữ tư cách trước miếng ăn lại càng không đơn giản. Ăn đã vất vả, ỉa đái cũng gian lao: “Thân tù thật tội. Đi ỉa cũng vội, ỉa không hết cứt (...). Hắn nhắm mắt, nín thở, đái, co bụng lại mà đái cho nhanh” (I, tr. 50-51).

Đây là chưa nói đến lao dịch:  “nước sông công tù. Công của thằng tù vô tận” (I, tr.59).

Giấc mơ và lời chim

Lao khổ và áp bức huỷ hoại từ cơ thể đến tinh thần con người, len lỏi vào tận những giấc mơ. Nhân vật Tuấn hoàn toàn mất khả năng nằm mơ “Đã bao lần tôi ao ước nằm mơ thấy vợ, thấy con. Lần cuối cùng tôi nằm mơ cách đây hơn ba năm rồi. Tôi nằm mơ thấy thằng cháu lớn... túm đầu thằng bé mà tát nó, đánh nó. Nó khóc, nó khóc thảm thiết: con lạy bố rồi, bố đừng đánh con nữa. Tôi vẫn cứ ấn nó xuống mà đánh... Tôi choàng tỉnh. Run lên, toát hết mồ hôi... Sao hắn lại đánh con như đánh đòn thù? Sao phải lạy bố, hở con” (I, tr.32,33).

Bạo lực, những đòn thù từ cuộc sống dội vào đến tận đáy tiềm thức con người, hành hạ những bóng dáng thương yêu nhất. Nó huỷ hoại đến cốt tuỷ những tình cảm thiêng liêng nhất. Bạo lực bất nhân, phi lý rền vang trong câu hỏi quái đản:  “sao phải lạy bố hở con?”. Thậm chí con người sao lại phải van lạy con người ở cuối thế kỷ hai mươi? Mất khả năng nằm mơ, người tù lại càng không dám sống về ký ức “Những đêm mất ngủ trong tù thật là khủng khiếp” (I. tr.49), vì kỷ niệm không an ủi, mà còn dằn vặt, tra tấn, lẫn lộn vào bạo lực.

Đoạ đày xen kẽ vào những giấc mơ. Và toả bóng rộng ra, bao trùm lên ngoại cảnh, nhức nhối trong mỗi lời chim. Văn học đã từng có những tiếng chim thê thiết. Trên bước đường lưu lạc, Thuý Kiều lắng nghe tiếng “chim hôm thoi thót về rừng”, và sống tâm cảnh:

Rừng thu từng biếc chen hồng
Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn

“Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh” xen giữa “tiếng khóc nỉ non”, người vợ lính thú gánh gạo đưa chồng, cũng lần bước trên dặm trường thượng du Việt Bắc. Nhưng khắc khoải đến đâu, dù “năm canh máu chảy đêm hè vắng”, cũng không bi thương bằng những tiếng chim xé rách thế giới tù đày, “những tiếng kêu thất thanh. Như những mũi dao khoan xoáy vào không trung” (I, tr.92).

Trước hết là tiếng chim bắt cô trói cột nghe thành: Khó khăn khắc phục.

“Tiếng chim bên này rừng: khó khăn

Tiếng rừng bên kia đáp lại: khắc phục.

Khó khăn... Thôi. Đủ rồi. Cái điệp khúc này tao nghe mãi rồi... Khó khăn. Khắc phục (...)

Rồi con chim Còn khổ. Đó mới thật là tiếng của kinh hoàng. Còn khổ, còn khổ. Không thoát được cảnh này đâu. Còn khổ. Còn khổ. Đừng mong đợi một ngày qua làm gì. Có án đâu mà tính đã qua được một ngày.

...Còn khổ : Hắn quảy thùng nước phân thứ một trăm trong ngày, leo dốc, thở ra cả mang tai, mặt trời đốt vai rát bỏng. Dòi ở hố phân bám vào chân hắn trắng xoá, con rơi xuống đất theo từng bước chân huỳnh huỵch, con vẫn tiếp tục bò ngược lên tận bẹn. Còn khổ... Còn khổ. Còn khổ cái con cặc tao đây này. Còn khổ. Cooòn khôôổ. Đúng là tiếng của đất, của rừng than thở một mình... và tiếp tục là tiếng thở dài của rừng sâu (I, tr.93).

Lại còn tiếng chim thứ ba, kêu rất to ngay bên cạnh như tiếng người: ới con ơi. Tiếng ơi không nhỏ dần đi mà lại to lên. Đúng lúc to nhất thì đột ngột tắt. Rừng sâu lại lịm đi. Chưa ai trông thấy nó, nhưng nhiều người đã nghe thấy nó gọi con. Họ đặt tên là chim ới con ơi (I, tr.95).

Kiến, rận và người

Tiêu khiển của người tù là nhìn đời sống hèn mọn chung quanh, mang hình ảnh của thân phận:  “Ngồi nhìn lũ kiến tha cơm. Những con kiến bò ngòng ngèo vào tổ. Những con ra đi gặp những con đi về đều đứng lại. Như thăm. Lại cũng như kiểm tra. Hắn cố tình thả xuống một hòn cơm to. Lũ kiến bu lại. Đông. Rất đông. Không thấy cơm đâu. Như một hòn kiến động đậy” (I, tr. 80). Phong cách vừa tả thực vừa ẩn dụ. Cay đắng chừng mực, có phần thi vị. Nhưng khi nuôi rệp để đùa chơi thì ẩn dụ đau đớn hơn nhiều: “Hắn nhốt con rệp được tám tuần lễ thì buồn quá, không chờ được nữa, đã đem con rệp ra cho nó hút máu. Tám tuần lễ nhịn đói, con rệp gần như khô đi. Nhưng khi bắt ra để trên cổ tay, chỗ mạch đập, ngửi hơi máu, ngửi hơi người, cu cậu tỉnh ra ngay, bò, xoay xoay và chổng đít lên cắn da hút máu. Cho mày hút đẫy bầu đấy. Hẳn là một bữa đại tiệc. Cu cậu lim đi... Lại còn xếp những que diêm sóng hàng bắt ba bốn con rệp chạy qua que diêm, như kiểu chạy vượt rào. Cũng lồng lên như ngựa. Thú vị, nhưng chơi lâu cũng chán” (II, tr. 189).

Từ đàn kiến nhắm cơm đến con rệp nuôi hút máu, lối ẩn dụ đã được nâng cấp trong thi pháp thảm khốc. Ở đây, chúng tôi muốn lưu ý đến tính cách nhân đạo của ẩn dụ. Trong Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên có kể lại thời gian ở xà lim Bất Bạt, ông đã nuôi một con cóc làm bầu bạn, và giải thích là do “bản năng cầu bầu” một từ cổ, có nghĩa là che chở, săn sóc một sinh vật yếu đuối hơn:

“Không phải chỉ nhu cầu có bạn trong cảnh cô đơn, mà người tù xà lim nuôi những con vật chẳng ai nuôi làm cảnh bao giờ. Con người cần có ai đó để mà săn sóc. Nói cách khác, nó cần được thấy có ai đó cần đến nó, để được thấy nó đang hiện hữu và hiện hữu có ích. Tình cảm đó là hạt nhân Thiện nằm trong mỗi chúng ta” (ĐGBN, Văn nghệ, 1997, tr. 586).

Bài học chúng ta lãnh hội được từ những người tù như Vũ Thư Hiên hay Bùi Ngọc Tấn là: sau bao nhiêu đày đoạ oan khiên họ vẫn độ lượng với xã hội, tin tưởng ở lẽ phải trong cuộc đời, những tình cảm tốt đẹp trong lòng người, chức năng của ngòi bút và hạnh phúc ở trần gian.

Thế kỷ mới – Thế giới mới

Chuyện kể năm 2000 là một biến cố văn học như trên đã nói, không phải chỉ vì nó bị nhà nước tịch thu, nhưng nhờ giá trị tự tại của nó, trong một đất nước chưa có xã hội văn học chân chính, theo đúng nghĩa của một xã hội văn học.

Giá trị của một cáo trạng dũng cảm, tố giác một xã hội toàn trị đặt cơ sở trên guồng máy công an, điển hình qua những trại tập trung cải tạo, giam giữ, đày đoạ con người không cần xét xử. Chính sách lao trị chủ nghĩa điều ki?

KHI CÔNG LÝ MẶC QUẦN NHỎ LÊN BÌA - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

NĐ: "...Chị vợ phấn chấn cười toáng lên:
- Danh hài Công Lý hôm qua lên bìa sách Bộ luật dân sự năm 2014 rồi. Trông ngộ lắm. Lại cởi truồng, mặc quần nhỏ pha lê. Lo chi thiếu tiền.
Tiến Sỹ Xe Ôm nóng mặt tung chăn quên cả rét:
- Việt Nam làm gì có công lý ?
- Đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai đã khẳng định điều đó trên báo chí. Ở các nước Nhân quyền dân chủ, người ta thờ Thần Công Lý. Còn Bộ luật dân sự Việt Nam lại tôn hài Công Lý mặc quần Xilip lên bìa.
Tiến Sỹ xe ôm khâm phục:
- Danh hài Công Lý lên bìa sách nào cũng xứng tầm. Tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Em có thông tin từ Blog nào vậy ?" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

Ba Sàm - thơ Nguyễn Quốc Minh 

[30.05.2013 03:18]
NĐ: Sau một thời gian dài bị thế lực Đen tối đánh sập, ngày 30-5-2013, Blog Ba Sàm có thông báo địa chỉ nhà mới : www.basam.info

Ngaỳ Đêm trân trọng giới thiệu mấy vần thơ của Nguyễn Quốc Minh khi nhận được tin vui đó. Hy vọng, làng Blog Việt Nam không ngừng có những ngôi nhà đẹp như Ba Sàm.

Khen thay:

"Nhà Ba Sàm rộng cửa
Thiết kế đẹp như xưa
Dân hiền lành yêu nước
Như trời hạn gặp mưa." - thơ Nguyễn Quốc Minh

CÁNH THƯ HÒA BÌNH TIẾP NỐI TIẾNG NÓI VÌ NHÂN QUYỀN DÂN CHỦ CỦA BA SÀM

[10.09.2014 18:08]
NĐ : "Sau khi blog Ba Sàm và một số mailbox cá nhân của tôi bị hack, trên Internet bắt đầu xuất hiện những thông tin mang tính bịa đặt, nhằm gây nhiễu dư luận, cũng vì vậy, qua thư ngỏ này, tôi xin khẳng định, tôi không liên quan tới bất kỳ tổ chức, đảng phái nào.
Tôi cũng không hề nhận tiền của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để làm blog Ba Sàm dù trong suốt thời gian qua, ngày nào tôi cũng phải dành khoảng thời gian không nhỏ cho blog Ba Sàm." - Nhà báo tự do Đinh Ngọc Thu



TÌNH NON NƯỚC - Video Clip du ngoạn Miền Trung, thân tặng các đồng nghiệp !

[17.05.2014 04:52]
Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung. Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

ĐỒ SƠN BIỂN NHỚ - Video Clip thân tặng đồng nghiệp

NĐ: Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video
Clip: Đồ Sơn biển nhớ, thân tặng đồng
 nghiệp, như là món quà nhỏ ghi lại
khoảnh khắc những hình ảnh đằm
 thắm tình cảm vui tươi ở Đồ Sơn
 Hải Phòng. Vì đưa lên mạng để
 chế độ phân giải thấp, dễ
truy cập, nhưng hình ảnh sẽ không hài lòng lắm.
Đồng nghiệp nào muốn xem độ phân giải cao
, độ nét tốt để xem Tivi thì hãy Email tới
qm.ngaydem@yahoo.com
Nguyễn Quốc Minh, kính chúc
 các đồng nghiệp và bạn bè
gần xa luôn dồi dào
sức khỏe và gặp nhiều may mắn !


VIỆT NAM DẬY MÙA THU - Thơ Nguyễn Quốc Minh, thân tặng SV.Nguyễn Phương Uyên

[22.08.2013 18:06]
NĐ: "...Lũ quan tham độc ác
Dậm chân kiểu Hít Le
Uốn mồm theo Đại Hán
Phương Uyên mỉm cười chê..." - thơ Nguyễn Quốc Minh

TỐP "8-3" Ế CHỢ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh 

[01.03.2011 05:10]
Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành.
Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ .
Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !

MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[08.07.2013 01:33]
NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...

KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.

ĐỔI NHÀ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[20.03.2013 05:04]
NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

Thi "Chất xám" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[06.03.2013 23:29]
NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi "chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay, nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa, cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ có thưởng cao hơn.

PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG 

[22.11.2013 04:45]
NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

SÁU CÂY CHUỐI HỘT- Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh - Đăng ký Tham gia dự thi giải thưởng Nobel Văn học Quốc tế 2010...  

[12.07.2009 03:35]
SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột ? Chuối hột chát, và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa trong lòng nó.
Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp (xuống dòng) của thơ. Mỗi đoạn văn khởi ra chỉ bằng một câu điệp lại, khiến nó làm cho mỗi đoạn văn giống một khổ thơ. Nhưng mỗi đoạn lại mở ra một cảnh ngộ mới, những nhân vật mới...
>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Vĩnh An

Cái tủ lạnh CCCP - Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh. 

[06.11.2008 23:46]
.....Cái tủ lạnh . CCCP ( Xê Xê Xê Pê). Xây xước . Lau lau . Mừng mừng . Tủi tủi . Từ giã Hà Nội . Về quê . Xình xịch tàu hoả . Vượt qua núi trọc . Rừng cháy . Trơ gốc . Qua những cánh đồng . Mấy thế kỷ nay . Người nông dân . Tự hào chổng mông . Đít cao hơn trời . Cuốc bàn . Cấy lúa . Gặt hái . Cắt rạ . Nhặt khoai lang . Nhưng , gạo xuất khẩu . Nhì , ba thế giới ...


CON ĐÒ TÓC PHẤN ĐI XA - thơ Nguyễn Quốc Minh, kính tặng thầy giáo Đinh Đăng Định

[03.04.2014 21:39]
NĐ:

Thầy giáo Đinh Đăng Định
Về xứ sở Thần tiên
Tiếng cồng chiêng vang mãi
Cùng đồng bào Tây Nguyên


TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

<= Tướng Võ Nguyên Giáp lúc về hưu.

TÔ HOÀI & TỐ HỮU, KHÔNG AI XA LẠ 

NĐ: Tô Hoài là nhà văn, thua Tố Hữu một điểm
 là không có tác phẩm in ra ca ngợi Stalin,
 nhưng những tác phẩm in ra của Tô Hoài
 trơn tuột trong con đường mòn của
Đảng cộng sản Việt Nam là vì phe
XHCN. Nhà văn Tô Hoài, tên
 thật là Nguyễn Sen,
sinh năm 1920
tại huyện
Thanh Oai, Hà Nội, và
sinh sống tại Nghĩa Đô
Hà Nội tạ thế ngày
6-7-2014,
hưởng thọ
94 tuổi.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Giáo dục một người đàn ông được một con người. Giáo dục một người đàn bà được một gia đình. Giáo dục một người thầy sẽ được cả một thế hệ.
R.TAGO.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm