Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007653458
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Vì sao Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ?
17.01.2014 18:10

Xem hình
NĐ: 40 năm trước, ngày 19/1/1974, một biến cố trọng đại trong lịch sử Việt Nam hiện đại đã diễn ra - hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc. Sau trận chiến, quần đảo Hoàng Sa - một bộ phận thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm giữ.

 Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ?

Chỉ một tuần sau chuyến công du của Ngoại trưởng Henry Kissinger, thấy rõ ý định "bỏ rơi" của Mỹ cũng như các điều kiện bất lợi với Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã điều chiến hạm ra cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

40 năm trước, ngày 19/1/1974, một biến cố trọng đại trong lịch sử Việt Nam hiện đại đã diễn ra - hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc. Sau trận chiến, quần đảo Hoàng Sa - một bộ phận thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm giữ.

Thạc sĩ Nguyễn Hùng Cường (Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo), đã có bài viết tái hiện những sự kiện chính diễn ra trước, trong và sau trận hải chiến:

Suốt nhiều thế kỷ, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hòa bình và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền bất cứ quốc gia nào. Từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện hiệu quả chủ quyền với hai quần đảo này và luôn bảo vệ các quyền, danh nghĩa của mình trước mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam với hai quần đảo thiêng liêng của mình.

Đầu thế kỷ XX, nhận thấy vị trí chiến lược cũng như tầm quan trọng của biển Đông nói chung và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng, một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc) đã xâm chiếm bất hợp pháp các vùng lãnh thổ này của Việt Nam.

Trung Quốc luôn coi biển Đông, đặc biệt là các quần đảo của Việt Nam là bàn đạp quan trọng để thực hiện chiến lược bành trướng xuống Đông Nam Á. Vì vậy, giới cầm quyền Trung Quốc từ Trung Hoa Dân Quốc cho đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã không ngừng đẩy mạnh thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông.

Lợi dụng tình hình rối ren khi Nhật đầu hàng đồng minh và việc giải giáp quân Nhật theo Hiệp định Postdam 1945, Trung Hoa Dân Quốc đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) vào cuối năm 1946. Sau đó Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa, và Nhật rút quân khỏi quần đảo này theo Hòa ước San Fransisco 1951. Sau khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết, Pháp rút khỏi Đông Dương, ngày 21/1/1956 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng đảo Phú Lâm và Lin Côn.

Năm 1974, nhận thấy thời cơ đã chín muồi, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực toàn bộ nhóm đảo Trăng Khuyết phía tây nam quần đảo Hoàng Sa. Thời cơ này xuất phát từ tình hình, bối cảnh quốc tế và trong nước.

Đầu thập niên 1970, phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam diễn ra sôi nổi và rộng khắp trên thế giới khiến Mỹ ngày càng xa lánh Việt Nam Cộng hòa; đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh phải rút quân khỏi Việt Nam. Do không muốn tham gia vào một cuộc chiến đã bước vào hồi kết, tháng 6/1973 Lưỡng viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật "Case-Church" cấm cơ quan hành pháp nước này tái can thiệp quân sự vào ba nước Đông Dương trừ khi được chấp thuận của Lưỡng viện.

Ngoài ra, Mỹ được cho là có một “toan tính” sâu xa hơn khi không can dự vào trận Hải chiến 1974 vì khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đều đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Việc Washington “làm ngơ” cho Bắc Kinh ngang nhiên chiếm Hoàng Sa sẽ tạo thù địch giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dẫn đến chia rẽ giữa các nước cộng sản. Khi người "bảo trợ" đã ra đi, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rơi vào tình thế đơn độc và bất lợi trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa.

Cuộc đụng độ biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, cao trào là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon tháng 2/1972. Sau chuyến công du đó, Trung Quốc trở thành "đồng minh giai đoạn" của Mỹ để kìm chân và chống lại Liên Xô. Mỹ không muốn quan hệ chiến lược này bị rạn nứt vì vụ Hoàng Sa. Việc lựa chọn giữa "đồng minh cũ" hay "người bạn mới" trong “thời kỳ trăng mật” này không phải là sự lựa chọn khó khăn đối với Mỹ.
Ngoại trưởng Kissinger trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh tư liệu

Thực tế, trong trận Hải chiến Hoàng Sa chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhiều lần thông báo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào.

Trên vùng biển Đông ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Hoàng Sa (Việt Nam) thời điểm đó có mặt Hải đoàn 77 (Task Force 77) của Hải quân Mỹ gồm các hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, cũng như hoạt động của các tàu ngầm trong vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc.

Cũng thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa mới chỉ là quan sát viên mà chưa phải thành viên của Liên Hợp Quốc trong khi Trung Quốc là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Vị thế quốc tế của Trung Quốc khiến nước này tự tin rằng, Việt Nam Cộng hòa không có đủ tư cách sử dụng các cơ chế để tự vệ và bảo vệ Hoàng Sa theo các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ngày 30/1/1974, Lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cơ quan này nhận định, Trung Quốc đã có ý đồ đánh chiếm Hoàng Sa từ trước.

Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ, quyết định đánh chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa. Điều này đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất.

Theo nhận định trong các hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc. Đây là thời kỳ đỉnh điểm rạn nứt quan hệ Xô - Trung liên quan đến tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới hai nước, cũng như các vấn đề Nam Phi, Trung Đông và Đông Dương.

Trong lúc nhiều yếu tố bên ngoài nghiêng về hướng có lợi cho một cuộc chiến chớp nhoáng của Trung Quốc thì bối cảnh trong nước cũng hết sức bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa khi Lưỡng viện Mỹ giảm dần viện trợ từ 1,4 tỷ USD năm 1972 xuống 1 tỷ USD năm 1973 và 700 triệu USD vào năm 1974. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dần rơi vào thế thụ động vì thiếu nhiên liệu, vũ khí. Bất lợi hơn là ý định “bỏ rơi” miền Nam Việt Nam của Mỹ. Tình trạng phân chia Bắc - Nam cũng là một trở ngại cho phía Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến 1974.

Lợi dụng bối cảnh đó, Trung Quốc đã không e ngại khi điều động chiến hạm đến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

                                           Nguyễn Hùng Cường

Nguồn>>> Google - Vnexpress)




                                                                         Nguồn: YouTube

TIN LIÊN QUAN:

Trung Cộng tự phanh phui kẻ chủ mưu đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 1974

[23.07.2013 10:19]
NĐ: "Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.
Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà." - Hồng Thủy (Báo Giáo dục Việt Nam)

TRUNG CỘNG LẠI DỞ TRÒ HẢI TẶC TRÊN BIỂN ĐÔNG

[14.01.2014 08:17]
NĐ: Đáng chú ý nhất trong các quy định này là quyền mà tỉnh Hải Nam tự giao cho mình là chặn giữ, xua đuổi, có thể tịch thu tài sản, xử phạt hành chính, mọi tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý để đánh cá hay khảo sát. Muốn hoạt động trong vùng « cấm », tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Bắc Kinh ( Đảng cộng sản Trung Quốc gọi tắt là Trung Cộng)

THỜI ĐIỂM VIỆT NAM ĐƯA TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ ĐÃ CHÍN MUỒI

[10.01.2014 21:39]
NĐ: Hà Nội đã có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử về chủ quyền biển đảo đối với các vùng lãnh thổ nói trên ở Biển Đông và chỉ cần khẳng định bản lĩnh để đưa Bắc Kinh ra tài phán quốc tế, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

Việt Nam trước hai lựa chọn: như ánh hào quang Miến Điện hay Hỏa Diêm Sơn của Trung Cộng. 

[31.07.2013 04:08]
NĐ: Những tư duy của Tập Cận Bình không ngoài hai chữ: Đại Hán. Bám sát chiến lược của Mao Trạch Đông, Trung Cộng dùng thủ đoạn dương Đông kích Tây, nói một đằng làm một nẽo nhằm thôn tính Biển Đông và các nước Đông Nam Á. Bị Philipin kiện ra tòa án Quốc tế vì xâm lược Biển đảo, Trung Cộng vẫn bất chấp pháp luật Quốc tế không chịu ra trước vành móng ngựa. Trung Cộng đang dùng kinh tế mua chuộc các thế lực Nhóm lợi ích tham nhũng, tăng cường tàu chiến hiện đại

Philippines có kinh nghiệm từ bài học của Nhật Bản trong bang giao với Mỹ

[01.09.2013 00:26]
NĐ: Bài học quý giá từ Nhật Bản trong bang giao với Mỹ, các nước Asean dù có nâng tầm quan hệ chiến lược với Trung Cộng là để hòa bình phát triển kinh tế, ghìm sự hung hăng của cái Lưỡi Bò đang muốn liếm loát từng tấc đất của các nước láng giềng, nhưng các nước Asean không bao giờ quên quan hệ với Mỹ trên cơ sở thực tế đã minh chứng từ sức mạnh của Mỹ : hai bên cùng có lợi và Nhân quyền dân chủ.

Hoan hô Tokyo được chọn tổ chức Thế vận hội 2020 là góp phần to lớn đập tan 9 khúc Lưỡi Bò ở Biền Đông

[08.09.2013 04:10]
NĐ: Trong khi đó tại Trung Quốc, báo chí chính thức của Bắc Kinh lại loan báo là Tokyo đã bị loại và vinh dự đón Thế vận hội Olympic 2020 về tay Istanbul. Trên trang mạng internet, Tân Hoa Xã cho biết Ủy ban Thế vận Quốc tế tin tưởng vào Thổ Nhĩ Kỳ. Còn đài truyền hình nhà nước của Trung Quốc thì khẳng định là Tokyo đã bị loại ngay từ vòng đầu, thua hẳn Istanbul và Madrid.




ĐÓN MỪNG NĂM MỚI 2014

* Đạp bằng chông gai, dẹp bỏ độc tài toàn trị - Nhóm lợi ích tham nhũng - Nhân danh đầy tớ, đang móc túi, cướp đoạt tài sản của Nhân dân.
* Vượt qua sợ hãi, giữ vững Biển đảo, kiên cường tự vệ chống lại mưu đồ xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam của bọn bành trướng Trung Cộng & bè lũ tay sai bị mua chuộc.
* Tiến lên vì Tổ quốc Việt Nam thực thi quyền làm con người đã được quy định trong Hiến pháp 1946 & Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc Tế mà Việt Nam là thành viên.

KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.

PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG 

[22.11.2013 04:45]
NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

<= Tướng Võ Nguyên Giáp lúc về hưu.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/12/2024 - 31/12/2024
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG 19-11
TIN THẾ GIỚI NGÀY 12-11-2024, ĐỀ XUẤT BÀ KAMALA DEVI HARRIS LÀM TỔNG THỐNG MỸ THAY CHO ÔNG ZOE BIDEN TRONG THỜI GIAN CÒN LẠI
CHÚC MỪNG PHỤ NỮ VIỆT NAM & TRÊN TOÀN THẾ GIỚI VUI KHỎE , GẶP NHIỀU MAY MẮN !
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01-10-2024
CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI TUYỆT VỜI. NGÀY 24-09-2024 TẠI HỘI ĐỒNG LHQ, TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN VÀ TỔNG THỐNG UKRAINE VOLODYMYR ZELENSKY ĐÃ PHÁT BIỂU LÊN ÁN MẠNH MẼ THẾ LỰC ĐỘC TÀI KHỦNG BỐ XÂM LƯỢC ĐỨNG ĐẦU LÀ PUTIN ĐANG GÂY NHIỀU TAI HỌA CHO NHÂN LOẠI.
VNG Bị Trung Quốc Thâu Tóm: Nguy Cơ Dữ Liệu Zalo Người Dùng Việt Nam | Hiểu Rõ Hơn
Tin trên Google : Ngày Đêm 17/09/2024 - 30/11/2024
HIỂU VỀ ĐỒI MỒI, TÀN NHANG, NÁM DA, RỤNG TÓC & CÁCH PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
QUYỀN ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH. ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC, KHÔNG PHẢI CỦA NGÀNH CÔNG AN

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Sắm đèn để soi sáng, đọc sách để hiểu đạo lý. Sáng để soi nhà tối, đạo lý để soi lòng người.
Ngạn ngữ Trung Quốc.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm