HOAN HÔ CỰU CHIẾN BINH NGUYỄN TƯỜNG THỤY TUYÊN BỐ TỪ BỎ HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM & CÓ THƯ GỬI BCH TW HỘI CỰU CHIẾN BINH
11.12.2013 19:34
Cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy
NĐ: "Bất kỳ ai cũng hiểu, công an không phải là cựu chiến binh. Vì vậy để các thành phần khác vào Hội sẽ làm cho Hội thành một tổ chức bát nháo. Người hội viên không thấy vinh dự, tự hào khi đứng trong hàng ngũ của Hội. Về phần tôi, tôi không thể sinh hoạt ở một chi hội mà chi hội trưởng là công an quản giáo trại giam." - Cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy
THƯ GỬI BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
(Về việc nguyên công an quản giáo trại giam làm chi hội trưởng CCB)
Tôi, Nguyễn Tường Thụy, sinh hoạt tại chi hội 56 thuộc Hội Cựu chiến binh xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội.
Tôi vào Hội cựu chiến bình từ thời bắt đầu vận động thành lập hội.
Tôi viết thư này có mấy ý kiến với BCH về công tác tổ chức:
Ngày 7/12/2012, tôi gửi đơn đến Ban chấp hành Hội cựu chiến binh các cấp, trước hết gửi cho cấp xã và cấp huyện.
Nội dung phản ánh về việc bà Phùng Thị Phấn, trước khi nghỉ hưu công tác trong ngành công an, cụ thể là làm cán bộ trại giam và không có thời kỳ nào công tác thuộc 9 đối tượng xét kết nạp theo điều lệ 2007 của Hội.
Sau khi kết nạp, bà Phấn nhanh chóng được đưa lên làm chi hội trưởng chi hội tôi sinh hoạt.
Sau khi tôi phản ánh, cán bộ của Hội xã đều thừa nhận phản ánh của tôi là đúng, thừa nhận bà Phấn không phải là đối tượng kết nạp của Hội. Tuy vậy, họ chỉ nói là đã kết nạp rồi thì thôi, bây giờ đưa ra khỏi Hội sao được.
Tôi bảo thế thì các anh cứ cho ý kiến bằng văn bản.
Nhưng một thời gian dài sau đó, tôi không nhận được sự trả lời.
Sau đó, tôi nhận được công văn đề ngày 15/8/2013 của Hội CCB xã Thanh Liệt trả lời rằng, căn cứ vào hướng dẫn thi hành điều lệ Hội thì bà Phấn vẫn là Hội viên.
Tôi được đưa cho xem bài phô tô “Một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Hội CCB VN” in trên TTCCB tháng 6/2013″ (không có trang cuối nên không biết ai ký). Qua đó được biết bản hướng dẫn này được thông qua tại Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Hội (khóa V) ngày 27/3/2013, tức là gần 4 tháng sau khi tôi có đơn phản ánh. Theo đó, có đoạn:
“Nhưng người được kết nạp vào Hội trong thời kỳ thực hiện qui định của Điều lệ Hội lâm thời dù không nằm trong các đối tượng nêu trên vẫn là Hội viên của Hội, nếu họ không xin ra khỏi Hội.”
Nếu văn bản hướng dẫn này là có thực, tôi có ý kiến sau:
- Điều lệ hiện nay là Điều lệ Hội CCB được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội CBBVN thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2007, chứ không có “điều lệ lâm thời”
- Mọi sự hướng dẫn là để làm rõ những gì chưa cụ thể chứ không được trái với điều lệ Hội. Vì vậy, nếu qui định những ai đã “trót” kết nạp rồi thì cứ để nguyên là trái với điều lệ Hội. Nếu cứ trót thì để, chẳng lẽ Hội CBB chấp nhận cả sinh viên, nông dân, công nhân, nhà buôn, doanh nhân… (thuần túy) vào Hội hay sao?
- Mặt khác, bà Phấn được kết nạp sau khi có điều lệ Hội 2007 nên BCH Hội địa phương không thể vận dụng bản Hướng dẫn nói trên.
- Bất kỳ ai cũng hiểu, công an không phải là cựu chiến binh. Vì vậy để các thành phần khác vào Hội sẽ làm cho Hội thành một tổ chức bát nháo. Người hội viên không thấy vinh dự, tự hào khi đứng trong hàng ngũ của Hội. Về phần tôi, tôi không thể sinh hoạt ở một chi hội mà chi hội trưởng là công an quản giáo trại giam.
Đây là một trong những lý do khiến tôi tuyên bố ra khỏi hội ngay ngày hôm nay, 10/12/2013.
Trước khi ra khỏi Hội, tôi có mấy góp ý cho BCH để công tác tổ chức của Hội được chặt chẽ hơn.
Về phần tôi, tuy không còn là Hội viên nhưng vẫn là một cựu chiến binh, tôi sẽ tiếp tục đấu tranh theo tinh thần của một người lính vì Đất nước, vì Dân tộc.
TIN NÓNG: * Khi “liệt sĩ trở về” muốn tự tử ! (Nguồn >>>Google - Báo Lao Động ) * Đài truyền hình Đồng Nai chiếu phim Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa Trường Sa 1974 của VNCH:
[12.02.2013 23:58] NĐ:
" Đón chào năm mới Quý Tỵ - 2013 chính là thời điểm để một lần nữa, mỗi
gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ
nước của các bậc tiền nhân. Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ
người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động
sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày
hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ
của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta ngày càng
thêm giàu đẹp, vững bền."
[15.12.2012 18:43] NĐ:“Bây
giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình
“chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự
phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là
việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi
chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà
được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận
động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo
lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.
[06.12.2013 20:10] NĐ: "Thay vì theo đường quan mà cộng đồng
thế giới văn minh đã khai phóng để đi, Đảng lại liên tục quàng vào bụi
rậm. Câu châm biếm "Đảng tiên phong đi trước, nhân dân tiếp bước theo
sau, dân hỏi Đảng đi đâu, Đảng lầu bầu: đang định hướng" là hình ảnh vừa
bi vừa hài, nhưng mà thực và sống." - Bác sỹ Nguyễn Đắc Kiên
[05.12.2013 17:33] NĐ: "Ai và cơ chế nào đã gây ra thảm cảnh
không thể cứu vãn như thế ? Trong tâm trạng tuyệt vọng của một đảng
viên, những người như tôi đã phải nhận chân rằng điều được xem là sự
“lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản đã thất bại, thất bại một cách cố
ý và quá cay đắng. Không những không hướng đến tinh thần công bằng và
bác ái, làm tròn nghĩa vụ một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Đảng
Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi
ích."-Nhà báo,TS.Phạm Chí Dũng.
[04.12.2013 18:18] NĐ: Lê Hiếu Đằng là luật gia, Phó chủ nhiệm
Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên là phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên
Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Nguyên Tổng
thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM[1]. Ông là một
trong các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong
phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975,
thành viên Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và ĐH Luật Khoa.
Ngày 04/12/2013, ông tuyên bố từ bỏ Đảng CSVN. Cả nước reo mừng, hoan hô
Luật gia Lê Hiếu Đằng từ bỏ ĐCSVN.
[07.12.2013 07:16] NĐ: Khi điều 4 nằm trong Hiến pháp sửa đổi
1988, thì Việt Nam thực chất chưa có Hiến pháp mà đó là sự thể chế hóa
cương lĩnh của ĐCSVN. Hiến pháp sửa đổi 2013 được cơ quan Quốc Hội của
ĐCSVN thông qua, trong Lời nói đầu đã khẳng định Hiến pháp là sự thể chế
hóa Cương lĩnh của ĐCSVN. Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố: "Cương
lĩnh của ĐCSVN quan trọng hơn Hiến pháp". Trách chi, từ năm 1988 đến nay
xã hội Việt Nam loạn xị cả lên là do Hiến pháp không được thượng tôn
như các nước Nhân quyền Dân chủ.
NĐ: "Nếu mà nó đúng, tôi chấp nhận mình bị
thôi học ở một đất nước và một xã hội dưới chế độ như thế này, còn nếu
nó được dùng cho một ý định xấu khác bôi nhọ danh dự của tôi, thì tôi sẽ
yêu cầu bồi thường về mặt danh dự và nhân phẩm của tôi" - Sinh viên
Nguyễn Phương Uyên.
[12.11.2013 01:38] NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở,
tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc,
hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi,
mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88
tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.
NĐ: " “Tôi là một trong 2 người không bấm
nút" đó là câu nói của Nhà sử học Dương Trung Quốc, toát lên tất cả
niềm tự hào về sự sáng suốt đã chọn để tự thoát ra ngỏ cụt của vũng lầy
mà Nhân Dân Việt Nam đã nhìn thấy từ lâu trong mưu đồ thôn tính của Đại
Hán." - Nguyễn Quốc Minh.
[22.11.2013 04:45] NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên
Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp
là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được
phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy
tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ
canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt
tên Võ Nguyên Giáp...