Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007462903
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
KHI "CƯƠNG LĨNH ĐẢNG QUAN TRỌNG HƠN HIẾN PHÁP" ĐÓ LÀ SỰ BAO BIỆN ĐẢNG TRỊ DO ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐẶT RA GÂY HẬU QUẢ TAI HẠI VÔ CÙNG CHO TỔ QUỐC VIỆT NAM - TS.PHẠM CHÍ DŨNG TRẢ LỜI BÁO CHÍ.
15.11.2013 01:29

NĐ: "Như vậy thực sự vẫn có tư tưởng Đảng trị bao trùm trên tất cả các lãnh vực ở Việt Nam, trong đó Hiến pháp là một trong những điều có thể gọi là « nạn nhân ». « Nạn nhân » đó cũng là hệ quả của não trạng bảo thủ đến mức cực đoan, cho thấy kinh tế quốc doanh vẫn là chủ đạo, mặc dù tất cả mọi chuyện đang bê bết như thế này ! Nền kinh tế suy thoái, nợ và nợ xấu tràn ngập, đời sống người dân vô cùng khốn khó. Các tập đoàn lợi ích cũng như các nhóm thân hữu chính trị lũng đoạn, tung hoành." - Nhà báo, TS.Phạm Chí Dũng.

Nghe bài này: Lưu ý, trong trường hợp mở không nghe được, bạn hãy sử dụng "Vượt tường lửa" thì nghe bình thường

Nhà báo Phạm Chí Dũng - Trả lời báo chí về việc QH khóa 13 sắp biểu quyết thông qua bản HP1992 do ông Phan Trung Lý đưa ra
(21:11)
 
 
Hiến pháp mới: Cơ hội cuối cho một Quốc hội
Trong bức tâm thư gởi Quốc hội đề ngày 07/11/2013 mang tựa đề « Hiến pháp mới – cơ hội cuối cho một triều đại », nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, chưa bao giờ lòng dân ly tán như hiện thời. Tham nhũng hoành hành, đạo đức tột cùng nhiễu nhương, dân sinh bị các nhóm lợi ích và thân hữu chính trị lũng đoạn siết nghẹt.

Với tư cách cử tri, nhà báo Phạm Chí Dũng kiến nghị dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, kéo dài thảo luận đến cuối năm 2014. Bên cạnh đó còn hình thành tổ chức giám sát độc lập về quá trình thu thập ý kiến người dân. Hiến pháp mới phải bảo đảm các quyền con người một cách thực chất, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cơ chế tam quyền phân lập.

Lá thư được viết cô đọng nhưng đầy xúc cảm trước hiện tình đất nước được đăng trên trang Bauxite đã được nhiều trang mạng khác đăng lại, tạo được những phản hồi ủng hộ rộng rãi.

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng xung quanh vấn đề này.

RFI : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Trước hết anh có thể cho biết vì sao anh viết tâm thư gởi Quốc hội ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Lý do rất đơn giản, là vì Dự thảo Hiến pháp mới đã gần như không có một nội dung nào thay đổi, so với tất cả những dự thảo từ đầu năm đến nay mặc dù được cho là đã đưa ra, lấy ý kiến rất nhiều - 26 triệu cử tri. Rất nhiều ý kiến đóng góp, và nghe nói tốn đến 300 tới 400 tỉ đồng - đó là người ta đồn đoán. Cuối cùng vẫn gần như không có một nội dung nào mới đưa vào Dự thảo Hiến pháp trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 lần này.

Thậm chí vào đầu kỳ họp thứ 6, tức vào cuối tháng Mười, có một vị đại biểu Quốc hội, là một người dày dạn kinh nghiệm qua ba nhiệm kỳ Quốc hội, khẳng định quả quyết với báo chí là sẽ không nói gì về Hiến pháp nữa. Một lời tán thán đầy ẩn ý và có một cái gì đó khó tả lắm !

Nhưng rõ ràng người ta thất vọng về bản Dự thảo Hiến pháp mới, và nhiều đại biểu khác cũng muốn thốt lên điều đó nhưng có lẽ họ chỉ thốt ở ngoài hành lang thôi, chứ không phải trong phòng họp Quốc hội. Vì chính những nội dung hệ trọng nhất như chế độ chính trị, tên nước, vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng cầm quyền, bản chất lực lượng vũ trang, chế độ sở hữu toàn dân v.v… đều không có gì thay đổi cả.

Tôi xin đi vào một số nội dung cụ thể. Ví dụ vấn đề kinh tế quốc doanh là chủ đạo là như thế nào ? Từ trước tới giờ vẫn nói là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này đã từng có lúc được đưa vào thảo luận trong dự thảo, nhưng cho đến nay chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phan Trung Lý đã khẳng định, vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh là chuyện đương nhiên. Mặc dù đã có rất nhiều ý kiến đóng góp là không nên cho kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Bởi lẽ vài chục tập đoàn kinh tế nhà nước trong suốt sáu năm suy thoái vừa rồi đã gây ra số lỗ khổng lồ.

Riêng EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) và Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), hai tập đoàn này cộng lại đã lỗ lên tới hơn 40.000 tỉ đồng. Lỗ từ đâu ? Từ đầu tư trái ngành, vào bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, và đặc biệt hai lãnh vực đầu cơ là chứng khoán và bất động sản là hai lãnh vực làm tiêu điều nhất cho quốc gia và cho các tập đoàn này. Cũng còn nhiều tập đoàn quốc doanh khác đã đầu tư trái ngành, cũng lỗ đầm đìa. Tất cả những số lỗ đó trút lên đầu người dân đóng thuế.

Ở Việt Nam hiện nay có đến ít nhất là 432 loại lệ phí mà người dân phải cõng trên lưng – đó là con số chính thức mà báo chí thông báo. Ngoài ra còn một số loại lệ phí khác. Petrolimex và EVN đã trút lỗ lên đầu người dân bằng cách tăng giá. Việc đó gọi là « chế độ an sinh » của những tập đoàn quốc doanh. Mà nếu độc quyền quốc doanh như vậy thì còn có ý nghĩa như thế nào đối với việc « kinh tế quốc doanh là chủ đạo » nữa ?

RFI : Đó là trên lãnh vực kinh tế, còn có nhiều vấn đề bất hợp lý khác nữa phải không thưa anh ?

Một vấn đề nữa là Hội đồng Hiến pháp – một cơ chế mới đã được đưa vào Dự thảo để lấy ý kiến nhân dân. Nhưng cho tới dự thảo mới nhất của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp trình Quốc hội kỳ này lại không còn thấy bất kỳ khái niệm nào về Hội đồng Hiến pháp nữa. Điều đó cho thấy dường như Quốc hội không quan tâm tới Hội đồng Hiến pháp, một Hội đồng gắn liền sát sườn với quyền lợi của Quốc hội, và cũng là quyền lợi của nhân dân. Điều đó cũng cho thấy sự quan tâm, mối quan hệ với nhân dân của Nhà nước, của Chính quyền và của Quốc hội là sơ sài, và có một cái gì đó rất là vô cảm.

Sự vô cảm đó dẫn tới vấn đề sở hữu đất đai kỳ này cũng không được thay đổi gì cả. Vẫn khẳng định đất đai là « sở hữu toàn dân », mặc dù đã có rất nhiều ý kiến đánh giá là sở hữu đất đai toàn dân hoàn toàn không còn phù hợp với cơ chế vận động thị trường hiện nay. Đặc biệt là những hậu quả ghê gớm gây ra bởi vô số các nhóm lợi ích bất động sản kết hợp với các nhóm thân hữu chính trị gây ra trong suốt mười mấy năm vừa rồi, bởi chế độ sở hữu toàn dân.

Tính chất « toàn dân » đã làm cho chế độ trưng thu đất trở nên vô tội vạ với giá đền bù rẻ mạt, có thể thấp bằng 1/10 tới 1/20 giá thị trường, gây bất công xã hội ghê gớm và sinh ra hàng chục ngàn cuộc khiếu kiện lớn nhỏ hàng năm trong dân chúng, tạo ra một tầng lớp dân oan thảm thương.

Do vậy đã có rất nhiều ý kiến đề nghị sở hữu đất đai phải chuyển sang hình thức đa sở hữu. Có nghĩa là vừa sở hữu toàn dân, vừa sở hữu tập thể và có cả sở hữu tư nhân. Và không thể thu hồi đất vô tội vạ, không được thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội. Những dự án loại này đã gây ra bất công lớn nhất, và tình trạng dân oan kéo đi khiếu kiện nhiều nhất trong những năm vừa rồi.

Thông thường, ở những dự án được gọi là phát triển kinh tế xã hội như vậy, chủ đầu tư cấu kết với chính quyền địa phương đền bù giá rẻ mạt cho người dân, bồi thường rất thấp, thu hồi đất vô lối thậm chí cưỡng chế và có thể gây ra chết người. Sau đó chỉ sử dụng khoảng 1/3 diện tích để thực hiện dự án như họ đã mô tả trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, còn lại 2/3 là phân lô bán nền kiếm lời.

Như vậy vô cùng bất hợp lý ! Trong khi đó ngay cả ở Trung Quốc, đất nước đã sinh ra hàng trăm ngàn cuộc khiếu kiện lớn nhỏ của người dân hàng năm, cũng đã phải có những cải cách nhất định. Từ đầu năm 2013 đến nay, chính Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Trung Quốc đã ra một văn bản yêu cầu các chính quyền địa phương không được thu hồi đất bất hợp lý đối với người dân, và sẵn sàng kỷ luật một số quan chức nào ăn chênh lệch giá đền bù.

Hội nghị trung ương 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến đưa ra một số cải cách chế độ sở hữu đất đai. Có nghĩa là đã có một bước cải cách nhất định, giảm bớt tình trạng khiếu kiện về đền bù của người dân, giảm bớt những than phiền, những lời trách oán phẫn uất của người dân.

Đó chính là vấn đề mà Quốc hội Việt Nam kỳ này chưa đáp ứng được, và cả Nhà nước Việt Nam chưa đáp ứng đề nghị chuyển từ sở hữu đất đai toàn dân sang sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.

RFI : Còn về các quyền công dân thì như thế nào ?

Vào tháng Bảy vừa qua chính phủ đã đưa ra một xác quyết là quyền phúc quyết thuộc về nhân dân, liên quan tới việc trưng cầu dân ý, tới một số quyền của người dân. Tuy nhiên sau đó đã không nghe chính phủ nhắc lại điều này, và trong các văn bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội cũng hoàn toàn không có nội dung đó.

Cũng không có việc dân được bầu trực tiếp Chủ tịch nước và Thủ tướng. Đó là một nội dung rất quan trọng, vì điều này liên quan tới phổ thông đầu phiếu – chế độ bầu cử ở những nước dân chủ. Nhưng không làm điều này, không hiểu Việt Nam suy nghĩ và quan niệm khái niệm dân chủ như thế nào !

Một hệ quả khác là những điều mà các nhóm trí thức cũng như người dân quan tâm và đã kiến nghị rất nhiều lần. Từ suốt cuối năm 2011 đến nay Quốc hội bắt đầu xem xét Luật Biểu tình. Nhưng cho đến giờ Dự thảo Hiến pháp vẫn không đề cập tới việc triển khai điều 69 của Hiến pháp năm 1992, là Luật lập hội, Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu Dân ý. Đó là ba luật cực kỳ quan trọng liên quan tới quyền lợi người dân, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1982.

Ngoài ra, bản chất lực lượng vũ trang vẫn được quy định là « trung với Đảng », cũng là một vấn đề gây tranh cãi. Nhìn vào thực tế, người ta thấy là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc – quốc phòng là chính, chứ không phải đi hỗ trợ cho một số chủ đầu tư thi công và thu hồi đất của dân.

Nhưng trong vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng và vụ thu hồi đất ở Bắc Giang chẳng hạn, thấy xuất hiện nhan nhản lực lượng quân sự địa phương. Lúc đó người ta biết là chính quyền địa phương và chủ đầu tư đã cấu kết với nhau, sử dụng quân đội như một công cụ cùng với công an, cảnh sát để thu hồi đất của dân. Điều đó vô cùng bất hợp lý !

Màu cờ sắc áo, màu xanh yêu thương của quân đội không phải « Vì nhân dân quên mình » nữa, mà họ đang đối đầu với nhân dân. Chính vì vậy, không có lẽ gì Nhà nước bắt quân đội phải « trung với Đảng », mà « trung với Tổ quốc, hiếu với dân » mà thôi.

Cuối cùng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp về mặt tổ chức Nhà nước đã không đề cập chút nào tới một cơ chế mà các nước dân chủ phát triển đang thịnh hành, mang đến sự thịnh vượng cho dân chúng. Đó là cơ chế Nhà nước pháp quyền, kèm theo là cơ chế tam quyền phân lập.

Tôi hiểu điều đó rất đơn giản là việc không có Nhà nước pháp quyền gắn liền với việc không thay đổi điều 4 Hiến pháp. Có nghĩa là duy trì cơ chế độc đảng.

Đó là những nội dung mà trong Dự thảo Hiến pháp lần này không có một chút gì thay đổi. Đó cũng là lý do mà tôi nghĩ là tôi chỉ là một trong nhiều triệu người bức xúc về vấn đề này. Tôi nghĩ là phải viết ra bức tâm thư để gởi cho Quốc hội. Không phải quá hy vọng vào sự thay đổi của Quốc hội, mà để cho người dân đọc, người dân hiểu thêm.

Cũng cần nói thêm, khi đưa ra Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì Đảng và Quốc hội luôn tuyên bố là tuyệt đại đa số người dân đã đồng tình với Dự thảo. Thậm chí người đứng đầu Đảng Nguyễn Phú Trọng còn tuyên bố là Cương lĩnh Đảng quan trọng hơn cả Hiến pháp ! Tuyên bố này đưa ra trước kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa 13.

Nhưng có một thực tế chứng minh hoàn toàn ngược lại. Theo kết quả cuộc khảo sát chỉ số công lý 2012 do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, cùng với Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng, thì 42,4% dân chúng Việt Nam không biết gì về Hiến pháp, hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp ! Số 57,6% còn lại là những người biết Hiến pháp là gì, hoặc đã từng nghe nói tới Hiến pháp, thì trong đó có tới 23% không hề biết Việt Nam đang tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp. Thế thì làm sao có thể nói là tuyệt đại dân chúng đồng tình với bản Dự thảo Hiến pháp mới ?

Đó là một phản đề đối với những gì mà những người đứng đầu Đảng và Quốc hội đã tuyên bố, có nghĩa là họ ít quan tâm tới dân chúng. Tôi cho đó là một sự vô cảm, dắt dây tới những lời tuyên bố sáo rỗng của họ.

RFI : Theo anh, vì sao kỳ này Quốc hội và Nhà nước Việt Nam lại quyết định giữ nguyên bản Hiến pháp ?

Có một số lý do. Lý do mà Quốc hội đưa ra, theo Ủy ban soạn thảo Hiến pháp, là để bảo đảm tính ổn định lâu dài của Hiến pháp. Do đó không cần thiết quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp theo như một số góp ý, mà để luật quy định. Có thể nói đây là một cách bao biện rất chung chung, và theo cách nói mà các nhà được gọi là lập pháp của Việt Nam thường đưa ra trước đây, đúng là chỉ có thể nói theo quan điểm « cương lĩnh Đảng quan trọng hơn Hiến pháp ».

Nhưng nhiều dư luận phản bác lại chuyện này. Họ cho là bản Dự thảo Hiến pháp lần này có thể thực sự là lần cuối cùng. Và quyết định của Đảng ở Hội nghị trung ương 8 vừa rồi là sẽ thông qua Hiến pháp vào tháng 11 này tại kỳ họp Quốc hội cuối năm, có một cái gì đó rập khuôn từ Trung Quốc về tất cả những nội dung liên quan đến chính trị.

Có một điểm đáng chú ý là Hội nghị trung ương 8 diễn ra trước chuyến đi của Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường đến Hà Nội. Và kỳ họp thứ 6 khóa 13 của Việt Nam lại diễn ra ngay sau đó. Điều này cho thấy có một sự ảnh hưởng nhất định của Trung Quốc đối với Việt Nam – có thể xảy ra lắm chứ !

Vấn đề thứ hai nữa là Hội nghị trung ương 8 của Đảng tháng 10/2012 đã quyết định là không bỏ phiếu tín nhiệm trong Đảng tại hội nghị này, ngược lại với tuyên bố liên tục, ròng rã trong những tháng đầu năm cho tới giữa năm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là cần phải lấy phiếu tín nhiệm đối với các đảng viên cao cấp trong Đảng để xem trọng trách của họ tới đâu, họ đã làm được gì.

Như vậy thực sự vẫn có tư tưởng Đảng trị bao trùm trên tất cả các lãnh vực ở Việt Nam, trong đó Hiến pháp là một trong những điều có thể gọi là « nạn nhân ». « Nạn nhân » đó cũng là hệ quả của não trạng bảo thủ đến mức cực đoan, cho thấy kinh tế quốc doanh vẫn là chủ đạo, mặc dù tất cả mọi chuyện đang bê bết như thế này ! Nền kinh tế suy thoái, nợ và nợ xấu tràn ngập, đời sống người dân vô cùng khốn khó. Các tập đoàn lợi ích cũng như các nhóm thân hữu chính trị lũng đoạn, tung hoành.

Kể cả vấn đề thu hồi đất, một vấn đề liên quan sát sườn đến dân sinh và có thể tới an nguy của chính phủ, của Nhà nước Việt Nam, cũng không được sửa đổi một chút nào cả !

Họ đang lo sợ. Họ giữ nguyên Hiến pháp cũng bởi họ đang lo sợ. Họ sợ cái mà họ coi là « diễn biến hòa bình », từ những thế lực phương Tây. Kể cả có một khái niệm mới ở Việt Nam là « diễn biến không hòa bình », không hẳn là từ các « thế lực thù địch » ở nước ngoài, mà chính là từ những nhóm hoạt động dân chủ ở trong nước. Chẳng hạn nhóm Kiến nghị 72 mà vào tháng Giêng năm 2013 đã bắt đầu đưa ra Kiến nghị bảy điểm đề nghị sửa đổi Hiến pháp.

Dư luận cho là cách phản ứng của Nhà nước, của Quốc hội đối với các nhóm dân chủ này là : càng phản ứng thì họ càng giữ nguyên, không thay đổi gì hết ! Các nhóm dân chủ càng đề nghị sửa đổi Hiến pháp bao nhiêu thì Hiến pháp lại càng được giữ nguyên bấy nhiêu.

RFI : Thái độ này sẽ dẫn đến những hậu quả nào ?

Vấn đề đó chắc chắn sẽ sinh ra những hậu quả rất lớn. Kỳ này nếu Hiến pháp được thông qua với một số sửa đổi nào đó – tôi không kỳ vọng là sửa đổi nhiều – nhưng có một số sửa đổi nào đó liên quan đến kinh tế quốc doanh, thu hồi đất như tinh thần của cải cách Trung Quốc tại Hội nghị trung ương 3, thì may ra vẫn còn một chút hy vọng là xã hội không đến nỗi nguy ngập lắm.

Nhưng nếu tình hình như thế này mà Hiến pháp không thay đổi một chút nào cả, có nghĩa là Hiến pháp đã đi ngược lại dòng chảy của lịch sử, và gần như là phủ nhận sự vận động của những điều kiện khách quan, làm chậm lại tiến trình phát triển kinh tế xã hội tôi cho là ít nhất đến vài ba chục năm !

Việc không thay đổi bất kỳ nội dung quan trọng nào của Hiến pháp sẽ tất yếu dẫn tới một logic là tình trạng lobby chính sách, làm sai chính sách sẽ phổ biến. Các nhóm lợi ích, các nhóm thân hữu chính trị sẽ tiếp tục lợi dụng những chính sách sai lầm để trục lợi. Do đó càng gây ra phản ứng ngày càng mạnh mẽ, ngày càng quyết liệt, phẫn uất của người dân, và có thể sinh ra hàng loạt cuộc biểu tình như chúng ta đã thấy. Đặc biệt ở các vùng nông thôn miền Bắc như Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên và ngay cả ngoại thành Hà Nội là Dương Nội.

Đó là hậu quả về đối nội. Còn hậu quả về đối ngoại ? Chúng ta biết là Việt Nam đã ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1982, trong đó đề cập tới những quyền lợi cơ bản của người dân, và cũng liên quan tới điều 69 của Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tôn giáo v.v…Nhưng với Hiến pháp như thế này và cũng không triển khai bất kỳ một luật nào cho biểu tình, trưng cầu dân ý, lập hội…thì có thể nói Việt Nam đã không tuân thủ Công ước.

Ngoài ra còn có một yếu tố mà dư luận cũng đang đặt ra. Đó là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu không có gì thay đổi, thì với sự « ưu ái » của một số nước chủ chốt trong TPP trong đó có Mỹ, có thể là đầu năm 2014 hoặc nửa đầu năm 2014, Việt Nam có thể được chấp thuận tham gia làm thành viên TPP. Nhưng điều kiện để tham gia TPP lại không đơn giản lắm.

Trong cuộc gặp tháng 7/2013 giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Sang đã cam kết về một số vấn đề nhân quyền mà Việt Nam sẽ nới rộng hơn theo yêu cầu của Mỹ. Đồng thời TPP cũng có một điều kiện liên quan tới vấn đề nhân quyền như luật lập hội, nghiệp đoàn lao động và tạo một sân chơi cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ không còn nhận được những ưu ái. Đó là một điều kiện của TPP, và cũng là một trong những nội dung của Hội nghị trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn xóa bớt đặc quyền đặc lợi của những tập đoàn kinh tế quốc doanh.

Trong khi đó nếu tham gia TPP thì Việt Nam sẽ phải bảo đảm điều đó, có nghĩa là sẽ phải giảm bớt độc quyền, giảm bớt những ưu ái. Nhưng với việc Nhà nước, Quốc hội Việt Nam giữ nguyên Hiến pháp như hiện nay, có nghĩa là sắp tới sẽ không có gì thay đổi. Và nếu không có gì thay đổi về mặt cơ chế quản lý kinh tế, vấn đề độc quyền, kể cả vấn đề nghiệp đoàn lao động, thì làm sao có thể thỏa mãn được những điều kiện để tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ?

Dư luận đang đặt câu hỏi : liệu có một lực lượng nào đó trong nội bộ Đảng không muốn nền kinh tế Việt Nam được tham gia TPP, thành thử không thay đổi gì cả trong Hiến pháp từ nghiệp đoàn, độc quyền, nhân quyền…Không thay đổi thì sẽ rất khó cho Việt Nam tham gia vào TPP. Mà không tham gia được thì không giúp giải quyết một số khó khăn trước mắt của nền kinh tế vốn đang gần như sa chân vào vực thẳm.

Đó là một số vấn đề liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đó cũng là lý do khiến tôi viết bức tâm thư vừa rồi.

RFI : Việc bầu trực tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng có vẻ là không tưởng trong giai đoạn hiện nay, và chính quyền cũng có vẻ e dè trước những luật như Luật biểu tình chẳng hạn. Nhưng ít nhất là vấn đề nợ nần của các tập đoàn quốc doanh, cưỡng chế đất đai… đang gây quá nhiều bức xúc. Việt Nam liệu có bỏ qua cơ hội cuối cùng để hội nhập ? Như anh nói lúc nãy, ngay cả đại biểu cũng chán nản không muốn nói tới sửa đổi Hiến pháp nữa, thì một cử tri bình thường viết bức tâm thư như thế này liệu có tác động gì không ?

Tiêu đề bức tâm thư, tôi cho là đã nói rõ ý : « Hiến pháp mới, cơ hội cuối cho một triều đại ». Theo tôi, đây chính là cơ hội cuối cùng. Vì nếu không cải cách, thì với quá nhiều khó khăn, có thể nói là đang sa chân vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc như hiện nay, chính thể Việt Nam sẽ không có lối ra. Nếu không cải cách Hiến pháp thì sẽ không còn bất kỳ một cơ hội nào nữa.

Kể cả cho dù những tổ chức tài chính thế giới như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á hay Nhật Bản có giúp Việt Nam về kinh tế, và người Mỹ có chấp thuận cho Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương chăng nữa, thì tất cả những cái đó cũng chỉ mang tính chất phụ trợ mà thôi.

Việt Nam sẽ không thể giải quyết vấn đề kinh tế bằng sự thiếu thành tâm về chính trị. Dân cũng đang hỏi Quốc hội làm gì mà năm trăm đại biểu chỉ thực sự có vài ba tiếng nói có giá trị đáng để nghe. Vừa rồi có ai để nói ? Có những đại biểu như Trương Trọng Nghĩa ở TPCHM, Nguyễn Văn Thuyền ở Lâm Đồng và vài ba vị nữa là còn chịu nêu ra thực trạng ngổn ngang của xã hội, mà cũng chỉ nói được một phần thôi.

Còn đa số các đại biểu còn lại rơi vào một trạng thái gần như mơ màng, họ không nói gì cả. Trong những kỳ họp Quốc hội trước người ta cũng đã thống kê là có hàng trăm đại biểu trong vài ba kỳ họp không nói một tiếng nào, không phát biểu một câu nào. Thế thì Quốc hội làm gì, họ làm gì và họ đại diện cho ai ? Họ còn đại diện cho dân hay không ?

Vấn đề đó lại liên quan đến việc chế độ bầu cử trực tiếp đối với Thủ tướng và Chủ tịch nước. Đó là một nhu cầu của người dân. Nhưng dân đâu còn cái quyền bầu trực tiếp nữa. Với những đại biểu Quốc hội không còn mang tính chất đại diện cho dân nữa – người dân nói là họ đang ngủ gật, thì vẫn theo cơ chế cũ thôi. Tức là đại biểu Quốc hội bầu Chủ tịch nước, bầu Thủ tướng, và họ bầu theo thiên kiến riêng của họ - chứ không phải theo nhãn quan của người dân, theo tấm lòng, quyền lợi của người dân.

Chính vì điều đó mà tôi không quá hy vọng. Thực ra rất ít hy vọng vào việc viết những bức tâm thư để cho ai đó, lãnh đạo nào đó lắng nghe, và cũng không mấy hy vọng vào chuyện những đại biểu Quốc hội nào đó sẽ chia sẻ, cảm thông với mình. Mà viết ở đây là cho dân đọc, cho dân hiểu. Dân cần đọc, cần hiểu hơn, cần được chia sẻ hơn với nỗi khổ của họ, và từ đó dân trí sẽ được nâng lên. Họ cần phải biết đấu tranh với những gì oan khuất mà họ đã phải chịu.

RFI : Xin rất cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng !

                                                  Thụy My
Nguồn >>> Google - RFI

 TIN LIÊN QUAN:

Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai ?-tác giả: TS. Đoàn Xuân Lộc

[09.11.2013 08:34]
NĐ: "Có điều thế giới luôn thay đổi, thay đổi rất nhanh và không ai chờ mình. Nếu giới lãnh đạo và người dân Việt Nam không nắm bắt cơ hội và xây dựng một Hiến pháp như thế lúc này thì Việt Nam vẫn phải chờ và tiếp tục tụt hậu." - TS. Đào Xuân Lộc

Giáo sư Tương Lai trả lời báo chí nước ngoài về ông TBT đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ?

[07.10.2013 09:17]
NĐ: "Qua cái bên ngoài thì tôi thấy đầu óc ông này nó đặc sệt, có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng điệu từ giáo trình của Đảng cách nay mấy chục năm bây giờ vẫn nói như thế mà không thấy rằng cái điều đó nó đang kim hãm cả dân tộc này. Chính vì một mớ giáo điều nó chiếm lĩnh trận địa tư tưởng và đặc sệt trong đầu óc những người lãnh đạo khiến cho dân tộc này không cất đầu lên nổi, vấn đề là ở chỗ ấy." - Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

KHÔNG TRUNG THỰC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP - tác giả: Đại tá,nhà văn Phạm Đình Trọng.

[02.09.2013 22:18]
NĐ: . . . Còn vô vàn dẫn chứng không thể kể xiết về lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử thí bỏ lợi ích to lớn của dân tộc Việt Nam vì lợi ích nhỏ bé của đảng. Những dẫn chứng này, lịch sử sẽ không bỏ sót và lịch sử sẽ phán xét công bằng, sòng phẳng.
Không thể nhắm mắt trước lịch sử và không thể lừa dối nhân dân khi cố tình ghi trong điều 4 Hiến Pháp rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đại biểu trung thành lợi ích cả dân tộc Việt Nam ! " - Đại tá, nhà văn Phạm Đình Trọng.

Các nước che đậy, Việt Nam lại... trưng ra - Tác giả TS.Võ Trí Hảo,khoa Luật, Đại học kinh tế Sài Gòn

[27.09.2013 08:26]
NĐ: Hiện nay chỉ có ASEAN và Ucraina, Nga, Trung Quốc, Venezuela, Nam Phi công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, các thành viên chủ chốt của WTO vẫn chưa công nhận.Quyền lập hiến thuộc về Quốc hội Việt Nam, nhưng quyền công nhận nền kinh tế thị trường thuộc về các quốc gia khác.
" Đáng tiếc, tư duy dùng Hiến pháp ra lệnh cho quy luật kinh tế vẫn được tiếp tục duy trì, lựa chọn làm Phương án 1 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992..." - TS. Võ Trí hảo.

TIẾP TỤC ĐIỂM MẶT CHỈ TÊN THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

[09.11.2013 18:16]
NĐ: Nếu không có cha đẻ là liệt sỹ, thì Nguyễn Thanh Chấn, năm 2003 mới 42 tuổi đã lãnh án tử hình và nay cũng đã rục xương 10 năm, để lại nỗi đau thương muôn đời cho gia đình họ tộc đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, những kẻ núp sau điều 4 Hiến pháp là những Nhóm lợi ích tham nhũng, đặc quyền đặc lợi nhân danh ổn định chính trị, độc quyền toàn trị cần phải tiếp tục được Nhân dân vạch mặt chỉ tên đưa ra Công lý xét xử nghiêm minh, để Dân tộc Việt Nam mới yên ổn, làm ăn đưa đất nước thoát khỏi thụt lùi lạc hậu mà phát triển đi lên sánh vai với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới, thoát khỏi nguy cơ đô hộ, thôn tính của chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng.
 

KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của nguyễn Quốc Minh

NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.







MỘT SỐ NGUY NGHĨ VỀ BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 2013 CỦA ÔNG PHAN TRUNG LÝ SẮP TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA 13 THÔNG QUA

[10.09.2013 21:23]
NĐ: Nếu ĐCSVN không bước qua Điều 4 của sự ngộ nhận trơ trẽn đó, mà cứ biểu quyết với 87% Đảng viên trong Quốc Hội khóa 13 thì bỏ mất cơ hội sống của ĐCSVN trong khi hơn ba thập kỷ qua ĐCSVN đã tự đánh mất niềm tin của đại đa số nhân dân Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam ngày càng dật lùi so với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên Thế giới và không phù hợp với thời đại Công nghệ Tin học đại nhảy vọt đưa loài người đến sự văn minh, hiện đại.

XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ RA ĐỜI HOẠT ĐỘNG 23-9-2013

NĐ: "Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.
Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng."- Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và chính trị.

TIẾP TỤC ĐIỂM MẶT CHỈ TÊN THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

[09.11.2013 18:16]
NĐ: Nếu không có cha đẻ là liệt sỹ, thì Nguyễn Thanh Chấn, năm 2003 mới 42 tuổi đã lãnh án tử hình và nay cũng đã rục xương 10 năm, để lại nỗi đau thương muôn đời cho gia đình họ tộc đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, những kẻ núp sau điều 4 Hiến pháp là những Nhóm lợi ích tham nhũng, đặc quyền đặc lợi nhân danh ổn định chính trị, độc quyền toàn trị cần phải tiếp tục được Nhân dân vạch mặt chỉ tên đưa ra Công lý xét xử nghiêm minh, để Dân tộc Việt Nam mới yên ổn, làm ăn đưa đất nước thoát khỏi thụt lùi lạc hậu mà phát triển đi lên sánh vai với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới, thoát khỏi nguy cơ đô hộ, thôn tính của chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng.

Nhà khoa học, TS. Nguyễn Thanh Giang trả lời báo chí Pháp (RFI) về việc bị Công an sách nhiễu vì giám phê phán sai lầm của ông TBT ĐCSVN.

[19.09.2013 20:34]
NĐ: "Thế vừa rồi, khi là Tổng bí thư, ông ấy sang ký tay đôi với ông Hồ Cẩm Đào (lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó). Tôi đã phản ứng (bản Tuyên bố chung này) nhiều lĩnh vực, nhưng có một lĩnh vực tôi phản ứng ông ấy gay gắt nhất là ông ấy lại ký kết với ông Hồ Cẩm Đào, để mà thỏa thuận với nhau, chủ trương đưa công an Trung Quốc vào để cùng chung sức lập ra trật tự trị an ở trong nước Việt Nam. Thì tôi ngạc nhiên quá…"
Không biết, việc ký kết "Tùy hứng" cọng rắn cắn gà nhà đó đã được Quốc Hội nhất trí chưa ?

NGƯỜI MẸ CỦA SINH VIÊN ĐỖ MINH HẠNH, TUYÊN BỐ TRƯỚC QUỐC TẾ VỀ TÌNH TRẠNG VI PHẠM NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

[22.09.2013 21:36]
NĐ: Đỗ Thị Minh Hạnh sinh ngày 13- 3 -1985 ở Di Linh, Lâm Đồng trong một gia đình ông nội là lão thành cách mạng, làm việc cho cộng sản qua hai thời kỳ trước và sau 1975, bà nội là liệt sĩ thời kỳ chống Pháp...

MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[08.07.2013 01:33]
NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...

NIỀM TIN LÀ TỪ CÁI ĐẦU. LÒNG TIN LÀ TỪ CÁI BỤNG  

[05.06.2013 19:33]
NĐ: Đúng ra, ở Việt Nam có câu thành ngữ "MẤT NIỀM TIN LÀ MẤT TẤT CẢ" chứ không phải "Mất LÒNG TIN là mất tất cả". Niềm tin là từ cái đầu. Lòng tin là từ cái bụng.


KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN NGÀY MỘT PHÌNH RA ?

[17.07.2013 21:28]
NĐ: Từ hơn thập kỷ nay, các Nhóm lợi ích tham nhũng đã trở thành kẻ thù của Nhân dân Việt Nam đang ngày một phình ra. Chúng tự áp đặt pháp luật, ngồi trên pháp luật vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn. Chúng dựng chuyện để bắt dân, đập chết dân, bắn vào dân, bắt dân oan vào tù, ra tay cướp

Diễn biến hòa bình và tuyên truyền của các thế lực phản động chống Việt Nam ? 

[05.05.2010 20:21]
Mời quý vị ghé coi một số hình ảnh lạ về các thế lực phản động chống Việt Nam.


Mánh khóe của nhóm lợi ích Ngân hàng trong dự thảo Thông tư nhận giữ hộ vàng miếng SJC

 NĐ: Ngày 19/8/2013, Việc NHNN ra dự thảo Thông tư nhận giữ hộ vàng miếng quy định hình thức thứ hai khi trả vàng miếng là sự cố tình đánh lận con đen khi ký hợp đồng nhận giữ hộ vàng miếng không ngoài mưu đồ phục vụ cho nhóm lợi ích làm giàu bất chính thông qua dịch vụ nhận giũ hộ độc quyền vàng miếng SJC để rồi lợi dụng quay vòng, dùng vàng người này trả cho người khác như tiền mặt, gây rối loạn tiền tệ và tổn hại vô cùng cho nền kinh tế.




SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CỦA ÔNG THỐNG ĐỐC NHNN NGUYỄN VĂN BÌNH

[24.06.2013 20:51]
NĐ:Gần đây, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cũng ngụy biện và mơ hồ lẫn lộn không kém gì ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, khi nêu ra vấn đề: "NHNN không độc quyền kinh doanh vàng. Nhà nước vẫn cho kinh doanh vàng, chỉ khác là điều kiện chặt ...

Việt Nam trước hai lựa chọn: như ánh hào quang Miến Điện hay Hỏa Diêm Sơn của Trung Cộng. 

[31.07.2013 04:08]
NĐ: Những tư duy của Tập Cận Bình không ngoài hai chữ: Đại Hán. Bám sát chiến lược của Mao Trạch Đông, Trung Cộng dùng thủ đoạn dương Đông kích Tây, nói một đằng làm một nẽo nhằm thôn tính Biển Đông và các nước Đông Nam Á. Bị Philipin kiện ra tòa án Quốc tế vì xâm lược Biển đảo, Trung Cộng vẫn bất chấp pháp luật Quốc tế không chịu ra trước vành móng ngựa. Trung Cộng đang dùng kinh tế mua chuộc các thế lực Nhóm lợi ích tham nhũng, tăng cường tàu chiến hiện đại

Philippines có kinh nghiệm từ bài học của Nhật Bản trong bang giao với Mỹ

[01.09.2013 00:26]
NĐ: Bài học quý giá từ Nhật Bản trong bang giao với Mỹ, các nước Asean dù có nâng tầm quan hệ chiến lược với Trung Cộng là để hòa bình phát triển kinh tế, ghìm sự hung hăng của cái Lưỡi Bò đang muốn liếm loát từng tấc đất của các nước láng giềng, nhưng các nước Asean không bao giờ quên quan hệ với Mỹ trên cơ sở thực tế đã minh chứng từ sức mạnh của Mỹ : hai bên cùng có lợi và Nhân quyền dân chủ.

Hoan hô Tokyo được chọn tổ chức Thế vận hội 2020 là góp phần to lớn đập tan 9 khúc Lưỡi Bò ở Biền Đông

[08.09.2013 04:10]
NĐ: Trong khi đó tại Trung Quốc, báo chí chính thức của Bắc Kinh lại loan báo là Tokyo đã bị loại và vinh dự đón Thế vận hội Olympic 2020 về tay Istanbul. Trên trang mạng internet, Tân Hoa Xã cho biết Ủy ban Thế vận Quốc tế tin tưởng vào Thổ Nhĩ Kỳ. Còn đài truyền hình nhà nước của Trung Quốc thì khẳng định là Tokyo đã bị loại ngay từ vòng đầu, thua hẳn Istanbul và Madrid.

Nhân sĩ trí thức Việt Nam yêu nước, trả lời báo chí nước ngoài về tình trạng tham nhũng nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ sụp đỗ ĐCSVN

[14.09.2013 04:06]
NĐ: Chu cha ! Mới sơ sơ 10 vụ án mà VKSNDTC nêu ra cho ông Nguyễn Bá Thanh được báo chí Lề Đảng loan báo rầm rộ thì đã có 8/10 vụ tham nhũng liên quan đến ông Thống đốc NHNN Việt Nam, người có số phiếu tín nhiệm thấp đứng đầu danh sách Quốc Hội lại tự nhận giải " Nửa giải Nobel Quốc tế". Vừa qua Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng lại đánh giá cao thành tích điều hành Ngân hàng tốt đối với ông Thống đốc. Với cái đà Nợ xấu ngày một tăng, nền kinh tế be bét thì cuối năm 2013, ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại tự nhận cả giải Nobel là cái chắc.

Hoan hô Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái tại Việt Nam

[22.08.2013 05:46]
NĐ: " Theo chúng tôi, vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, đã có nhiều người đề xuất, các cơ quan chức năng và các nhà luật học hàng đầu của Việt Nam cần có những quan điểm rõ ràng căn cứ vào pháp luật Việt Nam để khẳng định luật pháp Việt Nam có cấm công dân Việt Nam tham gia và thành lập đảng khác ĐCSVN, nếu không cấm việc thành lập sẽ diễn ra như thế nào để phù hợp pháp luật Việt Nam." - Luật sư trần Vũ Hải

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) & ÔNG TRẦN MỘNG HÙNG
ĐỒNG LÕA VỚI TỘI PHẠM CHIẾN TRANH PUTIN, ĐỜI ĐỜI BỊ NHÂN LOẠI YÊU CHUỘNG HÒA BÌNH PHỈ NHỔ
PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, TRỢ LÝ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI PHẠM THÁI HÀ BỊ BẮT. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ BỊ BÃI NHIỆM MỌI CHỨC VỤ ???
NHẰM HÒA GIẢI DÂN TỘC, HƠN LÚC NÀO HẾT VIỆT NAM CẦN ĐỔI TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ THÀNH TÊN CÁC LOÀI HOA
“GIA ĐÌNH CHÍNH LÀ NƠI GIỔ TỔ, CÒN TẤT THẢY CÁC NƠI KHÁC CHỈ LÀ CHỔ VUI CHƠI MÀ THÔI” - NGUYỄN QUÔC MINH ( NGÀY ĐÊM)
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 31/05/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Giáo dục một người đàn ông được một con người. Giáo dục một người đàn bà được một gia đình. Giáo dục một người thầy sẽ được cả một thế hệ.
R.TAGO.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm