Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007449064
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Nhà nghiên cứu luật biển và luật quốc tế Hoàng Việt từ Đại học Luật TP Hồ Chí Minh bình luận về chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tân Sang tới Trung Quốc."Bày tỏ cảm ơn"của TậpCậnBình?
20.06.2013 20:32

Cái gọi là Tp. Tam Sa của Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) xâm lược bao trùm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Cái gọi là Tp. Tam Sa của Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) xâm lược bao trùm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Bình luận với BBC hôm 20/6/2013 về chuyến thăm Trung Quốc đang diễn ra của Chủ tịch Trương Tấn Sang, nhà nghiên cứu luật biển và luật quốc tế Hoàng Việt từ Đại học Luật TP Hồ Chí Minh bình luận liệu Trung Quốc có đang tìm cách tận dụng sự 'ủng hộ' của Việt Nam để giải quyết xung đột về biển đảo với Philippines và Nhật Bản trong hai vụ tranh chấp riêng rẽ.
Nhà nghiên cứu không loại trừ việc Trung Quốc có một 'kịch bản bỏ túi' với một chính sách thống nhất trong giới lãnh đạo qua các nhiệm kỳ để mở rộng cương thổ của họ trên Biển Đông nói riêng và các vùng biển kế cận Trung Quốc nói chung.

Lưu ý nhỏ: Mời quý vị bật loa để nghe, nếu không nghe được thì sử dụng vượt tường lửa sẽ nghe bình thường



Nguồn >>> BBC


 Cái gọi là Tp. Tam Sa của Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) xâm lược bao trùm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và Biển Đông.

 
Lộ diện mưu đồ của Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) sau chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

 VIỆT NAM KHÁC VỚI PHI VÀ NHẬT, NẾU TRUNG -VIỆT KIỂM SOÁT ĐƯỢC VA CHẠM TRÊN BIỂN THÌ NAM HẢI  SẼ RẤT KHÓ LÒNG BỊ LÀM RỐI

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc đã trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao. Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.  

Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.  Mà trong số 3 nước này, Việt Nam lại là nước tốt nhất để cùng với Trung Quốc mở ra cơ sở đàm phán chính trị. Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới.

Trở ngại lớn nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình giữa Trung Quốc và Việt Nam là sự khác biệt tương đối xa trong nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, cả hai nước đều khó lòng đưa ra sự nhượng bộ thực chất. Song điều kiện có lợi cũng vẫn có một cách rõ ràng, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước. Những nan đề và rủi ro chính trị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam cũng hết sức giống nhau, nhu cầu về sự chặt chẽ trong quan hệ thương mại, về sự hợp tác chiến lược, đặc biệt là nhu cầu phải dựa dẫm vào Trung Quốc về mặt chính trị của Việt Nam, lâu nay vẫn lớn hơn sức mạnh phân cắt mối quan hệ hai nước trong tranh chấp lãnh thổ.

Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn. 

 Trung Quốc và Việt Nam vừa phát sinh xung đột trên biển, lại vừa từng có chiến tranh biên giới, những ký ức này đều tác động đến sự suy xét của Việt Nam về hơn thiệt trong chính sách đối với Trung Quốc. Mấy năm qua, Việt Nam không hề có sự đối lập ngoại giao toàn diện với Trung Quốc giống như Philippines, mà luôn kiên trì “hữu hảo với Trung Quốc”, những nguyên nhân nằm trong đó là hết sức phong phú và cũng ổn định.     

Thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong những năm này là luôn tìm kiếm một sự cân bằng giữa vị thế có lợi trong tranh chấp lãnh thổ với việc duy trì hòa bình với xung quanh, chính sách cân bằng như vậy chắc hẳn sẽ phải duy trì lâu dài. Môi trường quốc tế của Trung Quốc đã khác xa với thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, chúng ta lớn mạnh hơn, song môi trường tâm lý quốc tế phải đối mặt cũng trở nên mong manh hơn. Năng lực kỹ thuật kiềm chế kẻ tranh chấp lãnh thổ mạnh lên rất nhiều, song những rủi ro chính trị quốc tế mà chúng ta phải đối mặt vì thế cũng trở nên chưa từng có.

Nhìn chung, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nguyện vọng và nhu cầu kiểm soát những va chạm trên biển giữa hai bên, cải thiện bầu không khí quan hệ giữa hai nước, gia tăng sự hợp tác thực sự. Mặc dù độ khó trong việc làm tốt sự tương tác như vậy giữa hai nước là rất cao, song nguyện vọng chiến lược nói trên trước tiên cần trân trọng lẫn nhau, làm mạnh lẫn nhau đã rất là quan trọng. Những thử nghiệm và nỗ lực như vậy là rất có giá đối với cả hai nước Trung-Việt.

Hãy nhìn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, diện tích tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước là rất lớn, Ấn Độ lại là cộng đồng thông đồng bén giọt trong truyền thông về tình cảm dân tộc, song sự kiểm soát va chạm của Trung Quốc và Ấn Độ tương đối thành công. Giữa Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra đã có đủ điều kiện tốt hơn trong việc dùng đàm phán hòa bình để thay thế cho va chạm trên biển.

  Người Trung Quốc trước tiên phải biết giữ sự tự tin về việc chúng ta có quyền chủ động trong xử lý tranh chấp Nam Hải, ngoài ra, chúng ta nhất thiết phải làm rõ xem rút cuộc chúng ta muốn gì xung quanh vấn đề Nam Hải, nó có quan hệ như thế nào với Chiến lược quốc gia tổng thể của Trung Quốc, đồng thời cần làm rõ sự sắp xếp chiến lược các mục tiêu và nguyện vọng của mình, hơn nữa cần vạch rõ được đường đáy mà chúng ta sẽ phá vỡ sự sắp xếp này và dùng việc leo thang một vấn đề làm nổi rõ mục tiêu của quốc gia.   

  Vấn đề xung quanh Trung Quốc cực kỳ phức tạp, đó chính là vì sự can thiệp tới tấp của các nước lớn như Mỹ… Xét về quan hệ Trung-Việt, điều quan trọng nhất của Trung Quốc là giữ cho mình hoàn toàn tỉnh táo, đồng thời vận dụng sức ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sự tỉnh táo cho Việt Nam. Nam Hải là thực lực của Trung Quốc, đồng thời cũng là đất dụng võ cho trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc, chỉ có phối hợp sử dụng cả hai, thì Trung Quốc mới có thể trở thành “kẻ chiến thắng” ở Nam Hải và trong biến cục phức tạp của lực lượng toàn cầu.  

Nguồn: Mạng quân sự Trung Quốc

>>> Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013

$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$

Chú ý: Tập Cận Bình chỉ "bày tỏ cảm ơn" thể hiện rất bề trên của Đại Hán, chứ không nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong "Tuyên bố chung" dưới đây:

           Việt Nam, Trung Quốc ra Tuyên bố chung

Sau đây là toàn văn Tuyên bố chung:

1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.

2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.

3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:

(i) Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương... để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh Lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc.

(ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.

(iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.

(iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.

(v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc” (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.

(vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về “Hiệp định dẫn độ Việt-Trung” trong nửa cuối năm nay.

(vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực “Hai hành lang, một vành đai.”

Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại song phương, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc”; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội...

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.

(viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.

(ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015”, “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015”, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

(x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…

(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.

(xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt-Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.

(xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.

4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.

Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á..., cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Hai bên nhất trí lấy năm nay - năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn..., đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc” (sửa đổi), “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu”, “Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước”, “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc”, “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ” và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.

8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.

                      Bắc Kinh, ngày 21 tháng 6 năm 2013

Theo Vietnam+


Nguồn >>> Vnexpress (Tin nhanh Việt Nam)

-------------------------------
Chú ý: Tập Cận Bình chỉ "bày tỏ cảm ơn" thể hiện rất bề trên của Đại Hán, chứ không nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.


TIN LIÊN QUAN:

HOAN HÔ NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DŨNG CẢM VẠCH MẶT KẺ "QUYỀN CAO CHỨC TRỌNG" BẤT CHẤP PHÁP LUẬT Ở TỈNH BẮC GIANG

[19.06.2013 04:38]
NĐ: Bắc Giang đã nổi tiếng về vụ giết người tại đồn Công an, để sau đó hàng ngàn người biểu tình kéo xe tang thanh niên bị hại đó lên đập phá cổng UBND tỉnh phản đối trước cái chết oan do quên đội mũ bảo hiểm khi chở bạn gái dạo mát chiều hôm. Gần đây, trên báo NNVN ngày 15, 16, 17/5/2013 và 19-6-2013, ra loạt bài phản ánh việc ông Phạm Văn Minh - GĐ Công an tỉnh Bắc Giang huy động doanh nghiệp đầu tư công trình hồ sinh thái trái phép tại bãi sông Thương, xã Song Mai - TP Bắc Giang. Thiết nghĩ, những người còn lương tri, dành tràng vỗ tay tán thưởng cho nhóm phóng viên báo NNVN đã dũng cảm nói ra sự thật.

Đâu là sự thật về TS.luật Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực ? Kiến nghị của luật sư Trần Vũ Hải.Thư cảm ơn củaTS.luật Cù Huy Hà Vũ, đã dừng tuyệt thực lúc 9 h ngày 21-6-2013 sau 25 ngày tuyệt thực.

[17.06.2013 07:26]
NĐ :Ngày Đêm nhấp chuột trên Google, thấy thông tin về TS. luật Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực hay không tuyệt thực mà rối cả lên như Canh hẹ. Niềm tin bao giờ cũng dựa trên sự thật. Vâng, thời gian đâu có dừng và thời gian sẽ trả lời tất cả ai là người thông tin sự thật, ai là người lừa Nhân dân. Để khỏi tốn thời gian,tiền của, theo Ngày Đêm thì cổng trại giam Thanh Hóa ngay tức thì mở ra cho các nhà báo trong và ngoài nước phỏng vấn trực tiếp TS.luật Cù Huy Hà Vũ. Ngày Đêm dám chắc TS.luật Cù Huy Hà Vũ không dại gì lợi dụng trước các ông kính nhà báo mà bỏ trốn.


KHI CẢ NGÀN NGƯỜI NÔNG DÂN TRÀN VÀO RỪNG ĐẦU NGUỒN CHẶT PHÁ, GIÀNH ĐẤT ĐAI.

[14.06.2013 04:09]
NĐ:Khi người dân mất niềm tin là mất tất cả. Hơn thập kỷ nay, rừng đầu nguồn Việt Nam, báo chí và các nhà khoa học, nhân sỹ trí thức đã lên tiếng hiện tượng người Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm, để cho họ làm giàu, nhưng rừng Việt Nam bị tàn phá một cách im lặng. Tuy vậy, trong những ngày nắng nóng và gió Lào rát bỏng, bức xúc trước cảnh nghèo đói triền miên, cả ngàn người nông dân Nghệ An đã tràn vào rừng đầu nguồn chặt phá hàng trăm hec ta rừng, giành đất đai đang được Công an vào cuộc.

LO LẮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NGÀY CÀNG PHỤ THUỘC VÀO TRUNG CỘNG

[30.05.2013 19:10]
NĐ: Cần phải luôn ý thức để phân biệt rằng : Đảng cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) cũng đang đối đầu với Nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý. Trung Cộng huy động vũ trang dùng bạo lực xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam chứ không phải Nhân dân Trung Quốc. Người dân yêu nước Việt Nam phản đối Trung Cộng chứ không bao giờ phản đối Nhân dân yêu nước Trung Quốc. Trung Cộng biết điều đó, nên lúc nào cũng tìm cách chia rẽ các nước Asean,nói một đằng làm một nẻo nhằm chiếm đoạt Biển Đông, thôn tính Việt Nam.

Hiến pháp 'treo' đến bao giờ ? - phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại Quốc Hội

[28.05.2013 01:50]
NĐ:"Tôi rất băn khoăn ở chỗ ta đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng để tham gia, vậy mà ta lại chỉ nhân danh ý kiến nhân dân để điều chỉnh mà lại không thuyết phục thì tôi cho là sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là sửa đổi hay làm Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử, bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội chúng ta ít nhất trong vài chục năm..." - ĐBQH Dương Trung Quốc

Thông điệp đặc biệt quan trọng của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear

[01.06.2013 18:48]
NĐ: Trong cuộc họp báo ngắn theo sau buổi gặp gỡ cộng đồng, Đại sứ Shear trích dẫn một báo cáo kinh tế của cơ quan nghiên cứu Peter G. Peterson Institute for International Economics, trong đó Hiệp định TPP được tiên đoán là sẽ gia tăng mức xuất khẩu của Việt Nam 26%, và gia tăng GDP của Việt Nam 11%.
Tuy nhiên, nhắc lại nhiều lần, ông nói Việt Nam phải có những “tiến bộ chứng minh được” trong lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo nếu muốn gia nhập TPP hay muốn có những bước hợp tác chặt chẽ hơn về ngoại giao và quốc phòng.

Đừng “chà đạp” thiên nhiên nữa ! - tác giả: Thu Sương

[14.06.2013 00:22]
NĐ: Từ đó, VRN kiến nghị các cơ quan chức năng không nên cho triển khai 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A và loại khỏi quy hoạch thủy điện trên sông Đồng Nai do thiệt hại đánh đổi quá lớn, không thể bù đắp



KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 CỦA CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN TRONG & NGOÀI NƯỚC GỬI QUỐC HỘI VIỆT NAM (Kiến nghị 72)

[22.01.2013 01:48]

Hoan hô Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết không nhắc tới Đảng cộng sản Việt Nam và mấy từ XHCN

[12.02.2013 23:58]
NĐ: " Đón chào năm mới Quý Tỵ - 2013 chính là thời điểm để một lần nữa, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân. Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta ngày càng thêm giàu đẹp, vững bền."

Ai nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố.

[15.12.2012 18:43]
NĐ:“Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.

TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN BAN ĐẦU ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ?

[27.12.2012 20:23]
NĐ:" Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo quay lại với dân, dựa vào, kiên quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực hiện dân chủ, tin tưởng trí thức yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, không chỉ hữu hảo với Trung Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ trang, giáo dục phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường của lực lượng vũ trang. Có như thế mới giữ được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến lên, tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán." - Nguyễn Trọng Vĩnh

Nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh trả lời báo chí nước ngoài.

[06.09.2012 17:43]
NĐ: “Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường là đứa con hoang, thí dụ như ngay vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân và cũng chưa xác định được trách nhiệm cá nhân”. "Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết, nhân danh ổn định chính trị - xã hội" - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh


Đừng “đổ” cho báo chí khó khăn của ngân hàng !

NĐ: "Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cố tình không biết thực trạng hàng loạt doanh nghiệp phá sản và ngưng hoạt động, hàng triệu lao động không có thu nhập đang thất nghiệp và Vàng được loại ra khỏi rổ để tính CPI, Nợ xấu chất cao, các Doanh nghiệp ngắc ngoải không tiếp cận được vốn vay, trong khi NH lại đổ dồn đi mua Trái phiếu Chính Phủ để tăng đạt chỉ tiêu Tín dụng cuối năm đã làm cho Chỉ số Lạm phát tụt xuống là lẽ đương nhiên...

< TS Nguyễn Trí Hiếu




Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Cần sớm loại bỏ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình để thay đổi tư duy về quản lý Tiền tệ & Thị trường vàng.

[26.12.2012 20:22]
NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012.
Cấm vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngụy biện và tiếp tục chống lại Nghị quyết của Quốc Hội về quản lý vàng

[24.12.2012 19:10]
NĐ: Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội cho biết, tại kỳ họp 4 bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về việc Quyết định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa? Vừa qua Thống đốc đã có công văn trả lời, trong đó chỉ nói về Nghị định 24 của Chính phủ mà không nói về Quyết định 1623.

Quốc Hội vẫn khẳng định Nghị quyết: "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá thế giới"

[23.11.2012 19:46]
NĐ: Liên quan tới thị trường vàng, vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm vì nhiều tháng qua giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân.
Như vậy, những gì mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã làm và phát ngôn trong phiên chất vấn đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác

[16.11.2012 19:00]
NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng...
Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội

[14.11.2012 19:20]
NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012.
Cấm vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải chịu trách nhiệm hình sự về các thương hiệu Vàng miếng bị làm giả, nhái và rối loạn thị trường vàng ?

[12.11.2012 04:34]
NĐ:Đó là cẩu hỏi và cũng là câu trả lời của người dân Việt Nam hiện nay. Năm tổ chức được NH Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng trước đây là NH ACB, Công ty vàng NH Phương Nam, Công ty vàng NH Sacombank, Công ty vàng NH Nông nghiệp, Công ty PNJ đã chủ động bàn giao khuôn đúc cho NH Nhà nước TP.HCM niêm phong quản lý do họ không được sản xuất vàng miếng nữa. Sự minh bạch này đồng nghĩa với việc dồn trách nhiệm pháp luật cho ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, đang đi ngược nền kinh tế thị trường hàng hóa là nguyên nhân làm rối loạn thị trường vàng miếng, để xảy ra tình trạng vàng miếng giả, nhái ngày một tràn lan gây thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Chất vấn Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Binh về “lợi ích nhóm”

[11.11.2012 02:44]
NĐ: Trong năm 2012, "Cục máu đông Nợ xấu" do các NHTM gây ra là nguyên nhân chính băng hoại nền kinh tế Việt Nam, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới. Đặc biệt, Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa.
Muốn có cú huých để phát triển nền kinh tế và khôi phục uy tín trong quan hệ thương mại với Quốc tế, đã đến lúc Quốc Hội phải tiệt trừ những kẻ đứng đầu Nhóm lợi ích Ngân hàng, Giao thông Vận tải,... nói một đằng lam một nẻo gây nguy kiệt Quốc gia Việt Nam.

Nợ xấu và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ? 

[31.10.2012 21:39]
NĐ: "Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam còn đang tranh cãi thì có thể nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ xấu” khác thuộc phạm trù nguy hiểm ở cả ba nhóm: Nhóm 3: dưới chuẩn về hiểu biết; Nhóm 4: khiến người ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân nẩy mực cho nền kinh tế và; Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái ghế." - Hiệu Minh

ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu

[31.10.2012 20:06]
NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng

"Nguồn gốc nợ xấu từ các ngân hàng thương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự mình giải quyết " - chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khẳng định.

[02.11.2012 04:17]
NĐ: Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc thành lập công ty mua bán nợ xấu mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc gì nhà nước phải lập ra công ty đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với vai trò “bà đỡ” cho một công ty mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã là nợ xấu thì mua với giá nào là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng giá của “cam tốt” được.

Ai gây ra thị trường vàng rối ren ?

[28.10.2012 05:17]
NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay, người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp pháp của người dân, đó là được sở hữu vàng.


Kẻ chịu trách nhiệm về nợ xấu và độc quyền vàng miếng SJC ?

[08.10.2012 02:48]
NĐ: "Căn bệnh Nợ xấu Ngân hàng đã di căn phát tán và thị trường Vàng miếng độc quyền SJC đã làm băng hoại nền kinh tế Việt Nam gây ra những tổn thất nặng nề cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị phá sản, dừng hoạt động, Ngân sách nhà nước bị thất thu cực lớn, còn người dân thiệt hại vô cùng trong hoang mang khi mua bán, cất trử và gửi vàng.

Sốt vàng và câu hỏi về cơ chế độc quyền

[05.10.2012 03:54]
NĐ: TS Phạm Đỗ Chí - nguyên Chuyên gia Kinh tế và Đầu tư cao cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: Tình hình hiện nay gây khó khăn, tạo tâm lý bất ổn cho cả doanh nghiệp và một số lượng lớn dân cư giữ vàng. Trước mắt, khi giá vàng của các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất và sau đó khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc làm cho người lao động tham gia sản xuất vàng miếng.

Ngừng huy động, vàng sẽ càng nóng ? 

[09.10.2012 23:00]
NĐ: Những chủ trương, chỉ thị, công văn, phát ngôn... đầy mu mơ của ông Nguyễn Văn Bình từ ngày nhậm chức Thống đốc NHNN (3-8-2011) càng làm rối rắm trong quản lý tiền tệ. Cục máu đông Nợ xấu tín dụng ngân hàng đang phình ra và thị trường Vàng miếng đang rối loạn vênh giá nội ngoại đẩy giá lên cao do chủ trương tai hại là độc quyền vàng miếng SJC một cách giả tạo để nhóm lợi ích Ngân hàng hốt tiền làm giàu bất chính, làm đổ bể hàng trăm ngàn doanh nghiệp, thất thu lớn cho ngân sách, gây thiệt hại cho người dân trong việc mua - bán - thanh toán - cất trử - gửi tiền, vàng là không hề nhỏ. Gần đây, Quốc tế đã xếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong 10 thống đốc kém nhất Thế giới và hạ bậc một loạt các Ngân hàng thương mại của Việt Nam, làm cho uy tín Việt Nam tiếp tục giảm sút trên thương trường Quốc tế.

TS.Lê Xuân Nghĩa lú lẫn đáng ngờ, phát ngôn tầm bậy khi nói về "Lộ trình" đúng hướng trong "Cuộc chiến" châm dứt vàng hóa, Đôla hóa.

[07.11.2012 18:38]
NĐ: Trong năm 2012, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới. Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa. Sự phụ họa của TS. Lê Xuân Nghĩa trong bài "Tiến tới chấm dứt gửi và cho vay ngoại tệ" trên báo Đầu tư là một sự lú lẫn đáng ngờ.

Hàng trăm thủy thủ của Vinashin & Vinalines vất vưởng ở nước ngoài kêu cứu

[27.12.2012 17:34]
NĐ: Không chỉ những con tàu ma khổng lồ của Vinashin & Vinalines đang biến thành rác biển, mà nay còn hàng trăm thủy thủ Việt Nam đang lênh đênh mắc kẹt tại các nước kêu cứu vì không tiền lương, tàu bị nợ không hoạt động đang bị đói rét cùng cực đe dọa đến mạng sống từng ngày. Lãnh đạo Vinashin & Vinalines cũng như Bộ sậu tham nhũng của Nhóm lợi ích trong Vụ án kinh tế Thế kỷ XXI tại Việt Nam phải trả lời ngay trước công luận và giải thoát gấp sự đày ải hàng trăm thủy thủ vô tội đang bị tra tấn vì đói rét.

Những con tàu "ma khổng lồ" của Vinashin đang biến thành rác biển

[05.12.2012 03:05]
NĐ: Nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng quá trời vẫn một mực cho mình trong sạch nhưng lại luôn đổ tội cho "thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội" là giọng lưỡi tráo trở lừa đảo đầy tinh vi xảo quyệt của Bộ sậu giặc Nội xâm. Thế lực này đang ngồi trên pháp luật, tung hoành đổi trắng thay đen, bắt tay với bọn bành trướng Trung Cộng, vi phạm nhân quyền, đàn áp bắt bớ giam tù những người dân vô tội, phá hoại nền Kinh tế - Văn hóa - Giáo dục - Xã hội Việt Nam. Hàng trăm ngàn tỷ đồng là máu thịt của Nhân dân Việt Nam đã bị thế lực đen đổ vào Tập đoàn Vinashin nay đang trở thành đống rác biển.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
BẮT GIAM PHẠM THÁI HÀ - PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, TRỢ LÝ CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM VƯƠNG ĐÌNH HUỆ ?
NHẰM HÒA GIẢI DÂN TỘC, HƠN LÚC NÀO HẾT VIỆT NAM CẦN ĐỔI TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ THÀNH TÊN CÁC LOÀI HOA
“GIA ĐÌNH CHÍNH LÀ NƠI GIỔ TỔ, CÒN TẤT THẢY CÁC NƠI KHÁC CHỈ LÀ CHỔ VUI CHƠI MÀ THÔI” - NGUYỄN QUÔC MINH ( NGÀY ĐÊM)
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 31/05/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT
TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN TUYÊN BỐ : "PUTIN VÀ BỘ SẬU CÔN ĐỒ" ĐÃ GÂY RA CÁI CHẾT CỦA NAVALNY

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Người làm điều lành, tuy phúc chưa đến mà hoạ đã xa. Kẻ làm điều dữ tuy hoạ chưa đến mà phúc chẳng còn.
Trung Luận.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm