Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp - Báo VietNam.Net. SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP THẾ NÀO - VÌ SAO PHẢI BỎ ĐIỀU 4 ?
30.12.2012 04:07
NĐ: - Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng bên cạnh vai trò đã xác định. Theo ông Phan Trung Lý, "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả" - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới.
Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp
Không có điều gì cấm kỵ khi nhân dân góp ý sửa Hiến pháp - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới.
Tại cuộc họp báo triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chiều nay (29/12), ông Phan Trung Lý khẳng định: “Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp”.
Ông Phan Trung Lý (giữa): Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến
pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo. Ảnh Lê Anh Dũng.
Hiến pháp của Việt Nam các năm 1959, 1980, 1992 và sửa đổi, bổ sung năm 2001 đều được lấy ý kiến nhân dân.
Lần lấy ý kiến này, bắt đầu từ 2/1 và kết thúc ngày 31/3, hướng tới tất cả các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.
“Mục đích là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp”, ông Lý nói.
Sau khi bản dự thảo được đăng tải trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng vào ngày 2/1 tới, nhân dân được yêu cầu cho ý kiến về toàn bộ dự thảo, với các nội dung quan trọng như chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, bảo vệ Tổ quốc, bộ máy nhà nước…
Ông Phan Trung Lý (giữa): Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo. Ảnh: Lê Anh Dũng
Điều chỉnh theo ý kiến đa số
Ông Phan Trung Lý cho biết bản dự thảo sắp công bố là “kết tinh của quá trình lao động, tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, chuyên gia, nhà khoa học, từ trung ương đến địa phương…, thông qua các đợt tổng kết thi hành Hiến pháp và các đợt lấy ý kiến, đặc biệt là ý kiến của ĐBQH tại kỳ họp vừa qua”.
So với dự thảo trình QH hồi tháng 10, bản dự thảo sắp công bố có một số điều chỉnh cụ thể như thêm thiết chế Hội đồng Hiến pháp với nhiệm vụ phát hiện các vi phạm Hiến pháp, đặc biệt trong các văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh các thiết chế độc lập khác như Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
Dự thảo cũng chỉ quy định chung một điều về các thành phần kinh tế,nêu tên và vị trí của mỗi thành phần, chứ không quy định cứng đối với từng thành phần.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng bên cạnh vai trò đã xác định. Theo ông Phan Trung Lý, "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả".
“Mỗi lần trình và thảo luận đều có những vấn đề cụ thể được sửa đổi, nhưng những định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên”, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định.
Bản dự thảo sắp công bố cũng chỉ thể hiện một phương án đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, theo ông Lý là để “đưa ra nhân dân chính kiến của UB dự thảo”.
“Nhưng một phương án không có nghĩa là không đề cập các phương án khác, mà thực chất đã so sánh, đối chiếu với các phương án khác”, ông Lý nói. “Qua lấy ý kiến nhân dân, nếu đa số đồng ý với phương án UB chọn thì giữ lại, không thì phải nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp”.
Ông Phan Trung Lý cam kết mọi ý kiến đều sẽ được trân trọng, lắng nghe, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình…
Ngày 8/1, sẽ có một hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, được truyền hình trực tiếp trong một ngày.
Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp hy vọng trong 3 tháng tới, nhân dân sẽ đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo, trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2013.
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP THẾ NÀO - VÌ SAO PHẢI BỎ ĐIỀU 4 ?
I – Vì sao phải bỏ Điều 4 của Hiến pháp hiện hành
A – Điều 4 chống lại Hiến pháp Việt Nam
Phải nói Điều 4 Hiến pháp 1992 đã có “đổi mới” khá hơn Điều 4 Hiến pháp 1980.
Điều 4 Hiến pháp 1980 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam...”.
Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Lược bớt hai chữ “duy nhất” cho đỡ trắng trợn, song tinh thần chung thì vẫn thế.
Về điểm này, nhà cách mạng kỳ cựu Trần Độ đã viết trong bài “Một chiến lược dân chủ hóa để chống tham nhũng”: “Lập ra bộ máy nhà nuiớc để quản lý xã hội thì bộ máy đó phải có quyền lực. Nhưng mà dân làm chủ thì phải có cơ chế cho dân giám sát và kiểm sóat quyền lực đó… Thế mà ngược lại, Hiến pháp lại ghi ở Điều: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Thế thì chỉ có Đảng là trên cả Nhà nước, trên cả nhân dân, và đó là nguyên lý phản dân chủ lớn nhất”.
Điều tệ hại là, Điều 4 đã dẫm đạp lên nhiều điều khác trong chinh bản Hiến pháp này:
1 - Đối với Điều 2 – Điều 2 ghi : “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHXN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”
Điều 2 xác định Việt Nam là một nước dân chủ theo định nghĩa của tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân”. Điều 4 khẳng định “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy tức là đảng chủ, là chính quyền của Đảng, dân của Đảng, dân phải vì Đảng. Rõ ràng Điều 4 chống lại Điều 2.
2 - Đối với Điều 15 – Điều 15 ghi: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường…” trong khi Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…”.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trinh độ cao trong khi chủ nghĩa Mác nói chung không thừa nhận kinh tế hàng hóa và chủ trương xoá bỏ sở hữu tư nhân. Rõ ràng Điều 15 “bất đồng chính kiến” với Điều 4.
3 - Điều 17 ghi: “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”.
Điều 21 ghi: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động…”.
Cùng với Điều 15, hai điều này không thể thích nghi Điều 4, hoặc là Điều 4 là cái cùm gông xiềng ba điều 15, 17, 21.
4 - Đối với Điều 83 – Điếu 83 ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN”. Thế là, Điều 83 cùng với Điều 2 hoàn toàn phủ định Điều 4, hoặc là Điều 4 chống lại Điều 2 và Điếu 83.
5 - Đối với Điều 101 – Điều 101 quy định:quyền hạn của Chủ tịch nước: “Chủ tịch Nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại” trong khi Điều 4 xác định đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Hai điều này chồng chéo dẫm đạp lên nhau, nói khác đi, cũng chống nhau.
Vv...
B - Điều 4 biểu hiện Đảng toàn trị chứ không phải Đảng lãnh đạo
1 – Khi đặt ra Điều 4, Đảng chỉ nhìn thấy mặt lợi là dựa vào đấy để giữ “ổn định chính trị”, củng cố vị trí độc tôn, vĩnh viễn của Đảng.
Song, mấy chục năm qua, thực tiến đã trả lời: Điều 4 đã làm tha hóa Đảng rất tai hại. Không ai, kể cả những người cầm đầu Đảng, không dễ dàng nhận rõ được rằng Đảng ta đã và đang suy thoái trầm trọng.
Đảng suy thoái như thế nào, ở điểm nào, ở đâu, người ta đã nói quá nhiều, thiết tưởng không cần nhắc lại ở đây.
Nhưng có thể khái quát là tín nhiệm của Đảng đã sa sút, nội bộ Đảng đã bị lũng đoạn, sức mạnh Đảng đã suy giảm đến mức báo động. Biết bao nhiêu nan đề: giao thông ách tắc, môi trường hủy hoại, giầu nghèo doãng xa, tham nhũng tệ hai, văn hóa suy đồi…! Điều 4 có trách nhiệm gì ở đây ? Đảng toàn trị có phải là nguyên nhân?
2 - Đảng toàn trị làm Đảng suy yếu. Tác động của Đảng làm nẩy sinh tiêu cực trong nhân dân. Sự thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiện… là các tệ đoan tầm thấp. Cao hơn là chà đạp lên văn hóa dân tộc, gian dối lừa đảo, bức hại người lành, tội phạm tràn lan... Đảng khống chế và chi phối xã hội. Đảng suy thoái làm cho xã hội suy thoái. Đấy là hậu quả tai hại của đảng toàn trị do Điều 4 gây ra?
Điều 4 nguy hại như vậy, cho nên đặt vấn đề xem xét, nghiên cứu, giai tỏa Điều 4 là điều cần làm và cần làm ngay.
Giải tỏa Điêu 4 là vấn đề hệ trọng, bao trùm lên tất cả. Bởi vậy nó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân thực sự đề cao tinh thần trách nhiệm vì nhân dân, vì Tổ quốc mà dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám dũng cảm đương đầu.
II – Sửa đổi Hiến pháp như thế nào ?
1 - Tình hình một đất nước luôn biến đổi đòi hỏi hiến pháp phải được sửa đổi, tu chính cho phù hợp là tất nhiên.
Những điều trình bầy trên cho thấy Hiến pháp 1992 tồn tại rất nhiều nghịch lý và bất cập, trong đó, nổi cộm nhất, nhức nhối nhất là Điều 4. Cho nên, tốt nhất là viết lại Hiến pháp. Nếu chỉ sửa đổi thì trước hết phải hủy bỏ Điều 4.
Từ lập quốc đến nay, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã 4 lần sửa đổi hiến pháp.
Ngày 14 tháng 3 năm 2004, Quốc hội Bắc Kinh đã thông qua bản Hiến pháp Trung Quốc sửa đổi lần thứ tư.
Trong 14 điều tu chính người ta chú ý đến những điều khoản có liên hệ đến kinh tế thị trường và những điều khoản liên quan về chính trị.
Về kinh tế thị trường, tu chính chú trọng đến việc bảo vệ quyền sở hữu cá nhân hợp pháp, trong đó có quyền sở hữu đất đai và chính sách đối với các ngành kinh tế tư nhân. Về phương diện chính trị, Hiến pháp 2004 có hướng đến tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, cải thiện hệ thống an ninh xã hội, quy định về việc ban bố tình trạng khẩn cấp và quyền hạn của Chủ tịch Nước, nhiệm kỳ của chính quyền ở cấp thành phố...
Khoản 2 điều 11 Hiến pháp sửa đổi của Trung Quốc ghi: “Nhà nước bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh và kinh tế phi công hữu…”.
Điều 13 ghi: “Tài sản tư hữu hợp pháp của công dân không thể bị xâm phạm. Nhà nước bảo vệ, chiểu theo quy định pháp luật, quyền có tài sản tư hữu và quyền kế thừa của công dân…”.
Điều 33 ghi: “Mọi người có quốc tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mọi công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ nhân quyền”.
Hệ quả của bản sửa đổi Hiến pháp 2004 cho phép ngày 15 tháng 11 năm 2007 Trung Quốc đã cho ban hành sách trắng về “Chế độ chính đảng của Trung Quốc”. Sách trắng giải thích rất chi tiết về sự hình thành đặc điểm, sự phát triển và vai trò của chế độ hợp tác đa đảng trong quá trình phát triển xã hội và kinh tế của Trung Quốc.
Chúng ta thường quan tâm đến việc tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc, thiết nghĩ việc sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc 2004 và tinh thần sách trắng nêu trên càng rất đáng để ta phải xem trọng.
2 - Về quy phạm sửa đổi hiến pháp ta đã không theo lề lối của thế giới mà cũng không theo các điều khoản khoản hiến định trong Hiến pháp 1946.
Từ trước tới nay, Hiến pháp nước ta đều do Quốc hội soan thảo và thông qua, mà Quốc hội chỉ là cơ quan lập pháp trong khi lập hiến có chức năng riêng và quyền lập hiến là một quyền riêng.
Luật gia Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ 1776 là người có công thúc đẩy hình thành tư tưởng hiến trị. Trong đó quyền lập hiến được đặt cao hơn quyền lập pháp. Từ đấy bảo đảm cho hiến pháp không bị cơ quan lập pháp làm biến chất. Đề xuất nâng quyền lập hiến thành quyền riêng cao hơn quyền lập pháp đòi hỏi phải thành lập cơ quan lập hiến gồm những đại biểu không chỉ gồm các đại biểu quốc hội.
Những người làm cuộc cách mạng 1789 của Pháp cũng như những người làm cuộc cách mạng 1776 tại Mỹ đều chủ trương phải phân biệt quyền lập hiến (quyền làm và sửa đổi hiến pháp) với quyền lập pháp (quyền làm luật). Giáo sư George Vedel, trong giáo trình về luật hiến pháp đã chỉ ra rằng quyền lập hiến là một “thẩm quyền đặc biệt”. Quyền này là một biểu hiện của chủ quyền quốc gia nên nó là một quyền “nguyên thủy”. Do vậy, về mặt pháp lý, nó không thể bị hạn chế bởi bất cứ quyền nào khác.
Làm lại hay sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam cũng nên giao cho một cơ quan quyền lực kiểu như thế .
*** Tóm lại, cần kíp thời làm bản Hiến pháp mới, hoặc ít ra, phải sửa đổi Hiến pháp 1992 một cách cơ bản.
Để làm việc này, phải thành lập một Ủy hội Lập hiến gồm các chính khách, các trí thức tên tuổi, các đại biểu xuất sắc thuộc mọi thành phần xã hội không chỉ là đại biểu Quốc hội hay đảng viên đảng CSVN. Bản Hiến pháp mới hay Hiến pháp 1992 sửa đổi, nhất thiết phải được đưa ra cho nhân dân phúc quyết.
Dứt khoát gạt bỏ Điêu 4 Hiến pháp 1992 khỏi Hiến pháp mới hoặc Hiến pháp sửa đổi. Gạt bỏ Điều 4 chính là phương sách cứu chữa và vực đảng CSVN dậy.
Tuyên bố: “Đảng ta bỏ Điều 4 là tự sát” phải chăng là câu gở miệng. Hãy nhớ, ngày 20 tháng 11 năm 1989 trong cuộc họp Bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên Xô, ông Michail Gorbachev vừa dóng dả: “Phải giữ cho được điều 6 Hiến pháp (tương tự Điều 4 của Việt Nam), đó không phải là tình trạng cứu hỏa và cũng không phải là tình trạng đặc biệt”. Oái oăm thay, đấy lại chính là “Tiếng chuông nguyện hồn ai” bi thảm, cáo chung đảng Cộng sản Liên Xô liền ngay sau đó. Đó là gương tầy liếp buộc người có trách nhiệm ở Việt Nam phải cảnh tỉnh.
Một lần nữa, chúng tôi xin nhắc lại, hãy kíp thời hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp, làm cơ sở hủy bỏ Điều 88 Bộ Luật hình sự, nhằm giúp đảng CSVN còn có cơ tồn tại và ra sức vươn lên đặng sánh vai cùng các đảng khác trong một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, ngõ hầu xây dựng được một nước Việt Nam mạnh giầu, nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc.
[27.12.2012 20:23] NĐ:" Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo
quay lại với dân, dựa vào, kiên quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực
hiện dân chủ, tin tưởng trí thức yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy
tinh thần tự lực tự cường, thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự
chủ, không chỉ hữu hảo với Trung Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước
lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ
trang, giáo dục phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường của lực lượng
vũ trang. Có như thế mới giữ được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến
lên, tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành
trướng Đại Hán." - Nguyễn Trọng Vĩnh
[27.12.2012 18:56] NĐ: Hoàn toàn không phải thể chế Dân chủ,
tuy vậy đến nay, ngoài đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng), trên lục
địa 1,3 tỷ dân này còn có 8 đảng phi cộng sản được phép công khai hoạt
động. Đại hội 18 của Trung Cộng đã sắp đặt các ghế thống trị Trung Quốc.
Ông Quách Dũng, người đứng đầu Ban hoạt động xã hội của Ủy
ban trung ương của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc, một trong tám
đảng phái phi cộng sản ở nước này, nói rằng cơ chế hợp tác
và tham vấn chính trị đa đảng đã ‘cải thiện trong những năm
qua, giúp cho đảng của ông thúc đẩy lý tưởng của mình.
[21.12.2012 19:46] NĐ: "Dân tộc Việt Nam luôn mong muốn hòa
bình, tự vệ nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Trung Cộng đã sử
dụng vũ lực xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thì hãy trao trả
cho Việt Nam vô điều kiện. Những gì mà Trung Cộng đã tự xây dựng lên
cái gọi là Tp.Tam Sa trái phép trên vùng lãnh hải chủ quyền của Việt
Nam, thì tự tháo gở mang đi, Nhân dân Việt Nam không thèm dù là một cái
đinh rỉ." - Nhà thơ Nguyễn Quốc Minh
[28.12.2012 18:15] NĐ: "Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về
tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp
nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc
tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người
dân phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách,
về bộ máy nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong
một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công
dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công
dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội
danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện
nhân quyền ở Việt Nam." - Lời kêu gọi thực thi quyền con người
[12.12.2012 20:19] NĐ: "Chúng tôi kêu gọi công luận trên cả
nước hãy lên án hành động trấn áp người biểu tình khi họ thực hiện quyền
công dân đã được ghi trong Hiến pháp để biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối
hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn lấn chiếm lãnh thổ và lãnh
hải thuộc chủ quyền của ta. Kiên quyết đấu tranh chống lại hành động gây hấn và mọi thủ đoạn thâm hiểm, lừa mị của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Phát
huy truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc, mỗi người Việt Nam
hãy đứng lên chống lại bọn xâm lược, cảnh giác trước mưu mô của chúng. Tổ quốc trên hết và trước hết !" - Huỳnh Tấn Mẫm
[29.10.2010 19:49] Trưng
cầu ý dân về dự án Bauxite Tây Nguyên do trang mạng Dân Trí khởi xướng
từ ngày 26-10-2010 đã kết thúc vào ngày 29-10-2010. Kết quả biểu quyết
được ghi nhận trên mạng là : Đồng ý với ý kiến Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: 3427 (7%) Đồng ý với kiến nghị của các nhân sĩ, trí thức : 43518 (91%) Ý kiến khác : 655 (2%) Đến nay danh sách bản kiến nghị dừng khai thác dự án Bauxite Tây Nguyên là : 2408 người. Bà
Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước là một trong những nhân sỹ đã
ký tên vào bản danh sách kiến nghị dùng dự án Bauxite Tây Nguyên.
[07.12.2010 21:00] ...Lỗi
hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được
cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay
chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi. Có lẽ, lỗi hệ
thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là
từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã
hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ
với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết
thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.- Nguyễn
Văn An.
[23.04.2011 03:35] ..."Từ
khoảng 10 năm lại đây chưa bao giờ đời sống khó khăn bức xúc như hiện
nay. Thêm vào đó, tham nhũng vẫn diễn biến, tội phạm, tệ nạn xã hội
tăng, bất công xã hội tràn ngập khắp nơi... gây nên khủng hoảng lòng
tin, tâm lý bất mãn, rất dễ dẫn đến mất ổn định. Các mặt tình hình
trên đây, nói thẳng ra, là hậu quả của 10 năm lãnh đạo của nguyên Tổng
bí thư Nông Đức Mạnh và 5 năm điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng"-
Nguyễn Trọng Vĩnh.
[25.10.2011 22:45] NĐ : Để leo chức có hai điều kiện : Một là
Đảng viên (Đảng cộng sản), hai là bằng cấp. Thực tại, Quốc nạn bằng giả
đang làm cho Xã hội Việt Nam ngập sâu vào tệ nạn. Những kẻ dùng bằng giả
lại ngự trị những nhân sĩ trí thức có bằng thật bởi chức quyền . Tại
Việt Nam, hầu như các quan chức sử dụng bằng giả để có danh lợi đang làm
nền giáo dục ngày một tụt hậu gây tai hại khôn lường cho đất nước
[26.08.2011 04:29] HOAN HÔ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
NĐ:
Các nhân sĩ trí thức nói chung, các nhà văn, nhà thơ nói riêng là những
con người có tầm nhìn sâu xa. Không đơn giản chút nào khi họ từ chối
một giải thưởng. Nổi bật đó là đồng loạt các nhà văn ưu tú đã rút khỏi
giải thưởng Hồ Chí Minh. Sự từ chối đó đang hòa nhập và tác động tích
cực thúc đẩy chuyển biến ý thức hệ xã hội của Việt Nam phát triển vì tự
do dân chủ của loài người.Họ không muốn là nạn nhân của những "Cú đạp
lịch sử". Họ đang sát cánh cùng đoàn biểu tình hô vang "Hoàng Sa -
Trường Sa - Việt Nam". Hoan hô các nhà văn đã đồng loạt rút khỏi giải
thưởng Hồ Chí Minh
[09.01.2011 20:13] Trước
thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Đặng Quốc Bảo –nguyên Ủy
viên T.Ư Đảng khóa IV, Trưởng ban Khoa giáo T.Ư, nguyên Bí thư thứ nhất
T.Ư Đoàn – đã chia sẻ với Báo Thanh Niên :
NĐ: Không chỉ những con tàu ma khổng lồ của
Vinashin & Vinalines đang biến thành rác biển, mà nay còn hàng trăm
thủy thủ Việt Nam đang lênh đênh mắc kẹt tại các nước kêu cứu vì không
tiền lương, tàu bị nợ không hoạt động đang bị đói rét cùng cực đe dọa
đến mạng sống từng ngày. Lãnh đạo Vinashin & Vinalines cũng như Bộ
sậu tham nhũng của Nhóm lợi ích trong Vụ án kinh tế Thế kỷ XXI tại Việt
Nam phải trả lời ngay trước công luận và giải thoát gấp sự đày ải hàng
trăm thủy thủ vô tội đang bị tra tấn vì đói rét.
[05.12.2012 03:05] NĐ: Nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng
quá trời vẫn một mực cho mình trong sạch nhưng lại luôn đổ tội cho "thế
lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội" là
giọng lưỡi tráo trở lừa đảo đầy tinh vi xảo quyệt của Bộ sậu giặc Nội
xâm. Thế lực này đang ngồi trên pháp luật, tung hoành đổi trắng thay
đen, bắt tay với bọn bành trướng Trung Cộng, vi phạm nhân quyền, đàn áp
bắt bớ giam tù những người dân vô tội, phá hoại nền Kinh tế - Văn hóa -
Giáo dục - Xã hội Việt Nam. Hàng trăm ngàn tỷ đồng là máu thịt của Nhân
dân Việt Nam đã bị thế lực đen đổ vào Tập đoàn Vinashin nay đang trở
thành đống rác biển.
[06.09.2012 17:43] NĐ:
“Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường là đứa con hoang, thí dụ như ngay
vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân và cũng chưa
xác định được trách nhiệm cá nhân”. "Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết, nhân danh ổn định chính trị - xã hội" - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
[26.12.2012 20:22] NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã
đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi
ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm
vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động
vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế
thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò"
cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực
kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang
đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng
hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.
[14.11.2012 19:20] NĐ:
"Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói
một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số
Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong
mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm vàng làm chức năng
thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và
độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo
ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích
làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do
sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế
thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc
Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.
[18.10.2012 21:29] NĐ:
Đầu năm 2000, sau một đêm ngủ dậy, chả cần thi cử thế là hàng trăm ngàn
Phó tiên sĩ thời bao cấp - XHCN, được công nhận Tiến sĩ và từ đó số
lượng phong hàm PGS, GS cứ thế nhảy lên ào ào, còn luận án thì bỏ ngăn
kéo, nhường cho những phát minh của mấy bác Nông dân ít chữ. Tiến sĩ
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình gần đây được Quốc tế liệt vào yếu kém
nhất trong 10 thống đốc Ngân hàng Thế giơi. Còn GS.TS Hoàng Quang Thuận
đạo văn lại được "Thánh hóa" nhảy múa đề xuất lên tận Thủy Điển nhận
giải NoBel văn học...
NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn
Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành
chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt
với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến
cấm huy động vàng... Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm
nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng
và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề
chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt
quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường
hậu quả rất lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô,
Ủy ban Kinh tế Quốc hội
[18.12.2011 02:14] NĐ:
..."Thật sai lầm và bốc đồng duy ý chí khi mỗi ai đó còn nói rằng: :
'Kể từ giờ phút này trở đi, vàng SJC trở thành nhãn hiệu vàng của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam', 'khi có điều kiện, thương hiệu vàng SJC sẽ được
đổi tên thành vàng SBV (SBV là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam - State Bank of Vietnam) cho đồng bào yên tâm' như Thống
đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình đã từng tuyên bố một cách ngây ngô trước
Quốc Hội khóa 13.
NĐ:"Chủ trương
sai trái độc quyền vàng miếng SJC của ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
xuyên qua Nghị định 24 đã làm cho thị trường Tiền tệ, thị trường vàng
miếng rối loạn ngày một trầm trọng. Ông Nguyễn Văn Bình đã biến NHNN là
cơ quan làm chức năng phát hành tiền tệ và quản lý trong đó có vàng là
thứ hàng hóa đặc biệt như tiền, thành ra là cơ quan kinh doanh. Chất
lượng và uy tín trong kinh doanh quyết định sự tồn tại của một thương
hiệu chứ không phải sự áp đặt, duy ý chí. Sự đi ngược lại nền kinh tế
hàng hóa dẫn đến phá sản "Thương hiệu SJC" là không tránh khỏi. Trách
nhiệm hình sự đang dồn vào ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình - một trong
mười thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012 đã được Quốc tế xếp hạng." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.
[25.10.2012 21:43] NĐ:
Chính chủ trương tại hại của độc quyền vàng miếng SJC đã góp phần làm
rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng cho Ngân sách nhà nước và làm
thất thiệt vô cùng lớn cho người dân. Niềm tin dành cho vàng miếng SJC
đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân dẫn đến sự sụp đỗ thương hiệu
SJC là không tránh khỏi . Và là cơ hội để các thương hiệu vàng miếng
khác vững vàng đi lên trong kinh doanh theo quy luật cạnh tranh khách
quan vốn có của nền kinh tế thị trường hàng hóa.
[13.11.2012 02:31] NĐ:
Theo giõi qua màn hình VTV1, mỗi một cử tri quan tâm đến Nợ xấu &
sự rối loạn thị trường do chủ trương độc quyền Vàng miếng SJC, gây tổn
thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua không khỏi giật
mình vì sự ngây ngô của ông Nguyễn Văn Bình - một trong 10 thống đốc
Ngân hàng kém nhất Thế giới, khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc
Hội Việt Nam.
[02.11.2012 04:17] NĐ:
Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc thành lập công ty mua bán nợ xấu
mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc gì nhà nước phải lập ra công ty
đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với vai trò “bà đỡ” cho một công ty
mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã là nợ xấu thì mua với giá nào
là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng giá của “cam tốt” được.
[11.07.2012 22:04] NĐ:
Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn sống thì nhả ra hay là chịu chết
cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu
bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng
giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái hắt xì hơi,...các giám đốc Chi
nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ
ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là một cái vuốt ve.
[31.10.2012 20:06] NĐ:
Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ
xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn
hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất
trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ
đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua
thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả
người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng
[28.10.2012 05:17] NĐ:
Nếu quản lý tốt, có chính sách hay, người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng,
họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có
thể phát triển một thị trường vàng cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài
khoản, “vàng giấy” (người dân mua vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay
vào đó là giấy chứng nhận sở hữu vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu
quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn
chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp pháp của người dân, đó là được sở hữu
vàng.
NĐ: Liên quan tới thị
trường vàng, vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm vì nhiều tháng
qua giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, Quốc hội
tiếp tục yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường
vàng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Như
vậy, những gì mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã làm và phát ngôn
trong phiên chất vấn đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội.
[11.07.2012 22:04] NĐ:
Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn sống thì nhả ra hay là chịu chết
cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu
bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng
giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái hắt xì hơi,...các giám đốc Chi
nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ
ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là một cái vuốt ve.
[31.10.2012 20:06] NĐ:
Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ
xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn
hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất
trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ
đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua
thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả
người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng
Vào lúc nào đó, nếu bạn không biết cũng như không dám chấp nhận rủi ro thì bạn sẽ không được phép than thở về sự tầm thường của cuộc đời mình. S.EXUPEKY.
Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm