Điều đáng ngạc nhiên của Hội nghị TƯ 6 của ĐCS Việt Nam - TS Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn của Đài RFI
16.10.2012 21:28
|
TS-chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương |
NĐ: " Điều đáng chú ý là, Bộ Chính trị đã 100% đồng ý là xin nhận khuyết điểm, và xin Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật tập thể Bộ Chính trị và một thành viên, một Ủy viên của Bộ Chính trị. Điều đáng ngạc nhiên là sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã không đồng ý, cả kỷ luật Bộ Chính trị, cũng như kỷ luật « đồng chí » đó. Điều này hơi ngạc nhiên, vì Ban Chấp hành lại chỉnh sửa quyết định của Bộ Chính trị. Và đấy là một điều từ trước đến nay hầu như chưa xảy ra. Và đây là một điều làm cho các nhà quan sát đang hết sức quan tâm, theo dõi, thảo luận, và mọi người đang chuẩn bị để xem xem rằng, sau Hội nghị Trung ương 6 thì diễn biến trong thực tế sẽ như thế nào." - TS Lê Đăng Doanh
Việt Nam : Trung ương Đảng không theo Bộ Chính trị, điều chưa từng xẩy ra
Ngày 15/10/2012, Hội nghị của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc sau 2 tuần lễ họp kín. Một trong những điều đặc biệt gây bất ngờ được công luận chú ý từ hội nghị này là, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã không chấp nhận đề nghị của Bộ Chính trị xin nhận một hình thức kỷ luật cho tập thể các lãnh đạo cao nhất và cho riêng cá nhân « một lãnh đạo », mà hầu như ai cũng biết là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang khủng hoảng về nhiều mặt, trong đó, công luận đặt rất nhiều câu hỏi về vai trò của đảng Cộng sản, vai trò của Bộ Chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đây là phần nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội. RFI : Kính chào Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Như ông biết, ngày hôm qua, Hội nghị 6 của đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc, rất mong ông cho biết các nhận định của ông về quá trình diễn ra hội nghị này, về kết quả cũng như triển vọng của những diễn tiến tiếp theo.
Lê Đăng Doanh : Hội nghị 6 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chắn chắn là một hội nghị hết sức quan trọng. Đây không phải một hội nghị có tính thủ tục bình thường. Hội nghị này có lẽ sẽ đi vào lịch sử như là một trong những nỗ lực hết sức cao của ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là chấn chỉnh lại tổ chức, chấn chỉnh lại kỷ luật của Đảng, và chuẩn bị cho những bước phát triển tới đây của Đảng.
Mọi người đã hết sức nóng lòng theo dõi, và trên mạng cũng có rất nhiều tin đồn đoán. Đến buổi tối ngày hôm qua, đài truyền hình Việt Nam đã đưa toàn văn bài của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thông cáo báo chí của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.
Dĩ nhiên mọi người đều tập trung sự chú ý vào sự « phê bình và tự phê bình ». Điều đáng chú ý là, Bộ Chính trị đã 100% đồng ý là xin nhận khuyết điểm, và xin Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật tập thể Bộ Chính trị và một thành viên, một Ủy viên của Bộ Chính trị. Điều đáng ngạc nhiên là sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã không đồng ý, cả kỷ luật Bộ Chính trị, cũng như kỷ luật « đồng chí » đó.
Điều này hơi ngạc nhiên, vì Ban Chấp hành lại chỉnh sửa quyết định của Bộ Chính trị. Và đấy là một điều từ trước đến nay hầu như chưa xảy ra. Và đây là một điều làm cho các nhà quan sát đang hết sức quan tâm, theo dõi, thảo luận, và mọi người đang chuẩn bị để xem xem rằng, sau Hội nghị Trung ương 6 thì diễn biến trong thực tế sẽ như thế nào.
RFI : Xin ông giải thích về cái thực tế gần như chưa có tiền lệ này trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Lê Đăng Doanh : Bình thường thì Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam là một cấp lãnh đạo rất có uy tín, và thường thì, nếu Bộ Chính trị đã có quyết định, thì Bộ Chính trị có đủ uy tín, lập luận, sức thuyết phục, để thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương, để thuyết phục thực hiện quyết định mà 100% thành viên Bộ Chính trị đã đồng ý.
Việc Bộ Chính trị không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương là điều khiến mọi người ngạc nhiên. Đây là điều mà tôi thấy hiện nay chưa giải thích được, và chưa biết được rằng hệ quả sẽ như thế nào ?
Bởi vì quá trình « phê bình và tự phê bình » này là quá trình đấu tranh nội bộ rất thẳng thắn và mất rất nhiều công sức, như ông Tổng bí thư đã nói. Tức là đã họp đến 21 ngày từ tháng Bảy cho đến vừa rồi. Rồi Trung ương lại họp thêm 15 ngày. Trong đó, riêng về chủ đề này đã họp 5 ngày. Tôi nghĩ rằng, đây là một điều rất không bình thường, và không biết rằng là sắp tới đây Bộ Chính trị sẽ thực hiện sự lãnh đạo của mình như thế nào, nếu như mà việc Bộ Chính trị quyết định 100% đồng ý rồi, mà ra đến Trung ương lại không thuyết phục được.
Đây là điều mà cá nhân tôi, đã từng phục vụ cho một số đồng chí lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong một thời gian tương đối dài, hết sức lấy làm chú ý. Và hiện nay tôi chưa có thể giải thích được điều này.
RFI : Dường như xét theo quy định của đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương của Đảng, về mặt chính danh là cấp lãnh đạo, còn Bộ Chính trị chỉ là cấp thay mặt trong một thời gian nhất định. Do đó, phải chăng việc Ban Chấp hành Trung ương có ý kiến ngược với Bộ Chính trị thì cũng là điều bình thường về nguyên tắc ?
Lê Đăng Doanh : Theo điều lệ Đảng thì Trung ương là cấp lãnh đạo cao nhất, và có quyền quyết định về những vấn đề quan trọng và Bộ Chính trị nếu có quyết định thì phải báo cáo ra Trung ương, để Trung ương cho ý kiến, sẽ chuẩn y, hoặc đồng ý, hoặc bác bỏ. Về điều lệ, thì rõ ràng là như vậy.
Song, thực tế là Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị, và Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo tiêu biểu, tập trung trí tuệ, uy tín, chịu trách nhiệm về đường lối. Bộ Chính trị chính là cơ quan chuẩn bị các quyết định của Trung ương. Về uy tín, về trình độ, về sức thuyết phục thì, thường cho đến nay, người ta thường trông đợi rằng, Bộ Chính trị có đủ sức thuyết phục, có đủ uy tín, và có đủ khả năng để trình bày, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương, theo các quyết định (của Bộ Chính trị), mà trong trường hợp này là 100% đồng ý. Vậy mà Trung ương lại không đồng ý và bác bỏ.
Về mặt điều lệ, quyết định của Trung ương là cao hơn và quyết định của Trung ương như vậy là hợp lý (hợp theo điều lệ của Đảng). Nhưng người ta sẽ đề ra câu hỏi : Uy tín, sức thuyết phục của Bộ Chính trị như thế nào ? Đấy là cái điều làm cho tôi suy nghĩ. Vả lại rằng, sau việc Trung ương quyết định như thế này, thì sắp tới đây, diễn biến của tình hình sẽ như thế nào ? Sẽ tốt lên, sẽ có một sự sửa chữa và chỉnh đốn hết sức nghiêm túc ? Nếu như điều đó chưa xảy ra, thì lúc bấy giờ Bộ Chính trị có thể có những quyết định như thế nào, và liệu Bộ Chính trị quyết định lần này, thì liệu có thuyết phục được Trung ương không ?
Điều này sẽ là một thách thức và đem lại những hệ quả mà trong thời điểm hiện nay tôi chưa có thể lý giải được hết.
RFI : Thưa Tiến sĩ, có một số người quan sát nhận xét rằng, trong hội nghị rất đặc biệt này, Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức nhận lỗi về phần mình và xin chịu kỷ luật. Như vậy, có bình luận rằng, đây là một thành công của ê-kíp lãnh đạo, đã biết đứng ra chịu trách nhiệm, không phải trước xã hội và quốc gia, trước đất nước, mà là trước Ban Chấp hành Trung ương, tức là trong nội bộ Đảng. Đây có thể nói là một thành công của ban lãnh đạo hiện nay, có phải không ?
Lê Đăng Doanh : Rõ ràng là như vậy, việc ông Tổng bí thư thay mặt Bộ Chính trị, với một giọng nói hết sức nghẹn ngào, đã nhận khuyết điểm, đã gây ra sự xúc động lớn, đã gây ra sự chú ý, bởi vì đây là một nỗ lực rất lớn của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, của cá nhân ông Tổng bí thư.
Như vậy, thành công ở đây, theo tôi là thành công trong việc thể hiện sự nỗ lực chân thành và trách nhiệm đối với dân tộc, đối với Ban Chấp hành Trung ương. Nhưng người ta sẽ đặt câu hỏi là, tại sao Bộ Chính trị lại không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương ?
Nếu như có kỷ luật này, thì tôi tin rằng, sức thuyết phục của Bộ Chính trị, và của đợt kiểm điểm « phê bình và tự phê bình », chắc chắn sẽ cao hơn. Nhưng điều này không xảy ra, vậy hệ quả sẽ là thế nào ? Sức thuyết phục và khả năng quyết đoán của Bộ Chính trị đến đâu trong thời gian tới đây ?
Bộ Chính trị đã có những quyết tâm như thế, đã có thảo luận kỹ như thế, rồi thì đã có một nỗ lực chân thành đến như thế, rồi ông Tổng bí thư đã có lời nhận khuyết điểm thống thiết đến như thế mà lại không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương. Phải chăng Ban Chấp hành Trung ương có những cân nhắc khác ? Có những căn cứ khác với Bộ Chính trị chăng ? Và điều này, (sự mâu thuẫn) giữa lập luận của Ban Chấp hành Trung ương và lập luận của Bộ Chính trị, sẽ được lý giải ra làm sao ? Đấy là những điều cần phải được giải thích và làm rõ thêm.
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trọng ThànhNguồn >>> Việt Nam : Trung ương Đảng không theo Bộ Chính trị, điều chưa từng xẩy ra TIN LIÊN QUAN:
Trích "Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6" |
|
[15.10.2012 23:21] NĐ: -------- "Xin - Cho kỷ luật " ---------- Ai xin kỷ luật ai và ai cho kỷ luật ai là điều ai cũng muốn biết để rồi
cuối cũng chả ai biết đó là ai, khi mà ai xin ai để cho ai được xin
ai, ai cho ai kỷ luật ai làm ai cũng biết ai tham nhũng nhưng chẳng ai
hề hấn gì, cứ thế ai ai nghĩ thế nào thì nghĩ, mặc ai bắt bớ ai vô tội,
ai ai chiếm rừng đầu nguồn, khai thác bừa bãi khoáng sản, nhập hàng rác
thải, hóa chất thực phẩm độc hại làm giàu cho ai... |
* Bộ Chính trị 'thất bại' tại Hội nghị 6 - TS Lê Đăng Doanh trả lời BBC
Dư nợ bất động sản: 50% hay 5% ? |
|
[16.10.2012 05:02] NĐ: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói
tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, sáng 16/10/2012: “Hiện nay tôi nắm được dư nợ ngân hàng là 2
triệu tỷ, trong đó vào bất động sản khoảng 1 triệu tỷ”. Điều đó chứng tỏ
BĐS hiện nay chiếm tỷ trọng 50% tổng dư nợ. Trong khi đó NHNN lại nói
“hiện nay khoảng 5% là chính xác”. Sự kiện này, cả thế giới đều biết, đề
nghị Thống đốc NHNN cần minh bạch trong dư nợ BĐS |
Mao Trạch Đông, ngàn năm công tội - tác giả Tân Tử Lăng . |
|
[17.04.2010 21:29] NĐ: Trong cuốn sách dày công nghiên cứu "Mao
Trạch Đông,ngàn năm công tội" đang bán rộng rãi trên thị trường là tác
phẩm của Đại tá Tân Tử Lăng , cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học
viên quân sự cao cấp, Đại học quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc
đã viết : "Chẳng có mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản nào hết, đây
là một mệnh đề do người sáng lập chủ nghĩa Mác nêu ra hồi trẻ và đã từ
bỏ vào những năm cuối đời..." |
Ông tổ chủ nghĩa cộng sản là KARL MARX bàn về tự do báo chí |
|
[18.09.2012 05:09] NĐ: "Báo chí tự do là thế giới ý tưởng không
ngừng trào ra từ hiện thực rồi lại chảy về hiện thực như một dòng thác
đầy sinh khí, dưới hình thức của cải tinh thần ngày càng dồi dào. Chỉ
có báo chí bị kiểm duyệt mới có tác dụng làm suy đồi đạo đức. Đạo đức
giả, đó là tệ lớn nhất của nó. Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của
chính mình, còn nhân dân thì một phần rơi vào mê tín chính trị, một phần
rơi vào ngờ vực chính trị, và một phần thì hoàn toàn quay lưng lại đời
sống dân tộc và chỉ sống với cuộc sống riêng tư. Cũng vì nhân dân
buộc phải coi những tác phẩm tự do của tư tưởng là những tác phẩm phạm
pháp, cho nên họ quen coi cái phạm pháp là tự do, coi cái tự do là phạm
pháp, coi cái hợp pháp là không tự do. Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh
thần nhà nước như thế đấy !" - Karl Marx, 04/1842 |
Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị |
|
[07.12.2010 21:00] ...Lỗi
hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được
cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay
chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi. Có lẽ, lỗi hệ
thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là
từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã
hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ
với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết
thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.- Nguyễn
Văn An. |
Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước - Tiếng nói đồng tình của đại đa số nhân dân Việt Nam. |
|
[29.10.2010 19:49] Trưng
cầu ý dân về dự án Bauxite Tây Nguyên do trang mạng Dân Trí khởi xướng
từ ngày 26-10-2010 đã kết thúc vào ngày 29-10-2010. Kết quả biểu quyết
được ghi nhận trên mạng là : Đồng ý với ý kiến Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: 3427 (7%) Đồng ý với kiến nghị của các nhân sĩ, trí thức : 43518 (91%) Ý kiến khác : 655 (2%) Đến nay danh sách bản kiến nghị dừng khai thác dự án Bauxite Tây Nguyên là : 2408 người. Bà
Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước là một trong những nhân sỹ đã
ký tên vào bản danh sách kiến nghị dùng dự án Bauxite Tây Nguyên. |
PHÁT
HUY TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, KHÔNG CHO PHÉP NƯỚC NGOÀI CAN THIỆP VÀO
CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NƯỚC TA ! - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh |
|
[11.10.2012 05:43] NĐ: " Nhớ xưa: Vua và dân một lòng thì dù
quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất một thời cũng bị 3 lần đại bại. Hồ Quý
Ly tuy có tư tưởng cải cách tiến bộ, có thành đá, hào sâu, nhưng vì
không được dân ủng hộ nên mất nước. Không nên quá sợ Trung Quốc đánh.
Thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa,
không chỉ do vũ khí và phương tiện. Na-pô-lê-ông đã thất bại trước nước
Nga, Hít-le đã thất bại trước Liên Xô, Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại
trước Việt Nam… Trung Quốc có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu. Bối
cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho Trung Quốc gây
chiến. Nhưng nếu ta nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được “bất
chiến tự nhiên thành”- Nguyễn Trọng Vĩnh |
Đảng viên, cựu phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP HCM, Lê Hiếu Đằng trả lời Đài BBC về Hội nghị kín TW6 |
|
[11.10.2012 05:11] NĐ: "Nội lực chính là sức mạnh ở
lòng dân. Với sức mạnh của người dân, người dân ủng hộ chế
độ, đồng tình với chế độ, ủng hộ Ban chấp hành trung ương thì
mới có thể chống lại giặc nội xâm là tham nhũng và giặc
ngoại xâm là sự bành trướng của Trung Quốc. Nếu chọn giải
pháp thỏa hiệp mà không đặt ra thể chế phù hợp để người dân
có quyền giám sát thật sự thì tham nhũng vẫn cứ tham nhũng.
Kinh tế ngày càng kiệt quệ. Đời sống người dân ngày càng khó
khăn làm suy yếu sức mạnh dân tộc. Đó là dịp để cho Trung Quốc
có thể xâm lấn lần lượt trong tất cả các lĩnh vực từ biển
đảo cho đến đất liền cho đến chính trị, kinh tế. Tôi cho đó là
nguy cơ rất lớn của đất nước mà nếu Đảng Cộng sản Việt Nam
không thấy rõ thì có tội rất lớn với lịch sử." - Luật gia Lê
Hiếu Đằng |
Một đảng phái không thể đại diện cho toàn dân được vì không phải toàn dân đều theo một đảng phái. |
|
[06.07.2010 19:30] Nhà văn Võ Thị Hảo, ở Hà Nội trả lời BBC :
"Tôi nghĩ gốc của vấn đề là phải có một xã hội dân chủ, tôn trọng sự
thật và có tự do ngôn luận.
"Và phải có cạnh tranh quyền lực,
những người đàng hoàng tử tế thì ở lại với quyền lực, những người không
có năng lực, không có lương tâm thì phải thôi.
"Tôi nghĩ là phải
có đa nguyên tại vì một đảng phái không thể đại diện cho toàn dân được
vì không phải toàn dân đều theo một đảng phái." |
Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) trong chiến lược độc chiếm biển Đông bao gồm Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. |
|
[05.07.2012 18:37] NĐ: Hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và
bán chính thức của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 đều chỉ vẽ lãnh thổ
Trung Quốc đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ”
xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản
1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam,
và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực
nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính
xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 18o13’
bắc. |
Con đường nam tiến của bành trướng Trung cộng |
|
[28.07.2012 21:06] NĐ: Đảng cộng sản Trung Quốc không từ một
thủ đoạn nào nhằm xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Cái càng Cua bắc Triều
Tiên đang được Trung cộng điều khiển để hăm dọa Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan. Trung cộng đang sử dụng Tay sai thân Trung cộng ở Việt Nam, Lào,
Campuchia trong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam
có vị trí chiến lược và giàu tài nguyên. Gần đây Trung cộng ồ ạt thành
lập Tp.Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. |
|
|
|
Hoa Kỳ khẳng định Senkaku/Điếu Ngư nằm trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. |
|
[22.09.2012 18:41] NĐ: Đến nay, tàu tuần duyên Nhật và tàu công vụ Trung Quốc vẫn đang vờn nhau tại vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản. Theo
các chuyên gia, nếu đụng độ nổ ra thì nhiều khả năng Mỹ sẽ vào cuộc.
Giới chức Washington từng nhiều lần khẳng định Senkaku/Điếu Ngư nằm
trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. |
Mỹ cảnh cáo Trung Cộng chớ 'chia để trị' trong vấn đề Biển Đông |
|
[18.08.2012 03:47] NĐ: Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm, gấp
rút lắm rồi, Việt Nam cần có ngọn cờ hòa hợp dân tộc để đoàn kết các
tầng lớp Nhân dân ở trong nước và trên Thế giới, mới chiến thắng bè lũ
bành trướng Trung cộng xâm lược và bọn tay sai, lật đổ ý thức hệ độc tài
phát xít. |
Đảng cần tự diễn biến - Ông Nguyễn Trung, nguyên là đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và Úc trả lời Đài RFA |
|
[11.09.2012 21:50] NĐ: Ông Nguyễn Trung, nguyên là đại sứ Việt
Nam tại Thái Lan và Úc. Ông cũng từng là thành viên ban cố vấn của cố
thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông khẳng định: "Tôi đã dùng lại khái niệm đó và
kêu gọi đảng phải quan tâm những "diễn biến hòa bình" của chính mình. Cụ
thể ở đây là quá trình tha hóa càng ngày càng trầm trọng mà đảng không
nói tới như một sự cần thiết. Cho đến bây giờ ông Tổng bí thư mới nhận
định rằng sự tha hóa này nó đã nguy hiểm đến mức đe dọa sự tồn vong của
đảng của chế độ. Tôi thấy ông Tổng bí thư đã nêu ra được điều đó thì
chính là một cách "diễn biến hòa bình" trong đảng. |
Bước tiến mới của Mỹ: Cấm vận Ngân hàng thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC) của Trung cộng. |
|
[02.08.2012 18:40] NĐ: Cử tri Mỹ rất đồng tình và ủng hộ Tổng
thống Mỹ Obama trong tuyên bố ngày 31/7 đã thông qua lệnh cấm vận mới từ
phía Mỹ nhằm vào ngành dầu khí của Iran, qua đó đưa hai ngân hàng “Ngân
hàng Côn Luân” thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC) của Trung cộng và
“Ngân hàng Elaf Islamic” của Irag vào danh sách các ngân hàng bị cấm
vận. Dư luận Quốc tế hoan hô bước tiến mới của Mỹ trong việc cấm vận
Ngân hàng Côn Luân thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia (CNPC) của Trung
cộng. |
Truyền thông Trung cộng yêu cầu Mỹ 'câm mồm' trong vấn đề Biển Đông. |
|
[07.08.2012 21:53] NĐ: Bành trướng Trung cộng ngày càng ngang
ngược, trắng trợn thực thi bản đồ Lưỡi Bò xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa
của Việt Nam. Ở Việt Nam, bọn tay sai thân Trung Cộng đang ra sức đàn áp
người dân yêu nước biểu tình, xuyên tạc sự thật các cuộc biểu tình và
vi ph?
Nguyễn Quốc Minh |
Những bản tin khác:
|
|
|
|
|
|
Tin mới-Tin mới-Tin mới |
|
|
|
|
|
Lịch vạn sự |
|
|
Danh ngôn:
Khi yêu, người đàn ông vẫn chưa biết những gì cần biết. Sauk hi kết hôn, anh ta đã biết một nữa những gì cần biết. Và khi ly hôn, anh ta đã biết những gì khoong nên biết. P.PICATSO.
|
|
|