Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007446146
 
Tin tức » Giao Thương Hôm nay là :
Nhà văn - Nhà báo Phan Khôi - ngôi tháp đá ven đường
06.10.2012 20:44

Xem hình
Nhà văn-Nhà báo Phan Khôi (1887-1959)
NĐ:Vụ án Nhân văn giai phẩm do ai gây ra thì đến nay mọi người đều biết.Tuy phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm đã được minh oan, các nhà văn, nhà thơ được phục hồi danh dự, nhưng nỗi đau còn đó. Công lý đang đòi hỏi những kẻ như Tố Hữu và những kẻ khác đã đàn áp phong trào Nhân Văn-Giai phẩm gây ra tang tóc cho hàng trăm con người vô tội phải ra vành móng ngựa . Nhà văn - Nhà báo Phan Khôi là một người yêu nước thực thụ, nói thẳng, nói thật và có nhiều tác phẩm nổi tiếng trên các diễn đàn vì sự an nguy của Tổ quốc Việt Nam đã bị tù đày oan sai nhiều năm tháng vì tham gia phong trào Nhân văn giai phẩm. Những kẻ độc tài gây ra các vụ án nhằm bóp chết Nhân quyền, tự do ngôn luận... không thể dấu nổi sự thật, trời không dung đất không tha và sớm được phanh phui trước Nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý .

Ngày 6.10.2012, những người yêu mến nhà văn, nhà báo Phan Khôi kỷ niệm 125 năm ngày sinh ông. Di sản tinh thần mà Phan Khôi để lại vẫn sừng sững như những tháp đá ven đường để lớp hậu sinh trông vào mà dấn bước.

Phan Khôi là một người ưu tú của đất “Quảng Nam hay cãi”, đọc những bài báo của ông trên Phụ nữ tân văn, Trung lập, Đông tây... mới thấy, ông cãi tuốt luốt, sự gì ông cũng thấy chưa ổn, cần phải đem ra bàn dưới con mắt luận lý của tri thức. Thời nay, chúng ta gọi việc “cãi” như thế là phản biện, và đọc Phan Khôi mới thấy ngày hôm nay, chúng ta đang thiếu một người phản biện thông thái như ông biết dường nào.

Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân- người đã có công sưu tầm, biên soạn loạt sách “Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo” nhận xét: “Phan Khôi hiện diện trước xã hội, trước cuộc đời này chỉ với tư cách nhà báo; người ta biết ông chủ yếu qua những gì ông viết ra đăng lên báo chí; nhưng, qua hoạt động báo chí, Phan Khôi chứng tỏ mình còn là một học giả, một nhà tư tưởng, một nhà văn. Phan Khôi thuộc trong số những trí thức hàng đầu có công tạo ra mặt bằng tri thức và văn hoá cho xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nhưng đặt bên cạnh những gương mặt sáng láng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng… ông thường tự thể hiện như kẻ phản biện, và sự phản biện của ông thường đem lại chiều sâu mới cho tri thức".

Người cùng thời với ông mặc dù rất tôn trọng Phan Khôi nhưng thường hơi có ý trách ông hơi lạnh lùng quá, nhà phê bình Thiếu Sơn viết: “Văn ông trước sau tôi vẫn phục là sáng sủa, nhưng cũng vì ông ít tình cảm quá mà nó cũng thiếu vị đậm đà, cái văn thể của ông nó cũng một tính cách với cái văn thể của Voltaire... Cái lối văn đó, khiến người ta hiểu, thì được, để người ta cảm, thì không, nó có thể làm vui cho khối óc mà không cám dỗ được cõi lòng... Đã vậy, ông Phan Khôi là người có tính khắc khổ, nhất nhất cái gì cũng phải hai năm rõ mười ông mới chịu. Hơi sái một chút là ông viện luận lý, mang văn pháp ra cãi bằng được mới nghe”.

Tôi là kẻ sinh sau đẻ muộn, với các bậc tiền nhân luôn một lòng kính trọng, nhưng đọc những nhận xét trên về Phan Khôi vẫn muốn có đôi điều bảy tỏ. Nói văn Phan Khôi ít tình cảm, không cám dỗ được cõi lòng tức là mới chỉ bóc được lớp áo của văn ông. Còn với tôi, đọc văn của Phan Khôi, tôi chỉ muốn cho đêm dài mãi, muốn được khóc, được cười, được cúi xuống kính cẩn ngưỡng mộ tấm lòng của ông đang hiển hiện trên trang sách.

Phan Khôi có lòng với cuộc đời biết là bao nhiêu, ông đau với cái dốt nát của xã hội thời điểm đó, ông buồn đến tái tê vì nhiều người trong giới tri thức vẫn lầm lẫn u mê cho rằng Việt Nam có “quốc học” (tức là triết học hay nền học thuật của một nước) như ai. Ông viết: “Thấy không có thì chúng tôi phải nói là không có, đó là chỗ trung hậu thành khẩn của chúng tôi, cũng như một nhà kia, ông cha nghèo thì phải khai thiệt là nghèo, không có một cục đất nào thì phải khai thiệt là không có một cục đất, hầu cho con cháu lo mà làm ăn vậy”.

Với một xã hội không coi việc học để làm sự tu tiến cho con người mà chỉ coi như một phương tiện để kiếm miếng ăn, ông viết: “Không nên đổ tội cho ai, chỉ nên đổ tội cho cái quan niệm về sự học ở nước ta từ trước đến giờ. Người mình coi sự học cũng như cái cục gạch để gõ cửa, khi cửa mở ra rồi thì cục gạch ném đi. Cái học của ta là để gõ cái cửa giàu sang, khi giàu sang rồi thôi không nói đến học nữa”. Ngẫm ra điều Phan Khôi thấy ở năm 1931, khi ông viết bài báo này, đến bây giờ, cái quan niệm về sự học của người Việt vẫn chưa có gì thay đổi, thật chua xót.

Ông lo cho mọi sự trong cuộc sống của người Việt, bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ: “Trong cái vòng đạo đức luân lý, tôi muốn lấy Khổng Mạnh làm thầy, mà đồng thời tôi cũng muốn phế truất Hán nho và Tống nho” bởi hai phái này chủ trương cấm đàn bà cải giá. Ông khuyên muốn giải quyết tốt nhất cho cái bi kịch muôn đời “mẹ chồng- nàng dâu” không còn cách nào khác là gia đình trẻ phải được sống riêng, đừng tôn vinh cái thuyết “cửu thế đồng cư” nữa.

Ông vạch ra cho người Việt thấy cái xấu xí trong tiếng cười của mình, chẳng hạn hễ mà thấy có người trượt chân ngã trên đường mưa, thì các “con Rồng cháu Tiên” phải xúm vào cười ầm lên một chặp cho no nê chứ chưa tính gì đến chuyện chạy lại mà nâng đỡ họ. So với cái cười của người Âu, ông viết: “Cái cười do sự vui, thì trong đó có cái vẻ đầm ấm của sự sống, nó hiệp với cái nguyên tắc của sự sanh tồn. Những dân tộc ấy kêu là văn minh, là phải, bởi vì họ giữ được cái tư cách loài người vậy”.

Phan Khôi đặc biệt quan tâm đến đạo nghĩa thầy trò, ông cảm khái cái nghĩa thầy trò của Khổng Tử và Nhan Uyên, bởi đó là một mối “tương tri tương đắc” với nhau ở chỗ đạo lý, học vấn, còn ở người Việt mình, nó chỉ là mối quan hệ vì lợi, thầy chỉ cho trò cách làm văn hay để đậu làm quan. “Hỏi sao từ xưa đến nay, mấy ông thầy nước ta không tác thành ra thánh hiền mà chỉ tác thành ròng những quan lớn”

Sinh thời, nhà thơ Lê Đạt vô cùng kính trọng mỗi lần nhắc đến cụ Tú Khôi- người mà đã bị chung cái án “Nhân văn giai phẩm” với ông, theo Lê Đạt, Phan Khôi tham gia nhóm Nhân văn giai phẩm chỉ bởi quá yêu quý những người thuộc lứa đàn em, đàn cháu như Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm...

Nhà thơ Lê Đạt mỗi lần dịch được một câu thơ Đường nào ưng ý đều đem đến “khoe” với cụ Tú Khôi, hễ cụ gật đầu là vui sướng như trẻ con bởi đó là một bậc uyên thâm về Hán học.

Ông kể lại: “Một lần, tôi đã chứng kiến cảnh một nhà học giả thời danh mời ông cộng tác viết một chuyên khảo, Phan Khôi đã đứng lên nói rất to trước mặt mọi người: “Tôi không cộng tác với ông vì ông dốt lắm”. Phải nghe cái tiếng “dốt” nhọn hoắt như chọc thủng nhĩ mới hiểu Phan Khôi là một người bộc trực dữ dằn đến mức nào”.

Phan Khôi là một người tràn đầy tiết tháo. Với ông, những người coi sự học là để đua danh lợi giàu sang với đời là một điều đáng phỉ báng, nhưng những người học mà không biết nghĩa lý thì cũng đáng thương không kém.

Cả đời mình, Phan Khôi dùng tài văn, tài báo chỉ để khích lệ một xã hội ham học, học để hiểu nghĩa lý mới cầu mong sự tiến bộ, để dân tộc ta đỡ tụt hậu, thiệt thòi. Ông viết: “Rày về sau thế nào trong nước ta cũng phải có một bọn người cả đời chỉ chuyên lo một việc học mà không biết đến việc chi hết, thế thì họa may nước mới khá ra... Nếu đôi trăm năm nữa mà cái tinh túy của Tây học không tìm thấy được ở xứ này cũng như Hán học ngày nay, thì cái lỗi ấy đổ vào mình chúng ta”. Một tấm lòng với dân với nước kể như thế cũng đã đến tận cùng.



Nhà văn Phan Khôi cùng vợ và hai con trai, ảnh chụp năm 1956.

Từ sau án Nhân văn giai phẩm, Phan Khôi không được viết lách gì hết, theo lời ông Phan Nam Sinh- con trai của nhà văn thì: “Trừ khi ngồi vào bàn làm việc như mặt trời chiều còn cố hắt những tia nắng cuối ngày trước khi sắp tắt, thời gian còn lại ông chỉ muốn được nằm một mình, lặng thinh hết giờ này tới giờ khác trong căn phòng rộng chừng mười mét vuông dành cho gia đình tại số nhà 73 phố Thuốc Bắc -Hà Nội”.

Không biết một nhà ngôn luận chuyên nghiệp, một nhà tư tưởng lớn, một học giả thông kim bác cổ như Phan Khôi đã nghĩ gì trong những tháng năm cuối đời nằm lặng thinh quay mặt vào bức vách tường ấy? Còn bao nhiêu lời gan ruột với đất nước, với dân tộc mà ông chưa kịp nói ra?

Tôi còn nhớ đọc đâu đó câu chuyện, trên hành trình hành hương về đất Phật Tây Tạng, người ta hay nhìn thấy những tháp đá ven những con đường cheo leo nguy hiểm, ấy là dấu hiệu của những người đi trước gửi lại cho người đi sau, như một biểu tượng xác tín, để người sau đỡ lạc đường và cảm nhận được hơi ấm vĩnh cửu bao la của tình đồng đội.

Phan Khôi đã để lại cho lớp hậu sinh bao nhiêu là những ngôi tháp đá như thế trên con đường dằng dặc và khó nhọc mà ông từng trải qua. Gặp và hiểu được những nhân cách lớn như ông, tôi như đứa trẻ non nớt cảm thấy bớt sợ hãi, bớt choáng ngợp trước biển học mênh mông của nhân loại. Và có thêm lòng dũng cảm để bước tới.

                                                      Mi An

(Nguồn:

SÁT HẠCH PHÙNG QUÁN - tác giả Nhà thơ Ngô Minh

[08.12.2010 02:24]
Qua đợt góp cát đá xây lăng mộ anh chị Phùng Quán- Bội Trâm, Ngô Minh mới hiểu thêm được sức sống của “thương hiệu Phùng Quán”. Anh được các thế hệ độc giả Việt Nam yêu mến, kính trọng. Đó là niềm hạnh phúc , là phần thưởng lớn nhất đối với một nhà văn “đi với nhân dân”, viết vì nhân dân.

CON CHIM CHỈ ĐƯỢC HÓT TRONG ĐÊM - Người gặp trắc trở vì chê thơ Tố Hữu - tác giả Nhà văn Nhật Tuấn

[29.02.2012 18:13]
..."Nhà văn Hoàng Yến là một trong rất ít người to gan dám kêu to lên “vua cởi truồng” đó. Còn nhớ những năm đầu Đảng và Chính phủ về tiếp quản Hànội, các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình, các giáo sư…xúm vào khen thơ Tố Hữu , xài ngôn từ như xài bạc giả. Nào là hồn thơ dân tộc, nào là nhịp đập trái tim của Đảng, nào là “hay hơn thơ Nguyễn Du”…Vậy mà nhà văn Hoàng Yến cả gan viết bài chê thơ Tố Hữu…”bé” vì “chất sống chưa thật sâu sắc nên ý thơ nhiều đoạn còn giả tạo và công thức…” - Nhà văn Nhật Tuấn ( Hiện sống tại Sài Gòn)

Hồi ký của nhà thơ Hữu Loan ( Nhà thơ Hữu Loan không vào Hội nhà văn Việt Nam ).

[19.03.2010 20:33]
Nhà thơ Hữu Loan, tác giả Màu tím hoa sim và Đèo Cả nổi tiếng vừa qua đời ngày 18/3/2010 tại quê nhà ở Thanh Hóa, thọ 94 tuổi.
" Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì - Hồi ký Hữu Loan. "

Hắn đạp vào mặt tất cả chúng ta - nhà thơ Hoàng Hưng. Đạp lên mặt Nhân Dân -Tổ Quốc sướng lắm sao ? - Nhà thơ Trần Mạnh Hảo

[21.07.2011 19:26]
Phải khẳng định một điều : chỉ có làm tay sai cho bè lũ bành trướng Trung Quốc mới đàn áp giã man những người dân yêu nước vô tội như vậy.
Tên công an đại úy Phạm Hải Minh hiện đang là đội phó đội an ninh Quận Hoàn Kiếm Hà Nội,đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đã đạp liên tiếp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức người dân yêu nước tham gia biểu tình phản đối bành trướng Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam và gây hấn Biển Đông ngày 17-7-2011 tại Hà Nội đang bị nhân loại yêu chuộng Hòa bình - Dân chủ - Công lý trên toàn thế giới lên án và đòi trừng trị đúng pháp luật.

BÀI THƠ THÁNG TÁM - Nhà thơ Bùi Minh Quốc .

[18.08.2010 18:13]
..."Dân tộc từng sống chết chẳng so đo
Quyết không làm nô lệ
Sao hôm nay Người đành cam chịu thế
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian

“Việt Nam bao năm ròng rên siết lầm than…”
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng Tám ơi, Tháng Tám nước non mình ! .." - thơ Bùi Minh Quốc

PHÙNG QUÁN – SỨC MẠNH TẤT THẮNG CỦA LÒNG TRUNG THỰC VÀ LÝ TƯỞNG NHÂN VĂN

[16.01.2011 21:07]
Tố Hữu - Vụ án chưa khởi tố, đã đàn áp giả man phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, bắt bớ, tù đày oan sai bao nhiêu nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như : Hoàng Cầm, Hoàng Hưng, Trần Dần,Hữu Loan, Phùng Quán...
Tuy phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm đã được minh oan, các nhà văn, nhà thơ được phục hồi danh dự, nhưng nỗi đau còn đó. Công lý đang đòi hỏi những kẻ như Tố Hữu và những kẻ khác đã đàn áp phong trào Nhân Văn-Giai phẩm gây ra tang tóc cho hàng trăm con người vô tội phải ra vành móng ngựa .

NGUYỄN KHẢI - Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh

[13.12.2008 20:06]
Tôi là một người miền Nam vì thế khi đọc hồi ký của GS Mạnh có những từ-ngữ của miền Bắc tôi không hiểu hết nhưng tôi hoàn toàn thích cách hành văn của ông. chân thật mạnh mẽ và phóng khoáng không gò bỏ, không trau chuốt...văn như người nói vì thế những đoạn ông viết cứ như là một câu chuyện sống động. Theo tôi một giáo sư nổi tiếng mà đã viết Hồiky với giọng văn như thế thì không phải là một người "vô ý" với cách viết của mình....tôi không biết nói gì hơn là cảm ơn ông đã cho lớp hậu sinh chúng tôi được đọc để nhìn thấy thêm một góc tối của lịch sử và thêm một phần nào đó góp phần đưa ra ánh sáng những mặt tối của "lịch sữ" Hồi ký phải được viết như thế mới thật sự là hồi ký.Một lần nữa xin cảm ơn người đã đưa lên mạng những trang Hồi ký này để nhiều người được đọc...
Viết bởi Nguyen Van Lam |16/11/2008, 00:28
(Nguồn : Hội Ngộ Văn Chương)



Thư ngỏ gửi các bạn đọc trẻ Việt Nam! - Nguyễn Khắc Phục

[09.12.2008 07:51]
Tôi khẩn thiết cầu mong các bạn đọc trẻ hãy đọc bức thư ngỏ này và tất cả chúng ta, con dân nước Việt hãy đứng bên nhau trong giờ phút đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng, cùng suy nghĩ và đồng lòng góp sức, tìm ra cách tốt nhất, đối phó một cách hiệu quả nhất cho sự bình an của Tổ Quốc ta. Và ngay khi có thể, các bạn hãy giúp tôi, đưa bức thư này đến những người thân quen của các bạn, càng nhanh, càng đông, tôi càng biết ơn các bạn!
Nguyễn Khắc Phục

QUAN TRÍ - DÂN TRÍ ? CHUYỆN PHIẾM BÊN BÀN TRÀ - tác giả Trần Đăng Khoa

[18.06.2010 20:06]
Dân trí và Quan trí đang là vấn đề được Xã hội Việt Nam bàn luận xôn xao .Trên Tiền Phong , Bá Kiên đã có bài thật sâu sắc về vấn đề đó. Riêng, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có tiếng nói xoáy sâu vào hiện tượng "Quan trí" đầy dí dỏm mà sâu cay !

Ai biểu không làm thơ như Tố Hữu .

[15.11.2008 01:34]
Ông Tố Hữu làm thơ từ hồi Việt Nam còn bị Tây đô hộ, nghĩa là lúc đó chưa có “độc lập, tự do và hạnh phúc”; cho nên, ông đã không bị Tây bắt bỏ tù vì tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” như trường hợp thầy giáo Nguyễn Đình Phương của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Báo Tiền phong ngày 25/8/2008 thuật rằng,



Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:
CÙNG MỘT NIỀM VUI [07.10.2018 17:28]
MỪNG NOEL 2012 [24.12.2012 02:38]



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
“GIA ĐÌNH CHÍNH LÀ NƠI GIỔ TỔ, CÒN TẤT THẢY CÁC NƠI KHÁC CHỈ LÀ CHỔ VUI CHƠI MÀ THÔI” - NGUYỄN QUÔC MINH ( NGÀY ĐÊM)
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 31/05/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT
TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN TUYÊN BỐ : "PUTIN VÀ BỘ SẬU CÔN ĐỒ" ĐÃ GÂY RA CÁI CHẾT CỦA NAVALNY
LUẬT SƯ HOÀNG VIỆT VÀ LUẬT SƯ ĐẶNG ĐÌNH MẠNH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RFA VÌ SAO HOA KỲ, EU... CHƯA CÔNG NHẬN VIỆT NAM LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐÚNG 6 TIÊU CHÍ CHUẨN MỰC QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TẾ
BẢN CHẤT MỐI ĐE DỌA BẮC TRIỀU TIÊN THAY ĐỔI

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Hãy coi con trai anh như một hoàng tử trong năm năm, một tên nô lệ trong mười năm và là một người bạn suốt cuộc đời.
Ngạn ngữ Ấn Độ.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm