Trung Cộng tăng cường xâm lược Hoàng Sa -Trường Sa của Việt Nam bằng thủ đoạn "Diễn biến hòa bình" mới.
03.10.2012 20:30
NĐ: Đây là những hành động ngang ngược của phía Trung Quốc tiếp nối một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, ngay sau khi phó Chủ tịch Tập Cận Bình vừa lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hoà bình các tranh chấp ở Biển Đông. Một cách không che đậy và bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết tâm biến cái gọi là “Tam Sa” thành cơ sở vững chắc trên Biển Đông. Chính quyền của thành phố được mệnh danh là trẻ nhất này được Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức thành lập ngày 24.7 trên đảo Vĩnh Hưng (tức là đảo Phú Lâm của Việt Nam) để cai quản toàn bộ các quần đảo và vùng biển có tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông.
Cái gọi là thành phố Tam Sa của Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Video VOA : 80 bản đồ chứng tỏ Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc TQ
Những đợt sóng dồn về từ Hoàng Sa
SGTT.VN - “Trung Quốc đang sử dụng các yếu tố phi quân sự để đạt các mục tiêu chiến lược. Điều này không chỉ xảy ra ở bãi cạn Scarborough, mà đang diễn ra ngay tại Hoàng Sa hiện nay”, ThS Hoàng Việt nói.
Ông Hoàng Việt, vừa dự hội thảo tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây về và nhận định tình hình Trung Quốc cấp tập xây dựng cái gọi là “thành phố mới thành lập Tam Sa trên đảo Phú Lâm của Việt Nam”, theo tin Tân Hoa Xã đưa đêm 29 và ngày 30.9 vừa qua.
Theo đó, các nhà chức trách của cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) bắt đầu vạch kế hoạch phát triển bốn dự án cơ sở hạ tầng và một chương trình nhà ở nơi Trung Quốc đặt cái gọi là trụ sở của “thành phố Tam Sa”.
Đạt chiến lược mà không gây xung đột
Ngày 2.10, ThS Hoàng Việt, giảng viên đại học Luật TP.HCM, người vừa tham gia “Diễn đàn các nhà trí thức nghiên cứu chiến lược” từ thành phố Nam Ninh, Quảng Tây về, đánh giá: “Càng ngày chúng ta càng thấy một thực tế là Trung Quốc đang sử dụng các yếu tố phi quân sự để đạt các mục tiêu chiến lược. Điều này không chỉ xảy ra tại Scarborough, mà ngay tại Hoàng Sa hiện nay”. Ông Việt nói: “Việc sử dụng các phương tiện phi hải quân trong các tranh chấp lãnh thổ đã bộc lộ một chiến lược, vừa tinh vi vừa có phương pháp, nhằm thực thi các đòi hỏi chủ quyền trên biển của Trung Quốc mà tránh phải leo thang xung đột”. Trên thực địa, rõ ràng Trung Quốc đang giữ cho tranh chấp trong khuôn khổ và cấp độ địa phương; tạo ra tình huống không cho phép Mỹ, ASEAN và cộng đồng quốc tế đủ lý lẽ để bênh vực Việt Nam.
Việc Trung Quốc công bố triển khai chương trình xây dựng nhà ở với tổng số vốn chính xác là 2.970.000 USD do thị trưởng của cái gọi là “thành phố Tam Sa” đưa ra là một dẫn chứng cụ thể cho tình huống vừa nêu trên.
Theo kế hoạch, bảy con đường với tổng chiều dài 5km sẽ được nâng cấp hoặc xây dựng mới tại Hoàng Sa. Trong khi đó, việc lắp đặt một nhà máy khử mặn nước biển có khả năng xử lý 1.000m3 nước biển mỗi ngày để lấy nước ngọt cũng đã tiến hành. Các dự án còn bao gồm việc xây dựng các công trình giao thông kết nối giữa các đảo, dựng một bến tàu và xây đảo “Triệu Thuật”, tức là đảo Cây trong quần đảo Hoàng Sa.
Đây là những hành động ngang ngược của phía Trung Quốc tiếp nối một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, ngay sau khi phó Chủ tịch Tập Cận Bình vừa lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hoà bình các tranh chấp ở Biển Đông.
Trong cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo Đông Nam Á ngày 21.9, ông Tập Cận Bình đã lên giọng trấn an rằng, Bắc Kinh chỉ muốn duy trì mối quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực. Ông Tập tuyên bố: “Trải qua rất nhiều thăng trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của hoà bình”. Trong khi đó, khác với điều ông Tập nói, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “diễn tiến hoà bình”, công khai lấn chiếm từng mét đảo, mét biển của Việt Nam, để rồi vươn tới cưỡng chiếm toàn bộ Biển Đông.
Một cách không che đậy và bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết tâm biến cái gọi là “Tam Sa” thành cơ sở vững chắc trên Biển Đông. Chính quyền của thành phố được mệnh danh là trẻ nhất này được Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức thành lập ngày 24.7 trên đảo Vĩnh Hưng (tức là đảo Phú Lâm của Việt Nam) để cai quản toàn bộ các quần đảo và vùng biển có tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông. Sở Cung ứng điện thuộc công ty lưới điện Hải Nam mới chính thức được gắn biển. Dự án trạm xử lý rác thải được khai trương. Các tập đoàn nhà nước từ viễn thông, điện thoại di động đến ngân hàng Công thương, công ty bảo hiểm đều đã thiết lập các trạm dịch vụ tại đây. Trung Quốc cũng đã xây dựng một sân bay lớn đáp ứng các máy bay hạng nặng.
Thái Lan và ASEAN có thể giúp gì ?
Ngày 2.10, theo đài BBC, Thái Lan trong vai trò điều phối giữa Asean và Trung Quốc, dự định sẽ tổ chức một cuộc họp cấp cao bàn về tranh chấp Biển Đông. Trước đó, bà Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra phát biểu tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc rằng Thái Lan, trong tư cách điều phối giữa Asean và Trung Quốc trong ba năm tới, sẽ nỗ lực hết mình để giúp xây dựng niềm tin giữa các bên. Việc tổ chức cuộc họp đã được các ngoại trưởng Asean nhất trí khi gặp nhau bên lề Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York, tuy chưa ấn định thời gian cụ thể.
Trước đó, hôm 26.9, khi phát biểu ở Hội châu Á (Asia Society) tại New York, bà Yingluck cảnh báo: tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế sẽ không đạt được nếu có căng thẳng khu vực, trong đó có tranh chấp Biển Đông.
Bà Yingluck nói: “Chúng tôi tin rằng những vùng biển như Biển Đông cần được xem là khu vực của cơ hội hợp tác”. Thái Lan không tham gia tranh chấp, vốn không muốn nêu lập trường về Biển Đông nhưng cảm thấy thương mại với Trung Quốc ngày càng quan trọng. Bà Thủ tướng cũng nói vui rằng, bản thân bà có thể đóng góp “chút sắc thái của người phụ nữ để giải quyết xung đột” trên Biển Đông hiện nay. Hồi tháng 7, ngoại trưởng Thái Lan cũng tuyên bố nước này sẽ giúp Trung Quốc tìm kiếm giải pháp hoà bình cho tranh chấp Biển Đông, sau khi gặp ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nhân các cuộc bàn thảo ở Bắc Kinh. Ngoại trưởng Thái nói, lập trường của nước ông là cố gắng đạt được hoà bình ở Biển Đông. Thái Lan muốn các nước tranh chấp giải quyết xung đột qua đàm phán.
[05.07.2012 18:37] NĐ: Hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và
bán chính thức của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 đều chỉ vẽ lãnh thổ
Trung Quốc đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ”
xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản
1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam,
và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực
nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính
xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 18o13’
bắc.
[28.07.2012 21:06] NĐ: Đảng cộng sản Trung Quốc không từ một
thủ đoạn nào nhằm xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Cái càng Cua bắc Triều
Tiên đang được Trung cộng điều khiển để hăm dọa Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan. Trung cộng đang sử dụng Tay sai thân Trung cộng ở Việt Nam, Lào,
Campuchia trong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam
có vị trí chiến lược và giàu tài nguyên. Gần đây Trung cộng ồ ạt thành
lập Tp.Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
[22.09.2012 18:41] NĐ: Đến nay, tàu tuần duyên Nhật và tàu công vụ Trung Quốc vẫn đang vờn nhau tại vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản. Theo
các chuyên gia, nếu đụng độ nổ ra thì nhiều khả năng Mỹ sẽ vào cuộc.
Giới chức Washington từng nhiều lần khẳng định Senkaku/Điếu Ngư nằm
trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
[18.08.2012 03:47] NĐ: Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm, gấp
rút lắm rồi, Việt Nam cần có ngọn cờ hòa hợp dân tộc để đoàn kết các
tầng lớp Nhân dân ở trong nước và trên Thế giới, mới chiến thắng bè lũ
bành trướng Trung cộng xâm lược và bọn tay sai, lật đổ ý thức hệ độc tài
phát xít.
[02.08.2012 18:40] NĐ: Cử tri Mỹ rất đồng tình và ủng hộ Tổng
thống Mỹ Obama trong tuyên bố ngày 31/7 đã thông qua lệnh cấm vận mới từ
phía Mỹ nhằm vào ngành dầu khí của Iran, qua đó đưa hai ngân hàng “Ngân
hàng Côn Luân” thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC) của Trung cộng và
“Ngân hàng Elaf Islamic” của Irag vào danh sách các ngân hàng bị cấm
vận. Dư luận Quốc tế hoan hô bước tiến mới của Mỹ trong việc cấm vận
Ngân hàng Côn Luân thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia (CNPC) của Trung
cộng.
[07.08.2012 21:53] NĐ: Bành trướng Trung cộng ngày càng ngang
ngược, trắng trợn thực thi bản đồ Lưỡi Bò xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa
của Việt Nam. Ở Việt Nam, bọn tay sai thân Trung Cộng đang ra sức đàn áp
người dân yêu nước biểu tình, xuyên tạc sự thật các cuộc biểu tình và
vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền, đã bị Quốc tế lên án.
[13.09.2012 18:43] NĐ: Công trình mỏ đồng gây tranh cãi là dự
án liên kết đầu tư giữa một công ty thuộc quân đội Myanmar với công ty
Wanbao của Trung Quốc. Dự án trị giá 1 tỉ USD và từng bị báo chí Myanmar
tố cáo có dấu hiệu tham nhũng. Bộ khai thác mỏ Myanmar hiện đang kiện
tuần báo Voice của Myanmar về những bài tố giác của báo này. Trong năm
2011, Tổng thống Thein Sein đã quyết định đình chỉ việc xây dựng một đập
thủy điện lớn do Trung Quốc đầu tư nhằm xoa dịu cơn giận dữ của người
dân trong nước.
[31.07.2012 21:46] NĐ: Trong không khí oi bức nóng nực, một bà
mẹ đi cùng chồng và con gái 2 tuổi trong xe đẩy bức xúc nói: “Là cha mẹ,
chúng tôi rất tức giận. Đây là một sự tẩy não trắng trợn. Chương trình
này chỉ tô vẽ một bức tranh màu hồng về Đảng cộng sản Trung quốc. Rõ
ràng chính quyền đang muốn đưa các vấn đề chính trị của đại lục vào các
trường học Hồng Kông”.
[11.09.2012 04:01] NĐ: "Vào thời điểm cheo leo nhất của Việt
Nam, họ chớp thời cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam(1974). Vào
thời kỳ Đặng Tiểu Bình, nhằm lúc Việt Nam khó khăn nhất, họ tiến quân
công khai đánh Việt Nam (1979), chiếm thêm 5 đảo của quần đảo Trường sa
(1988). Trong 10 năm phản bội Việt Nam và kết giao với Mỹ, Đặng đã
nhanh chóng phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa quân sự,
và trở thành một cường quốc thế giới. Và nay, Bắc Kinh quay ra thách thức với Mỹ, giành quyền phân chia trật tự thế giới theo tham vọng của mình." - Hạ Đình Nguyên
[25.08.2012 05:13] NĐ: Gần đây, tuy Bộ ngoại giao Việt Nam đã
cực lực lên án, nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) vẫn ào ạt
đưa Tàu thủy cở lớn ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thực hiện mưu đồ
bành trướng xâm lược Việt Nam. Phụ gia thực phẩm độc hại, mỳ gói ăn
liền, hóa chất chế biến Cà phê,...đang tràn lan tại các chợ của Việt Nam
là mầm họa lớn tiêu diệt sức lực Dân tộc Việt Nam đang được thế lực Tay
sai thân Trung cộng và các phần tử Nhóm lợi ích vì mục địch lợi nhuận
nhập lậu tràn lan vào Việt Nam.