Sở hữu đất đai là quyền thiêng liêng của dân - Luật sư Trần Quốc Thuận trả lời BBC
13.02.2012 20:48
"Người ta dùng chữ quyền lực tập trung cho Đảng. Điều đó không phải như thế. Cái chữ "Đảng" này được hiểu là một nhóm người rất nhỏ ở Trung ương, mà trong Nghị quyết 4 đã nói đó là những nhóm lợi ích." "Nếu quả thật các ông lãnh đạo Đảng này muốn chống tham nhũng, thì phải mở cửa để người dân và báo chí tham gia vào. " - Luật sư Trần Quốc Thuận
Sở hữu đất đai "quyền thiêng liêng của dân"

Luật sư Trần Quốc Thuận đề nghị cải cách xã hội triệt để
Một cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội lên tiếng với BBC cho rằng Việt Nam cần cải tổ triệt để thể chế, luật pháp, viết lại Hiến pháp, trong đó trả lại quyền sở hữu đất đai "thiêng liêng, bất khả xâm phạm" cho người dân và tôn trọng các quyền cơ bản khác của nhân dân.Bình luận với BBC hôm 11/02/2012 về kết luận, xử lý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng xung quanh vụ việc tranh chấp đất đầy bạo lực giữa chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng và gia đình ông Đoàn Văn Vươn, luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng chính phủ nên "chủ động giải quyết", mà không nên đợi tới khi phải "chịu các áp lực" từ trong và ngoài nước mới ứng phó, xử lý. Ông khẳng định, qua biến cố Đoàn Văn Vươn cũng như cách ứng phó của chính quyền Hải Phòng và xử lý của chính phủ, cho thấy hệ thống luật pháp Việt Nam hiện nay là bất cập "làm theo cũng chết, mà không làm theo cũng chết" và do đó Việt Nam chưa thể là một nhà nước pháp quyền. Theo luật sư, Việt Nam "lẽ ra đã phải chuyển đổi" chế độ sở hữu và sở hữu đất đai từ năm 1986, khi nước này bắt đầu tiến hành đổi mới. Nay theo ông là lúc Việt Nam phải sửa lại Hiến pháp, cải tổ thể chế một cách triệt để, chứ không nên "cải cách nửa vời," đồng thời tiến hành "sửa sai toàn bộ" đối với tất cả các oan sai, sai lầm về đất đai từ trước tới nay, cũng như cải tổ "thực lòng" công tác xử lý khiếu nại, khiếu kiện của người dân. Trước câu hỏi cần sửa lại ra sao trong Hiến pháp điều khoản quy định về chế độ sở hữu đất đai, ông Trần Quốc Thuận nêu quan điểm: "Khi xây dựng Hiến Pháp Việt Nam năm 1992, vấn đề này cũng được đặt ra và dư luận trong nước cũng đòi hỏi phải thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân. Đó là một trong những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. "Dĩ nhiên trong một Nhà nước có nhiều loại đất, và trong đó có những loại đất phải thuộc người dân còn Nhà nước chỉ giữ một phần công hữu nhỏ. Một số trường hợp khác, một số nước cũng đang làm như thế. "Sở hữu toàn dân này bây giờ lại thuộc về sở hữu của một nhóm người có chức, có quyền ở trong chế độ này, từ địa phương tới trung ương... là nguyên nhân sâu xa của một chế độ tham nhũng tràn lan, kéo dài, không ngăn cản được" - Luật sư Trần Quốc Thuận Luật sư Thuận đề nghị sửa đổi chế độ sở hữu đất đai này trong Hiến pháp với tinh thần có thể tóm lược trong một câu như sau: "Đất đai thuộc về sở hữu của người dân, các thành phần kinh tế khác, trong đó có nhà nước."Cựu quan chức ngành lập pháp cho rằng pháp luật Việt Nam "không nhất quán" và "không phù hợp" với nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang mở ra.Những người làm luật, theo ông, đã "lắt léo" khi quy định và đưa ra năm loại quyền liên quan tới sở hữu, trong đó có các quyền sử dụng, chuyển nhượng, đầu tư, hợp tác v.v... nhưng các quyền này đã bị vô hiệu hóa và khóa bởi một điều khoản được cho là "tù mù," đầy mâu thuẫn, là nguyên nhân của tham nhũng bộ máy. Luật sư nói: "Lại có một quyền phủ lên bên trên làm cho năm quyền đó trở thành không có quyền gì cả. Đó là sở hữu nhà nước thuộc về toàn dân. Mà toàn dân là một thuật ngữ tù mù, không là gì cả."Nhưng sở hữu toàn dân này bây giờ lại thuộc về sở hữu của một nhóm người có chức, có quyền ở trong chế độ này, từ địa phương tới trung ương."Mà cái đó cũng là nguyên nhân sâu xa của một chế độ tham nhũng tràn lan, kéo dài, không ngăn cản được, do một nền kinh tế chuyển sang thị trường mà không chuyển đồng bộ các cơ chế khác. Đó là một điều rất không bình thường." 'Bài học giành quyền'Luật sư Thuận cho rằng Chính phủ đã thiếu chủ động trong việc xử lý vụ việc ở Tiên Lãng Luật sư Thuận tin rằng biến cố Tiên Lãng, Hải Phòng xảy ra đầu năm 2012 cho "một bài học" về điều mà ông tin là "cuộc đấu tranh" giành quyền thiêng liêng của người dân Việt Nam. "Đó là quyền dân chủ, đó là nhân quyền. Cho nên, cuộc đấu tranh ở Tiên Lãng dẫn đến một bài học rất rõ là nếu muốn chống tham nhũng như Nghị quyết 4 đã đề ra thì phải để cho người dân tham gia, để cho công luân tham gia, chứ anh không thể đóng cửa chống tham nhũng." Trích dẫn lời của cố lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hồ Chí Minh, ông Thuận nhấn mạnh tham nhũng là một thứ "giặc nội xâm" mà không thể sử dụng biện pháp đóng cửa trong nội bộ Đảng. Cựu quan chức Quốc hội đề nghị: "Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, tham nhũng là giặc nội xâm. Mà đã là giặc thì không thể dùng phương pháp phê và tự phê bên trong được. Chống giặc thì phải có những biện pháp và những đòn mạnh mẽ." Nhân sự kiện Tiên Lãng đang được xử lý và Nghị quyết 4 về chỉnh đốn đảng mới được Trung ương Đảng cộng sản ban hành, chuyên gia lập pháp kiến nghị phải thay đổi trong cách thức công khai hóa tài sản quan chức nhà nước. Ông nói: " Nếu quả thật các ông lãnh đạo Đảng này muốn chống tham nhũng, thì phải mở cửa để người dân và báo chí tham gia vào. " - Luật sư Trần Quốc Thuận " Nếu quả thật các ông lãnh đạo Đảng này muốn chống tham nhũng, thì phải mở cửa để người dân và báo chí tham gia vào. Đặc biệt, nên công khai tài sản của các vị lên công luận và báo chí chứ không chỉ công khai ở cơ quan và nơi cư trú."Đó là một việc làm buồn cười mà nhiều năm nay lặp đi lặp lại để che chắn những tài sản bất minh. Cho nên pháp luật Việt Nam có những vấn đề không bình thường." Luật sư cho rằng việc này dẫn đến một "hậu quả tai hại," không bình thường, đó là việc quyền lực tập trung chỉ ở một nhóm người hay một số người đang làm phương hại cho đất nước, cho Đảng. Ông khẳng định: "Người ta dùng chữ quyền lực tập trung cho Đảng. Điều đó không phải như thế. Cái chữ "Đảng" này được hiểu là một nhóm người rất nhỏ ở Trung ương, mà trong Nghị quyết 4 đã nói đó là những nhóm lợi ích."Trên cơ sở nhận thức này, luật sư Thuận đề nghị khi sửa Hiến pháp 1992, Việt Nam cần sửa "cơ bản" để làm rõ các quyền cơ bản của công dân mà theo ông đã được quy định rõ ngay từ bản Hiến pháp 1946. Ông nhấn mạnh: "Các quyền cơ bản công dân trong Hiến pháp từ năm 1946, tới 1958, 1980 đến 1992 đều đã nêu ra mà không thực hiện được, thì đây là dịp để mở ra các quyền đó để dân tộc này ngẩng mặt lên nhìn Thế giới được."'Cải cách toàn diện'Báo chí, truyền thông mạng tham gia đưa tin bài, phóng sự về vụ Tiên Lãng Vị cựu quan chức của Quốc hội cho rằng đã tới lúc Việt Nam tiến hành một cải cách toàn diện, chứ không chỉ dừng ở một cuộc cải cách ruộng đất mới, mặc dù hiện nay theo ông là "thời điểm tốt nhất" để xem xét lại "toàn bộ sai trái" của chính quyền từ quá khứ tới nay về đất đai và các tranh chấp, oan sai khác. Ông khẳng định: "Tôi cho rằng ở Việt Nam phải làm một cuộc cải cách toàn diện chứ không phải chỉ là cải cách ruộng đất hay là các cuộc cải cách nửa vời.""Từ năm 1975 tới nay (có) rất nhiều cuộc cải cách nửa vời. Và những cuộc cải cách nửa vời đó đưa đất nước, dân tộc này không biết đi về đâu, mà như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, sẽ là nguy cơ của sự tồn vong của Đảng này, chế độ này."Ý kiến của luật sư Trần Quốc Thuận đã có sự gặp gỡ với quan điểm, nhận thức của một số quan chức, chuyên gia phản biện xã hội từ trong nước. Nói với BBC gần đây xung quanh vấn đề tranh chấp đất đai giữa chính quyền và dân và nạn tham nhũng do các nhóm lợi ích ở nông thôn Việt Nam, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, đương kim Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (IPSARD,)Bộ Nông nghiệp, cho rằng: "Nếu không xử lý tốt vấn đề đất đai, Việt Nam sẽ khó đảm bảo được công bằng xã hội, một mục tiêu được các Đại hội Đảng đưa vào văn kiện. "Nếu không xử lý nghiêm minh nó sẽ lan tỏa ra cả nước, cho nên sự phản ứng ở Tiên Lãng là một báo hiệu của người dân không thể coi nhẹ." - Đại tướng Lê Đức Anh"Đây không những là nguồn gốc của tham nhũng, nó làm hỏng đội ngũ quản lý ở các cấp, mà đây còn là nguồn gốc của sự bất bình của dân chúng làm cho ổn định xã hội không đảm bảo." Còn Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cựu thành viên Ban cố vấn Chính phủ dưới thời các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, khẳng định với BBC: "Nếu không có những cải cách rất mạnh bạo đối với vấn đề đất đai, không có sự công khai minh bạch, và không có sự mở rộng dân chủ để người dân nói lên tiếng nói thì các sự việc như vụ Tiên Lãng, như các vụ việc khác, sẽ rất khó tránh khỏi."Mới đây nhất, theo truyền thông trong nước, nguyên Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh tỏ ra quan ngại về hậu quả của vụ Tiên Lãng, ông nói: "Nếu không xử lý nghiêm minh nó sẽ lan tỏa ra cả nước, cho nên sự phản ứng ở Tiên Lãng là một báo hiệu của người dân không thể coi nhẹ". Cũng chính vị Cựu Chủ tịch Nước cho báo chí trong nước hay, trong vụ Tiên Lãng "chính quyền huyện, xã đều sai" và ông cũng không tán thành việc chính quyền huy động lực lượng vũ trang tham gia cưỡng chế dân.
Quốc Phương
Nguồn >>: BBC
Đảng cộng sản Việt Nam đang dẫn dắt nền giáo dục về đâu ? |
|
[25.10.2011 22:45] NĐ : Để leo chức có hai điều kiện : Một là
Đảng viên (Đảng cộng sản), hai là bằng cấp. Thực tại, Quốc nạn bằng giả
đang làm cho Xã hội Việt Nam ngập sâu vào tệ nạn. Những kẻ dùng bằng giả
lại ngự trị những nhân sĩ trí thức có bằng thật bởi chức quyền . Tại
Việt Nam, hầu như các quan chức sử dụng bằng giả để có danh lợi đang làm
nền giáo dục ngày một tụt hậu gây tai hại khôn lường cho đất nước |
HOAN HÔ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH. |
|
[26.08.2011 04:29] HOAN HÔ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
NĐ:
Các nhân sĩ trí thức nói chung, các nhà văn, nhà thơ nói riêng là những
con người có tầm nhìn sâu xa. Không đơn giản chút nào khi họ từ chối
một giải thưởng. Nổi bật đó là đồng loạt các nhà văn ưu tú đã rút khỏi
giải thưởng Hồ Chí Minh. Sự từ chối đó đang hòa nhập và tác động tích
cực thúc đẩy chuyển biến ý thức hệ xã hội của Việt Nam phát triển vì tự
do dân chủ của loài người.Họ không muốn là nạn nhân của những "Cú đạp
lịch sử". Họ đang sát cánh cùng đoàn biểu tình hô vang "Hoàng Sa -
Trường Sa - Việt Nam". Hoan hô các nhà văn đã đồng loạt rút khỏi giải
thưởng Hồ Chí Minh |
TỰ DO CHO TIẾN SĨ LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ LÀ VÌ: HÒA BÌNH - DÂN CHỦ - CÔNG LÝ CỦA LOÀI NGƯỜI. |
|
[19.06.2011 04:57] Bốn
luật sư hàng đầu của Việt Nam bào chữa cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã
tuyên bố và kiến nghị tại phiên tòa là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vô
tội, thả tự do ngay cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Những gì mà Tiến
sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã nói và hành động, thực tế đang là lời giải cho
dân tộc Việt Nam trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa bành trướng đảng
cộng sản Trung Quốc gây ra. |
Thực trạng đất nước và những vấn đề nổi cộm trước mắt ở Việt Nam. |
|
[23.04.2011 03:35] ..."Từ
khoảng 10 năm lại đây chưa bao giờ đời sống khó khăn bức xúc như hiện
nay. Thêm vào đó, tham nhũng vẫn diễn biến, tội phạm, tệ nạn xã hội
tăng, bất công xã hội tràn ngập khắp nơi... gây nên khủng hoảng lòng
tin, tâm lý bất mãn, rất dễ dẫn đến mất ổn định. Các mặt tình hình
trên đây, nói thẳng ra, là hậu quả của 10 năm lãnh đạo của nguyên Tổng
bí thư Nông Đức Mạnh và 5 năm điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng"-
Nguyễn Trọng Vĩnh. |
Các quan chức Việt Nam, chỉ có bà Nguyễn Phương Nga là biết đến vụ án chấn động thế giới : Tiến sĩ luật Cù Huy Hà vũ ? |
|
[09.04.2011 21:11] ...Phát
ngôn của bà Nguyễn Phương Nga là đại diện cho ai đây khi mà các quan
chức được nêu trong đơn kêu kiện đều không hay biết đến vụ án Cù Huy Hà
Vũ như luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và bốn luật sư bào chữa đã đệ đơn
khẳng định Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là không có tội, cần hủy bỏ bản án,
trả tự do ngay cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, còn những kẻ bắt giam và
tham gia phiên tòa xét xử hôm 4/4/2011 là vi phạm luật Tố tụng nghiêm
trọng cần được làm rõ theo pháp luật hiện hành |
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị ăn cá mè Trường Giang
- chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh
Ngày 1/4/2011, trân trọng giới thiệu bạn đọc mẫu chuyện vui thật mà như đùa. Ai có thấy được quyến sách luật bị đánh rơi thì nhặt hộ, đừng có để như tở rơi "Tiếp thị" ngoài đường.
Giải thưởng Nobel Hòa bình Quốc tế sẽ dành cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ |
|
[27.03.2011 20:49] Tiến
sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - Người con của xứ sở địa linh nhân kiệt Hà Tĩnh
đang được dân tộc Việt Nam tôn vinh : kiên cường - Bất khuất - Anh dũng -
Thấu lý - Đạt tình ! Vụ án chấn động cả thế giới được công bố xét xử
vào ngày 24/3/2011 đã đình hoãn chuyến sang ngày 4/4/2011 với 5 luật sư
bào chữa . Riêng luật sư Nguyễn Thị Dương Hà bị rút khỏi danh sách luật
sư bào chữa. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ giống như Lưu Hiếu Ba. |
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2010. CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2011 |
|
[31.12.2010 20:08] CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2011
Năm 2010 có nhiều sự kiện đáng nói. Ngày
Đêm trân trọng giới thiệu một số hình ảnh nổi bật các sự kiện trong năm
2010 đã được đăng tải trên các trang mạng thay cho món quà nhỏ tới các
quý vị, các bạn gần xa trên Quả đất đang quay quay . Hy vọng, Chủ
nghĩa Tin học- Xã hội Tin học đã xuật hiện tại Mỹ trong năm 2010 sẽ đưa
Nhân loại ngày càng Tự do, dân chủ, giàu mạnh, văn minh. Kính chúc
quý vị, các bạn một năm luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn, với
sức bật mạnh, đạp bằng mọi sóng gió để ắp đầy giàu có, hạnh phúc ! -
Nguyễn Quốc Minh. |
ĐỘNG TRỜI TỪ MỘT BIÊN BẢN HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI HÀ NỘI CỦA NHỮNG NHÀ TRÍ THỨC KHÔNG ĐẾN NỖI DỐT NÁT. |
|
[27.11.2010 05:01] Các
nhà kinh tế học thảo luận về Dự thảo Văn kiện, nhưng thực tình không
nhằm vào sửa Văn kiện. Ta chỉ chuyển cho Ban Văn Kiện, họ có sửa hay
không là việc của họ. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực,
thẳng thắn, với tinh thần xây dựng... Dù không được chấp nhận, nhưng
ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà
kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn
những trí thức không đến nỗi dốt nát |
Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước - Tiếng nói đồng tình của đại đa số nhân dân Việt Nam. |
|
[29.10.2010 19:49] Trưng
cầu ý dân về dự án Bauxite Tây Nguyên do trang mạng Dân Trí khởi xướng
từ ngày 26-10-2010 đã kết thúc vào ngày 29-10-2010. Kết quả biểu quyết
được ghi nhận trên mạng là : Đồng ý với ý kiến Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: 3427 (7%) Đồng ý với kiến nghị của các nhân sĩ, trí thức : 43518 (91%) Ý kiến khác : 655 (2%) Đến nay danh sách bản kiến nghị dừng khai thác dự án Bauxite Tây Nguyên là : 2408 người. Bà
Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước là một trong những nhân sỹ đã
ký tên vào bản danh sách kiến nghị dùng dự án Bauxite Tây Nguyên. |
Một đảng phái không thể đại diện cho toàn dân được vì không phải toàn dân đều theo một đảng phái. |
|
[06.07.2010 19:30] Nhà văn Võ Thị Hảo, ở Hà Nội trả lời BBC :
"Tôi nghĩ gốc của vấn đề là phải có một xã hội dân chủ, tôn trọng sự
thật và có tự do ngôn luận.
"Và phải có cạnh tranh quyền lực,
những người đàng hoàng tử tế thì ở lại với quyền lực, những người không
có năng lực, không có lương tâm thì phải thôi.
"Tôi nghĩ là phải
có đa nguyên tại vì một đảng phái không thể đại diện cho toàn dân được
vì không phải toàn dân đều theo một đảng phái." |
Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị |
|
[07.12.2010 21:00] ...Lỗi
hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được
cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay
chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi. Có lẽ, lỗi hệ
thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là
từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã
hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ
với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết
thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.- Nguyễn
Văn An. |
Việt Nam 'cần cải cách chính trị' - Lời khuyên chí tình của một người bạn lớn ! |
|
[30.10.2010 20:20] Ngạn ngữ Nga có câu : Cái gì đến, nó sẽ đến. Gần
một thế kỷ xây dựng trên học thuyết Mak-Lê, cuối cùng Liên Xô - thành
trì XHCN đã bị sụp đổ, đồng loạt các nước tiến lên thể chế Đa đảng, kinh
tế phát triển, dân chủ không ngừng được phát huy, người dân thực sự làm
chủ lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội mà đảng đại diện cho mình. Ngoại
trưởng Mỹ Hillary Clinton nói : "Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, và
chúng tôi tin rằng cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là một
phần không thể thiếu để phát huy hết tiềm năng đó.", theo tôi đó không
chỉ lời khuyên của một người bạn thông minh mà còn là nguyện vọng của
đại đa số nhân dân Việt Nam trong xu thế Hội nhập, bảo vệ chủ quyền toàn
vẹn lãnh thổ, dành lại Hoàng Sa mà Trung Quốc đã xâm chiếm trái phép
1975 bất chấp luật pháp Quốc tế. |
Phỏng vấn một người không còn muốn vào Đảng. |
|
[09.01.2011 18:42] "Tôi
viết bài này trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, những mong
gửi tới Đại hội một thông điệp. Tôi đã gửi bài này qua cổng điện tử
trang web của Đảng cộng sản VN, kèm theo một lá thư gửi đồng chí Tổng bí
thư Nông Đức Mạnh. Nội dung bức thư có đoạn: Nếu là một... |
Diễn biến hòa bình và tuyên truyền của các thế lực
phản động chống Việt Nam ?
Mời quý vị ghé coi một số hình ảnh lạ về các thế lực phản động chống Việt Nam.
Cái tủ lạnh CCCP - Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[06.11.2008 23:46] .....Cái
tủ lạnh . CCCP ( Xê Xê Xê Pê). Xây xước . Lau lau . Mừng mừng . Tủi tủi
. Từ giã Hà Nội . Về quê . Xình xịch tàu hoả . Vượt qua núi trọc . Rừng
cháy . Trơ gốc . Qua những cánh đồng . Mấy thế kỷ nay . Người nông dân .
Tự hào chổng mông . Đít cao hơn trời . Cuốc bàn . Cấy lúa . Gặt hái .
Cắt rạ . Nhặt khoai lang . Nhưng , gạo xuất khẩu . Nhì , ba thế giới ... |
LĂNG MỘ NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN TẠI HUẾ ĐÃ HOÀN THÀNH . |
|
[10.01.2011 07:21] Hơn
300 văn nghệ sĩ, trí thức và những người Việt mến mộ Phùng Quán ở Việt
Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ba Lan, Úc, Thụy Sĩ .v.v..,đã nhiệt tình góp cát
đá xây lăng mộ nhà thơ Phùng Quán- bà Vũ Bội Trâm ở Thủy Dương, Huế .
Đầu tháng 1 năm 2011, lăng mộ đã được xây dựng xong tại khu nghĩa trang
Ngoại Viên Hưng, phía Tây Thủy Dương cách Huế 6 km về phía nam. Đúng 11
giờ ngày 9 tháng 01 năm 2011, Lễ cải táng, an táng Nhà thơ Phùng Quán và
cô giáo Vũ Thị Bội Trâm đã được tổ chức đúng nghi thức truyền thống và
nghiêm trang tại khu nghĩa trang Ngoại Viên Hưng, Huế. Tố Hữu - Vụ án
chưa được khởi tố ? Tuy phong trào Nhân văn - Giai phẩm đã được minh
oan. Nhưng hàng trăm nhà văn, nhà thơ tài giỏi như: Hoàng Cầm, Trần Dần,
Hữu Loan, Hoàng Hưng, Phùng Quán... bị đàn áp giả man, bắt bớ, tù đày
oan sai thì đời đời, người người khắc tâm ghi nhớ và nguyền rủa Tố Hữu
và những kẻ khác gây ra |
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - khúc xương khó nuốt ?
.
THỨ TRƯỞNG "LƯƠNG Y KIÊM TỪ MẪU" (ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM) LÀ TIẾN SỸ DỎM. |
|
[15.09.2011 18:11] ...Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được,
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang chỉ theo học một khóa học từ năm 1993
-1994 tại Trường Đại học Uppsala (Thụy Điển) và đạt được chứng chỉ về
nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên. Thế nhưng, ông Cao Minh Quang
tự khai trong phiếu Đảng viên là tiến sĩ (năm 2003) lúc đó ông Cao Minh
Quang vẫn còn đang là Phân viện trưởng Phân viện Kiểm nghiệm Bộ Y tế.
|
Hoan
hô NN&PTNT miễn nhiệm phó giám đốc ngân hàng dùng bằng giả. Ông Vũ
Viết Ngoạn và các quan chức khác của ngành Ngân hàng xài bằng dỏm thì
sao ? |
|
[08.09.2011 19:58] NĐ : Để leo chức có hai điều kiện : Một là
Đảng viên (Đảng cộng sản), hai là bằng cấp. Thực tại, Quốc nạn bằng giả
đang làm cho Xã hội Việt Nam ngập sâu vào tệ nạn. Những kẻ dùng bằng giả
lại ngự trị những nhân sĩ trí thức có bằng thật bởi chức quyền . Tại
Việt Nam, hầu như các quan chức sử dụng bằng giả để có danh lợi đang làm
nền giáo dục ngày một tụt hậu gây tai hại khôn lường cho đất nước. Vụ
nổi đình đám Vũ Viết Ngoạn và các quan chức xài bằng dỏm đang được dư
luận lên án . Việc xử lý các quan chức xài bằng Dỏm phải công bố trên
các phương tiện thông tin, đang là đòi hởi chính đáng của người dân, cần
được các ban ngành khẩn trương thực hiện. |
Tiến sỹ dỏm Nguyễn Ngọc Ân, đảng viên đảng CS Việt Nam, giám đốc sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Thọ là một trong những người thuộc nguồn quy hoạch cán
bộ cốt cán của tỉnh.
“Biết
là bằng giả mà vẫn làm thì đáng sợ!” Bằng tiến sĩ dỏm của trường Southern Pacific University cấp cho ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch Phú Thọ
Nguyễn Quốc Minh |
Những bản tin khác:
|