Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm http://www.ngay-dem.com

VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO KHI FED TĂNG LÃI SUẤT ?
08.05.2022

NĐ: Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, FED có các vai trò: Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn; Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng; Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính; Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.



VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO KHI FED TĂNG LÃI SUẤT ? 

FED vừa quyết định nâng lãi suất thêm 0,5% nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát vốn đang ở mức tồi tệ nhất trong vòng 40 năm. Đây cũng là bậc tăng lãi suất cao nhất của ngân hàng trung ương sau 22 năm qua.

Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – FED) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1913 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913.

Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, FED có các vai trò: Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn; Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng; Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính; Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

Hồi tháng 3 năm nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng có lần nâng lãi suất đầu tiên kể từ cuối năm 2018 với 0,25 điểm %.

Tác động của quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed sẽ mang tính lan tỏa trong nhiều lĩnh vực và cả bên ngoài biên giới của Mỹ.

Đầu tiên là chi phí trả nợ cao hơn. Khi lãi suất tăng, người đi vay phải trả nhiều tiền hơn để thanh toán khoản tín dụng và các ngân hàng trở nên khắt khe hơn trong việc cung cấp khoản vay. Điều này đặt ra thách thức cho các công ty và làm chậm quá trình mở rộng kinh doanh sản xuất – đây có thể là tác động tích cực ở những nước đang mong muốn hạ nhiệt hoạt động kinh tế về mức vừa phải.

Tuy nhiên, ngược lại, tình trạng này làm tăng áp lực đối với các thị trường mới nổi có mức nợ công cao.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nhiều quốc gia sẽ cần được giảm nợ hoặc tái cơ cấu nợ sau khi nợ công tăng cao trong đại dịch Covid-19.

Thứ hai là áp lực đối với thị trường tài chính. Viễn cảnh ngân hàng trung ương tích cực tăng lãi suất và hoạt động kinh tế chậm lại đã gây áp lực lớn đối với các thị trường tài chính.

Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã giảm trong những tuần gần đây, do lo ngại tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại có nghĩa là người tiêu dùng sẽ giữ tiền mặt thay vì chi tiêu nhiều hơn, làm giảm thu nhập doanh nghiệp trong khi chi phí đi vay lại tăng lên.

Trong một nhận xét dè dặt, một chuyên viên kiểm toán cho rằng việc FED tăng lãi suất có thể không gây tác động quá tiêu cực tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Có ba luận điểm lý giải cho nhận định này:

Thứ nhất, không bàn về việc phe nhóm đang lũng đoạn, thì sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam được thúc đẩy bởi tăng trưởng lợi nhuận từ các doanh nghiệp và sự gia nhập mạnh mẽ từ cộng đồng nhà đầu tư cá nhân.

Việc FED tăng lãi suất sẽ tác động tới dòng vốn ngoại rút khỏi thị trường Việt Nam sẽ không đủ mạnh để tác động tiêu cực tới thị trường. Thay vào đó, nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện đang chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giúp thị trường tăng trưởng tốt.

Thứ hai, thời kỳ hậu dịch giã, nhờ các chính sách kinh tế đang điều chỉnh có hiệu quả, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được cho là trong tầm kiểm soát, qua đó không tạo ra áp lực để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định tăng lãi suất.

Tuy nhiên việc lãi suất USD tăng đang tạo ra áp lực đối với nghĩa vụ trả nợ vay nước ngoài của Việt Nam trong năm nay.

Theo đó, năm 2022, Chính phủ Việt Nam sẽ trả nợ 335.815 tỷ đồng với thời giá trước khi FED có quyết định điều chỉnh lãi suất, tương đương là 14,6 tỷ USD, ít hơn năm ngoái, trong đó 89% là nợ gốc, còn lại là các dự án cho vay lại. Và điều đó có nghĩa USD lên giá sẽ tạo sức ép lên tỷ giá USD/VND, điều này kéo theo chi phí vay vốn mới và nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng.

   Phạm Lê Đoan
Nguồn:> https://vietnamthoibao.org/
vntb-viet-nam-anh-huong-the-nao-khi-fed-tang-lai-suat/


TIN NÓNG MỚI:

TIN NÓNG:

SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN:

XÃ HỘI GÌ ? CHỦ NGHĨA GÌ ? KHI GÁN GHÉP THÀNH “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”

[02.09.2022 03:01]
NĐ: Xã hội gì ? Chủ nghĩa gì ? Xã hội có nhiều loại xã hội. Chủ nghĩa có nhiều thứ chủ nghĩa, thế mà tùy tiện gán ghép thành XHCN hay CNXH. Quốc huy Việt Nam trước 1975 là : VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA. Sau năm 1975, cụ thể vào năm 1976 quốc huy Việt Nam lại đổi tên thật nực cười : CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM vì đã có sự gán ghép vô lối hai chữ "XÃ HỘI" với hai chữ "CHỦ NGHĨA" thành "XÃ HỘI CHỦ NGHĨA" từ thời Liên Xô chưa sụp đổ . Thiết nghĩ Quốc Hội Việt Nam nên gấp rút sữa đổi tên nước cho đúng để người dân trong nước và quốc tế khỏi ôm bụng phì cười mĩa mai về sự ngu sy gán ghép đó.

THAM NHŨNG VẪN NGANG NHIÊN, TRẮNG TRỢN : AI LÀ NGƯỜI CHỐNG LƯNG ? | VTC Now

[23.04.2022 10:28]
NĐ: Quốc gia nào cũng có tham nhũng. Vấn đề là tham nhũng ít bị loại bỏ sớm hay là để tham nhũng nhiều, tham nhũng triền miên tràn lan ngày càng tinh vi giữa các nhóm lợi ích tham nhũng đan chéo, dằng xé nhau,...dẫn đến nguy cơ sụp đổ cả một một quốc gia và khả năng cao là quốc gia đó mất hết chủ quyền, lãnh thổ để bị lệ thuộc hoàn toàn kẻ xâm lược. Thể chế chính trị quyết định gạt bỏ tham nhũng "Gạn lọc khơi trong" sớm và triệt để hay không mà thôi ! Thể chế chính trị dân chủ và thực thi tam quyền phân lập thì những kẻ tham nhũng bị người dân phát hiện được loại bỏ sớm trong nhiệm kỳ 4 năm (hay tối đa hai nhiệm kỳ) để thực sự Quốc hội là cơ quan quyền lực của nhân dân và thượng tôn Hiến pháp. Còn các quốc gia phi dân chủ và không thực thi tam quyền phân lập thì ngược lại.

THÓI ĐẠO ĐỨC GIẢ CỦA QUAN CHỨC CÓ NGUYÊN NHÂN THỂ CHẾ . KHI GIỚI LÃNH ĐẠO TRỞ THÀNH TẦNG LỚP THỐNG TRỊ GIÀU CÓ, CẢI CÁCH THẾ NÀO ? - Bài phân tích của PGS-TS Phạm Quý Thọ

[09.02.2022 09:29]
NĐ: Không cần phải có nhiều kiến thức về chế độ dân chủ như vậy, song nhiều người dân Việt vẫn còn ‘ấn tượng’ với các chuyến công du của các tổng thống Mỹ đến Việt Nam. Thí dụ, năm 2016 Tổng thống Mỹ Barak Obama, khi phát biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, ông ấy với mở đầu bằng việc dẫn hai câu trong bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở / Rành rành định phận tại sách trời" để khéo léo khẳng định việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, và lảy Kiều: "Rằng trăm năm cũng từ đây / Của tin gọi một chút này làm ghi” như một cam kết lòng tin khi kết thúc bài phát biểu. Buổi tối ông ấy đã đi ăn bún chả tại cửa hàng ‘bình dân’ ở phố Lê Văn Hưu, Hà Nội.

CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01-05

NĐ: "Gia đình như là một quốc gia và phải đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình. Hòa bình- Tự do-Nhân quyền-Dân chủ là các nhân tố thúc đẩy năng suất lao động cao, quyết định sức mạnh của mọi thời đại." - Nguyễn Quốc Minh (Ngày Đêm)



PUTIN XUA QUÂN XÂM LƯỢC UKRAINE, NGA ĐÃ BỊ QUỐC TẾ TRỪNG PHẠT ĐÍCH ĐÁNG: NGÀY 2/3/2022, CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG LỚN NHẤT NGA MẤT GIÁ GẦN 95% TRÊN SÀN LONDON

[03.03.2022 18:24]
NĐ: * Sberbank cho biết các chi nhánh ngân hàng này tại châu Âu gặp tình trạng “dòng tiền mặt thoát ra bất thường” và bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của nhân viên.
* Cuối phiên sáng nay trên sàn chứng khoán London, giá cổ phiếu Sberbank giảm 94,24% xuống 0,01 USD.

QUẢ BOM KIT DỎM VIỆT Á ĐÃ NỔ - SỰ PHƠI NHIỄM CHẾT NGƯỜI KHỦNG KHIẾP NƠI NƠI

[23.12.2021 01:23]
NĐ: Ngay từ đầu, WHO không phê duyệt bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, nhưng bộ kít dỏm đó vẫn được sản xuất và tiêu thụ đắt như tôm tươi. Với nhà xưởng sản xuất khoảng 10 mét vuông, 10 công nhân, nhưng điều lạ lùng là Việt Á cho ra lò hàng ngày với khối lượng chóng mặt trên 30.000 kit/ngày và thổi giá trong vòng một năm thu về 4.000 tỷ VND. Từ tháng 4-2020, WHO không phê duyệt kit Việt Á, nhưng các báo chính thống truyền thông to nhỏ tại Việt Nam lại đăng tải là WHO chấp thuận phê duyệt. Đến nay, vị giám đốc Việt Á bị khởi tố bắt giam kéo theo một loạt quan chức các tĩnh thành dính vào như gà mắc tóc nào là F0 thật, F0 giả, nào là F1 thật, F1 giả...thần tốc chống dịch như chống địch.

FLC LO BỊ THÂU TÓM ? CHUYÊN GIA LUẬT NÓI GÌ VỀ VẤN ĐỀ NÀY ???

[04.04.2022 02:49]
NĐ: "Có hai khả năng, một là có văn bản đó thật, hai là văn bản giả trôi nổi trên mạng thì đây cũng chỉ là một tin đồn và lãnh đạo FLC đã bác bỏ.
Tôi thì thấy cái văn bản đó chẳng có tác động gì tới mục tiêu thâu tóm cả, thậm chí còn tác dụng ngược với ý định đó (nếu có). Giả sử như người ta có ý định gom mua nhằm mục đích thâu tóm thì họ tung văn bản đó ra làm gì để khiến giá cổ phiếu tăng lên và người ta phải mua đắt ? Phải tung tin ngược lại chứ, tung tin cổ phiếu không có ai mua, vô giá trị thì khi đó cổ phiếu rớt xuống nữa rồi mới gom chứ ?
Vì thế, thú thật là tôi cũng không hiểu vì sao lại lập luận như vậy được ! Ví dụ có văn bản giả đó xuất hiện và FLC công bố thông tin bác bỏ, xác nhận là không mua. Ở đây đâu có liên quan gì đến vấn đề gom mua cổ phần, thâu tóm doanh nghiệp ?" - Luật sư Trương Thanh Đức.

NGA BỊ ĐÌNH CHỈ KHỎI HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC - QUYẾT ĐỊNH MANG TÍNH LỊCH SỬ, ĐÁNG ĐỜI CHO KẺ XÂM LƯỢC UKRAINE

[08.04.2022 01:34]
NĐ: Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 7/4 đã quyết định đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vì những hành động của Nga xâm lược Ukraine. Để đình chỉ Nga khỏi hội đồng 47 thành viên thì tỷ lệ ủng hộ phải đạt 2/3 (không tính phiếu trắng). Trong khi đó, quyết định do Mỹ thúc đẩy nhận được 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Theo Reuters, việc đình chỉ 1 nước khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là hiếm hoi. Trước đó, năm 2011, Libya cũng đã bị đình chỉ do tình trạng bạo lực tại đất nước vào thời điểm ấy.

BA NÀNG CHỨNG KHOÁN - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[07.11.2008 13:51]
NĐ: "...Chơi trò. Chơi chúng khoán. Đấu trí. Phải hơn người. Ghế nóng còn thua xa. Còn nói chi chọn giá đúng. Ba nàng chứng khoán. Mua gốc. Bán ngọn. Luôn bảo toàn đồng vốn. Rút lui lại kịp thời. O sin tiền đếm toát mồ hôi. Ba nàng đi dạo phố. Vệ sỹ phải coi chừng. Bắt tay toàn ông cốp. Các xếp trút hầu bao. Tội chi ba nàng không lấy ..." - Truyện vui thật mà như đùa : Ba nàng Chứng khoán - Nguyễn Quốc Minh .

QUA NGÕ ĐẦM SEN - Thơ Nguyễn Quốc Minh.

[31.05.2020 00:12]
NĐ: QUA NGÕ ĐẦM SEN

Về quê qua ngõ đầm sen
Tưởng chừng như có nàng tiên dẫn đường
Hương sen trong gió vấn vương
Sen hồng vẫy gọi người thương trở về
Điệu hò đằm thắm trời quê
Tình người rộng mở ta về bên nhau.

Nguyễn Quốc Minh

KHI VỢ HẾT TIỀN - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh (Ngày Đêm)

[21.04.2021 03:04]
NĐ: ... Thế là vợ tôi hết buồn, quay ra cười : ha ha...ha ! Và không ngừng khen ngợi tôi: Anh không chỉ hát hay mà hát to hơn cả loa phường, loa xã. Trưa hè nắng gắt, lại đang rộ tin dịch bệnh khủng khiếp Covid-19 Vũ Hán, cả xóm chạy đến xem, tưởng nhà tôi có chuyện. Cô hàng xóm lúng liếng hai mắt cho tôi 30.000 đô la. Vợ tôi cười: cảm ơn em ! Chị không nhận tiền của em đâu. Cả xóm vổ tay vui cười và cùng hô vang: Hết tiền muôn năm.

 
FED VÀ SỰ TRƯỞNG THÀNH TỪ 8 BÀI HỌC KHỦNG HOẢNG 
  Cuộc khủng hoảng 1907 là tiền đề cho sự ra đời của Cục Dự trữ liên bang Mỹ với vai trò là "người cầm trịch" thị trường tài chính và nền kinh tế Mỹ.
Fed chính thức trở thành một cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ độc lập từ năm 1951 sau thỏa thuận với Bộ Tài chính Mỹ.

 Kể từ khi được thành lập vào năm 1913 cho tới gần đây nhất là giai đoạn suy thoái do Covid-19, những bài học từ mỗi cuộc khủng hoảng giúp hình thành nên sự "trưởng thành" của một trong những ngân hàng trung ương quan trọng nhất toàn cầu: Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

I. Sự ra đời của Fed

 Cuộc khủng hoảng hoảng loạn 1907 (The Panic of 1907) nổ ra trong tháng 10 khi một số nhà đầu cơ, trước đó đã vơ vét hết cổ phiếu của một công ty khai thác đồng, bắt đầu thua lỗ nặng khi thị trường chứng khoán lao dốc. Chỉ sau vài ngày, thông tin về mối liên hệ giữa các nhà đầu cơ nói trên với Knickerbocker Trust, một công ty tín thác có tiếng thời đó, liên tục xuất hiện. Điều đó khơi mào làn sóng người gửi tiền tới rút vốn khỏi công ty này. 

 Cạn kiệt tiền và không còn lựa chọn nào khác, Knickerbocker phải tạm dừng hoạt động, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng khi chính những công ty tín thác khác và nhiều ngân hàng phải đối mặt với “cơn lốc” rút tiền của người dân. Khoản lãi suất mà các nhà đầu tư chứng khoán phải trả cho các khoản nợ qua đêm tăng phi mã từ 9,5% lên 100%. Và cuộc khủng hoảng này chỉ thực sự chấm dứt khi James Pierpont Morgan, người sáng lập ra ngân hàng J.P. Morgan, đứng ra can thiệp, giúp trấn an thị trường. 

 Cuộc khủng hoảng này chính là tiền đề cho sự ra đời của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nước Mỹ vần một hệ thống tài chính ổn định, hậu thuẫn bởi một ngân hàng trung ương với nguồn vốn đủ lớn để ngăn cản những cuộc khủng hoảng. 

 Sáu năm sau, vào năm 1913, Fed chính thức được thành lập với vai trò là "người cầm trịch" các thị trường tài chính và nền kinh tế Mỹ. Khi khủng hoảng xảy ra vào các năm 2008 và 2020, chính nguồn lực tới từ cơ quan đã góp phần vực dậy kinh tế Mỹ từ vũng lầy suy thoái. 

II. Đại khủng hoảng 1929

 Bắt đầu từ giữa năm 1928, thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa và Fed vô tình giúp bơm căng “bong bóng”. Để bảo vệ giá trị của đồng bảng Anh dưới chế độ bản vị vàng, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh Montagu Norman thuyết phục Fed duy trì chính sách lãi suất thấp. Điều đó giúp ổn định đồng tiền của Anh và đồng thời khuyến khích nhu cầu vay vốn và giá trị của các loại hình tài sản tài chính. Từ giữa năm 1928 cho tới đỉnh vào tháng 9/1929, chỉ số Dow Jones tăng tới 90%. 

 Các quan chức của Fed cũng không tìm được tiếng nói chung trong kế hoạch hành động. Chủ tịch Fed New York ủng hộ tăng lãi suất nhằm gia tăng chi phí tín dụng, nhưng nhiều thành viên khác của Fed lại muốn cơ quan này hành động theo một hướng khác, cụ thể hơn: yêu cầu các ngân hàng hạn chế cho vay. Và cuối cùng, bong bóng nổ tung. Chỉ số Dow Jones giảm 13% vào ngày thứ 2 đen tối (28/1/1929). Tính tới tháng 11 năm đó, chỉ số này giảm còn một nửa so với đỉnh. 

 Tác động của sự kiện này vẫn có thể được nhìn thấy nhiều năm sau đó. Nhiều ngân hàng phá sản, cuốn theo khoản tiền tiết kiệm của biết bao hộ gia đình cũng như những khoản cho vay trước đó. Fed đã không làm tròn bổn phận ngăn chặn sự hoảng loạn trên thị trường tài chính. Chủ tịch Fed New York George Harrison thậm chí không đưa ra một “phát biểu trấn an nào” để ổn định thị trường ngân hàng vì ông sợ sự sụp đổ của những ngân hàng tiếp theo sẽ ảnh hưởng tới uy tín của bản thân. 

 Sự thất bại này đã dẫn tới nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt. Đạo luật Ngân hàng năm 1935 góp phần hàn gắn sự thiếu nhất thống trong công tác điều hành của Fed khi dồn quyền kiểm soát về Washington. Chế độ bản vị vàng, rào cản đối với các chính sách tỷ giá và tiền tệ linh hoạt cần thiết để hồi phục nền kinh tế, không còn được ưa chuộng. Và lý thuyết kinh tế học cổ điển nhường chỗ cho thuyết kinh tế học Keynes. 

 “Tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Fed từng phải đối mặt chính là sự ‘xung khắc’ giữa các mục tiêu của ngân hàng này giữa một bên là tỷ giá hối đoái và sự ổn định tài chính trong nước”, theo Liaquat Ahamed, tác giả cuốn sách Lords of Finance: The Bankers Who Broke the World viết về giai đoạn lịch sử đó. Hiện tại, Ahamed cho biết cái khó của Fed nằm giữa nhu cầu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và nhiệm vụ ngăn chặn bong bóng xuất hiện trên các thị trường tài chính. 

III. Thỏa thuận giữa Fed và Bộ Tài chính 

 Sau khi Mỹ tham gia Thế chiến II, Fed cũng tìm cách hỗ trợ cuộc chiến theo cách của riêng mình. Trong ngày 29/4/1942, cơ quan này cam kết áp dụng trần lãi suất để Bộ Tài chính Mỹ có thể vay tiền từ họ với chi phí rẻ. Nhưng việc áp cung trần buộc Fed phải từ bỏ kiểm soát cung tiền, do đó, họ gặp khó trong việc kiểm soát cả lạm phát và thị trường việc làm. 

 Sau cuộc chiến, Tổng thống Harry Truman tìm cách duy trì mức trần lãi suất này nhằm đảm bảo những nhà đầu tư vào trái phiếu chiến tranh không thua lỗ, điều đã từng xảy ra sau khi Thế chiến I khép lại. Trong tháng 12/1950, Tổng thống Truman viết một lá thư cho Chủ tịch Fed Thomas McCabe nói rằng: “Tôi hy vọng rằng Ủy ban điều hành nhận thấy trách nhiệm của mình và không để lãi suất thấp hơn lợi suất trái phiếu của chúng tôi. Đó chính là điều Thủ tướng Liên Xô Stalin muốn”. 

 Tuy nhiên, lạm phát tại Mỹ bắt đầu leo thang kể từ sau cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên và Fed rất muốn đưa lãi suất đi lên. 

 Sau nhiều tuần đàm phán, một thỏa thuận đã được thống thất. Vào ngày 4/3/1951, Bộ Tài chính và Fed công bố thông cáo về quyền quyết định độc lập của Fed trong công tác điều hành lãi suất mà không cần quan tâm đến chi phí các khoản nợ mà chính phủ Mỹ phải trả. 

 Cuộc chiến chống lạm phát đòi hỏi cơ quan điều hành được hoạt động một cách tự do, không chịu bất cứ áp lực chính trị nào. Việc duy trì tính độc lập của Fed trong bối cảnh tổng thống và quốc hội luôn có những ưu tiên khác là một thách thức. Nhưng việc chọn ra người đứng đầu cơ quan này cũng không hề đơn giản. Ông McCabe chưa từng được đào tạo hoặc có chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên ông góp phần quan trọng vào việc đưa Fed vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của sự tự do. 

IV. Cú sốc Volcker

 Vào năm 1979, lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát và người dân vô cùng phẫn nộ. Tổng thống Jimmy Carter đã phải cải tổ lại chính phủ, đưa Chủ tịch Fed lúc bấy giờ là G. William Miller lên đứng đầu Bộ Tài chính. Sau đó, ông bổ nhiệm Paul Volcker trở thành lãnh đạo tối cao của Fed. 

 Hai tháng sau, vào ngày 30/9, Volcker tham dự cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Belgrade. Ông đặc biệt chú ý tới bài phát biểu của cựu Chủ tịch Fed Arthur Burns giải thích nguyên nhân các ngân hàng trung ương gặp khó trong việc kiểm soát lạm phát. Đó là bởi người dân không chấp nhận một cuộc suy thoái “cần thiết”. 

 Ông Volcker rời cuộc họp đó từ rất sớm và quay trở lại Washington để hoàn thiện những nước đi cuối cùng trong cách tiếp cận chính sách tiền tệ hoàn toàn mới. Một tuần sau, ông chủ trì một cuộc họp ngoài bất thường với Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC). Chiến lược mà ông áp dụng là tạo ra một cú sốc và tâm lý sợ hãi một cách có chủ đích nhằm bẻ gãy tư tưởng lạm phát của người dân. 

 Chiến thắng không đến nhanh và cái giá phải trả không hề rẻ. Điều này châm ngòi làn sóng biểu tình lớn và tỷ lệ thất nghiệp lập đỉnh mới kể từ cuộc Đại Suy thoái nhưng cũng giúp đặt nền móng cho một giai đoạn yên ả đối với nền kinh tế với tăng trưởng thu nhập ổn định, suy thoái nhẹ nhàng và thị trường chứng khoán liên tục phát triển.  

 Vockler hiểu rằng các ngân hàng trung ương phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc kiểm soát lạm phát. Và ông đã chuẩn bị kỹ càng trước khi áp dụng các giải biện pháp quyết liệt. Ngày nay, ông Powell cũng luôn khẳng định trách nhiệm của Fed trong cuộc chiến lạm phát, đặt mục tiêu khôi phục ổn định giá cả bằng mọi giá. (Còn tiếp...) 

     Trọng Đại (Theo Bloomberg)
Chủ nhật, 28/8/2022, 14:33 (GMT+7)

         Nguồn:> NDN 

URL của bản tin này::http://www.ngay-dem.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2783

© Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm contact: qm.ngaydem@yahoo.com