Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm http://www.ngay-dem.com

Phản hồi của Người Đàn Bà Viết Văn dưới chân Đèo Ngang .
13.05.2009

Hiện tại tôi có đủ bằng chứng để đưa Trung tâm sản xuất phim truyền hình ra toà, nếu không đủ bằng chứng thì làm sao toà án lại thụ lý? Trung tâm sản xuất phim truyền hình đã xâm phạm bản quyền gồm: thay tên tác giả, không trả tiền nhuận bút, tự ý chỉnh sửa nội dung không qua ý kiến tác giả. Quan trọng nhất là thay tên tác giả.

**************** Đậu Nữ Vệ ******************

Photobucket
Nhà văn Đậu Nữ Vệ

Kính gửi: Tổng biên tập – Nhà văn Hữu Ước.
 

Phản ứng bài báo: “Sự thật về người đàn bà viết văn dưới chân Đèo Ngang


    Bác Hồ nói: “Người cầm bút phải mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Đảng ta đang phát động phong trào: Cả nước chống tiêu cực và tham nhũng! Vai trò của người cầm bút không kém phần quan trọng! Việt Namkhông thiếu người cầm bút! Nhưng cầm bút để chống tiêu cực thì có bao nhiêu người? Họ có tránh khỏi tai nạn nghề nghiệp không? Chỉ khổ cho những người có cá tính như Bao Công, và tôi đây cũng là một minh chứng. Hiện tại được mấy người gạt bỏ chữ “tôi” ra khỏi suy nghĩ của mình như: “Vì quen tôi; vì tôi là cấp dưới; vì người ấy là bạn bè hoặc bà con; tệ hơn nữa là tôi nhận tiền của họ hoặc là bồ bịch của họ…v.v”.

    Sau khi tác phẩm “Tiền chết” và “Những người đàn bà” ra đời, tôi gặp không ít phiền phức. Khen nhiều và tai nạn nghề nghiệp đã đến. Nhiều người xem và thấy bóng dáng của mình trong tác phẩm, họ không sửa chữa mà còn hành hung tôi, đòi chặt tay, chặt chân! Nhiều kẻ viết đơn vu khống tôi nhiều điều gửi đi khắp nơi. Ông Hữu Phương – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình cũng do động cơ cá nhân ký quyết định khai trừ tôi ra khỏi Hội mà vắng mặt tôi! Đây là hành vi sai nguyên tắc vì tôi chưa một lần làm bản kiểm điểm, chưa bị khiển trách, chưa bị cảnh cáo lần nào? Việc này đang chờ Đại hội văn học Tỉnh vào trung tuần tháng 6 tới sẽ làm rõ! Mời bạn đọc xem truyện ngắn “Chị goá ngồi thiền” sẽ hiểu rõ hơn. Nhà báo Hoàng Thắng nắm được cơ hội này đã viết bài: “Sự thật về người đàn bà viết văn dưới chân Đèo Ngang” ở Báo An ninh Thế giới số 852 ngày 29/4/2009 khi sự việc chưa có kết luận cụ thể. Cách viết của tác giả Hoàng Thắng rất mập mờ, không kiểm chứng, có đúng với quy định của Luật báo chí không? Muốn làm mất danh dự của tôi hay là đánh đố với bạn đọc??? Làm người đừng dựa vào cơ quan đoàn thể để quy chụp cho một người yếu thế hơn mình, tôi chưa nói là nghèo, goá và trình độ chưa qua lớp 4. Hoàng Thắng vô tình ủng hộ những phần tử tiêu cực. Mục đích của bài báo là bịa đặt, vu khống, lăng nhục và gây áp lực cho tôi. Viết văn là phê phán cái xấu, ca ngợi cái đẹp của cuộc sống, mấy ai đổi đời bằng nghề viết văn?.

    Bộ phim “Miền quê thức tỉnh” 18 tập đã công chiếu qua các kênh trên đài truyền hình Việt Nam, có kênh phát lại lần 2 trong và ngoài nước. Tên tác giả là Đậu Nữ Vệ, trên phim lại là Bùi Vệ Nữ. Hoàng Thắng cho là sai sót rất nhỏ và đơn giản ư? Đứa con tinh thần của tôi đã trở thành con của người khác? Thử hỏi những người cầm bút ai có thể chấp nhận được điều này? Và anh Nguyễn Khải Hưng gửi một tờ xin lỗi tôi cùng Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình là xong ư? Tôi đòi quyền tác giả hôm nay không phải cho riêng tôi mà tôi đòi cho tất cả khán giả xem phim truyền hình và những người cầm bút nữa.
    Sau khi phim phát sóng, tôi gọi điện ra Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam thì nhận được những lời khó nghe, đành lòng tôi phải gửi đơn lên Tổng Giám đốc và Phó tổng Giám đốc đài truyền hình Việt Nam nhờ can thiệp. Im lặng? Tôi gửi đơn lên Cục bản quyền, cục bản quyền yêu cầu Trung tâm sản xuất phim truyền hình gặp tôi và làm việc bằng văn bản gửi cho Cục bản quyền. Trung tâm sản xuất phim truyền hình im lặng? Năm 2008 tôi gửi đơn lên Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch vẫn khẳng định bộ phim “Miền quê thức tỉnh” là của Đậu Nữ Vệ.

    Hiện tại tôi có đủ bằng chứng để đưa Trung tâm sản xuất phim truyền hình ra toà, nếu không đủ bằng chứng thì làm sao toà án lại thụ lý? Trung tâm sản xuất phim truyền hình đã xâm phạm bản quyền gồm: thay tên tác giả, không trả tiền nhuận bút, tự ý chỉnh sửa nội dung không qua ý kiến tác giả. Quan trọng nhất là thay tên tác giả.

    Tôi đã đến toà án Quận Ba Đình 11 lần theo giấy mời, 06 lần Trung tâm sản xuất phim truyền hình vắng mặt, 03 lần có biên bản.
    - Chứng cứ mà Trung tâm sản xuất phim truyền hình đưa ra không thể chấp nhận được, đó là: Bộ hợp đồng làm phim không phải tên tôi, số CMND không phải là của tôi. Chữ ký người nhận việc viết kịch bản có nhiều chữ ký giả mạo, toà án đang tiến hành cho giám định chữ ký. Tôi chưa ký vào một văn bản nào gọi là nhận tiền ???. Làm gì có tiền để cho Thuỳ Linh như báo nói?.
    - Tôi yêu cầu Trung tâm sản xuất phim truyền hình xuất trình văn bản quy định mỗi tập phim là 2.350.000đ (Hai triệu, ba trăm, năm mươi ngàn đồng), tổng chi phí giá thành bộ phim “Miền quê thức tỉnh” 18 tập đã duyệt và phiếu chi tiền cho tác giả kịch bản ở thủ quỹ.
    - Trung tâm sản xuất phim truyền hình trả lời: không có văn bản và tổng chi phí nào cả, họ làm việc không có phiếu chi???
    - Bài báo của Hoàng Thắng ra ngày 29/4/2009, gia đình tôi họp lại để tìm thủ phạm của bức thư và kết luận: không có người em trai nào cả. Đề nghị toà soạn xác minh và làm rõ tác giả, nội dung của bức thư để trả lời cho tôi và độc giả của báo.
    Lời lẽ mà báo nói do anh Phạm Ngọc Tiến phát ngôn hoàn toàn bịa đặt, vu khống, vì tôi không hề tiếp xúc với anh ta dù chỉ một phút. Đây là động cơ của tình thân hữu, đồng nghiệp, cùng phòng với Thuỳ Linh mà thôiĐề nghị Phạm Ngọc Tiến và Hoàng Thắng trình chứng cứ).
    - Bộ phim “Miền quê thức tỉnh” gặp sự cố, tôi không gặp riêng Thuỳ Linh lần nào, ngoài lần tôi và Thuỳ Linh đến 51 Ngô Quyền do Thanh tra Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch mời gọi, làm gì có chuyện gửi thêm kịch bản?

    Tôi tin vào chính nghĩa, vào công lý và tôi sẽ thắng! Nếu thiếu tiền, tôi xin bán cái Đèo Ngang để đi đòi công lý. Tác giả Hoàng Thắng nghĩ sao về cuộc chiến này? Trả lời thế nào với bạn đọc? Trung tâm sản xuất phim truyền hình có luật sư VIP, còn tôi thì chưa có ai! Tại sao viết bài chỉ thiên vị một chiều mà không gặp tôi để có cái nhìn tổng quát? Tôi chưa gặp Hoàng Thắng lần nào. Nghề nào cũng cần có “đạo đức nghề nghiệp”, đừng suy từ bụng ta ra bụng người.

    Đề nghị toà soạn phải có lời xin lỗi tôi về bái báo mà Hoàng Thắng đã viết. Trắng đen rõ ràng. Để khỏi dắt nhau lên toà vì tội bịa đặt, vu khống, bôi nhọ, lăng nhục, làm mất danh dự của người khác. Làm phóng viên khi tác nghiệp cần xác minh chứng cứ trước khi cầm bút viết bài. ban biên tập cũng đừng nên cưỡi ngựa xem hoa, bỏ mặc cho phóng viên muón viết gì thì viết. Đặt giả thiết tôi lấy bút danh là Hoàng Thiện viét thư vu cáo ông Hữu Ước đã có một thời trộm cắp, móc túi, tham ô, hủ hoá gửi đến báo, báo căn cứ theo thư mà đăng, không cần biết sự việc có thật hay là không ư?

ĐẬU NỮ VỆ

0989226889
Đèo Ngang, Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình


     
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket 

hảy nhấp chuột vào :

Vi phạm quyền tác giả có thể bị phạt tới 500 triệu đồng


Truyện ngắn của Đậu Nữ Vệ.
                                         CHỊ GÓA NGỒI THIỀN.

       Bốn năm về trước, tôi là người đàn ông lịch lãm, tao nhã, dáng đi bệ vệ đầy oai phong. Nhìn bề ngoài người ta sẽ hiểu ngay tôi là người đàn ông trí thức, phong độ. Cuộc sống đều đặn trôi đi, hôm nay tôi bỗng giật mình tự hỏi: "Không hiểu khuôn mặt tôi có méo mó, biến dạng như tâm hồn và lối sống của tôi không? Hàng ngày, khi mặc xong quần áo, thắt chiếc ca - vát xong, tôi đến trước gương nhưng không hề nhìn sâu vào sự biến chuyển của khuôn mặt, thế mới lạ. Giờ đây đứng trước chiếc tủ kính tôi mới thật sự ngỡ ngàng, đôi bầu má của tôi đã sệ hẳn xuống, dập dềnh mỡ như trẻ con ăn nhầm thứ sữa rởm bị ứ nước. Chiếc mũi tẹt, đôi mi mắt phồng lên lớp mỡ dày che khuất mất nửa con ngươi, đã ti hí lại càng ti hí thêm. Cái bụng và mông đít của tôi bằng nhau, cơ thể lồi lõm, hai cái chân ngắn cũn cỡn và thọt, vì một lần tai nạn xe máy.

     Tôi đang là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh. Thể xác tôi bị biến dạng do ăn uống vô độ bởi các buổi chiêu đãi mà tôi đã tạo ra từ ngân sách nhà nước chuyển về. Tôi mời khách, khác mời tôi, nó xoay vần như cái trò luẩn quẩn, một suất ăn tôi thông đồng với nhà hàng, có riêng số tiền chênh lệch từ năm đến bảy chục ngàn. Tâm hồn tôi bị tha hoá phần lớn do lỗi của các hội viên, họ đã vì chữ "tôi" của họ mà đẩy tôi đến tận cùng con đường tiêu cực của ngày hôm nay.  

Hằng năm, Trung ương rót về cho Hội văn học tỉnh gần ba trăm triệu để đầu tư, hỗ trợ sáng tác cho các hội viên, gồm điêu khắc, mỹ thuật, văn học và một số hoạt động khác, thêm nữa là nguồn của tỉnh nhà, cũng không ít. Tất cả do tôi điều phối. Các hội viên phải nộp bản thảo và đăng ký xét tiền tài trợ của hai nguồn ấy từ hồi đầu năm. Tôi nhận được những chiếc phong bì, âm thầm lén lút và tôi xét cho họ nhận tiền từ hai nguồn trên dù tác phẩm không đạt chất lượng. Họ rỉ tai nhau, những chiếc phong bì đồng loạt xuất hiện, cùng lúc kết thúc một nhiệm kỳ, bầu chủ tịch mới, tôi trúng ngay vào nhiệm kỳ tiếp theo. Ai cũng nghĩ chỉ có phong bì của họ và tôi thôi, nên họ không ngại ngần bầu tôi thêm lần nữa, hy vọng vào con đường mòn mà đôi bên cùng có lợi. Tôi mừng rơn, 5 năm trong một nhiệm kỳ, quả là có sức nặng. Tôi bắt đầu tung vó, thừa thắng xông lên, vơ vét đủ kiểu cách, tác oai tác quái, hội viên im thin thít, ngậm bồ hòn làm ngọt vì trót lỡ bầu tôi rồi. Ai có tiền nhuận bút khi bài xuất hiện trong tạp chí, phải chia cho tôi thì tôi mới duyệt cho đăng in, tôi toàn quyền phụ trách thêm tạp chí. Phong bì của hội viên đến tay tôi đại trà rồi thì tôi không còn thiên vị được nữa. Tôi bỏ lên bàn cân, sờ nắm xem nặng nhẹ, dày mỏng. Tôi trở thành người hùng trong giới văn nghệ về uy quyền tiêu cực chứ không phải vì tác phẩm.  

Mọi việc cứ thế trôi đi cho đến một ngày tôi gặp phải chiếc gai nhọn sắc của một cây bút chống tiêu cực hạng nặng, đó là Như Tuệ, chị ta viết một truyện ngắn bóc trần lòng đố kỵ và cách vơ vét của tôi, Như Tuệ không đẹp, cao độ 1,55 m, vóc người thấp đậm, mang dáng dấp của người phụ nữ quê mùa. Đôi mắt Như Tuệ toát ra sự cứng cỏi đầy kiên nghị giống đấng mày râu, đôi bàn tay phồng rộp, chai sạn vì lam lũ. Như Tuệ goá chồng vóc dáng thật là quê kiểng. Bù lại chị có nụ cười nhân hậu, dễ thu hút lòng người. Tôi mê mẩn nụ cười và khuôn mặt phúc hậu của Như Tuệ. Tôi nghĩ phụ nữ goá chồng ai cũng cần tình cảm, chuyện chăn gối thời này không cần dè dặt và cứng nhắc như thập kỷ năm 70, 80.  

    Tôi mở ra bối cảnh để thực hiện. Hôm ấy là chiều thứ sáu, Như Tuệ cầm tập bản thảo kịch bản phim và tiểu thuyết đến văn phòng chủ tịch hội gặp tôi xin đăng ký, thẩm định, xét duyệt tiền tài trợ. Tôi mời Như Tuệ ngồi, vô tình trượt ngã, nằm gãy gọn vào lòng chị ta. Như Tuệ đỡ tôi dậy, tôi nghĩ chị ta cũng giống bao người đàn bà khác thôi, đàn bà goá thì lại dễ sai bảo.  

Tôi cầm tập bản thảo nhìn nghiêng nhìn thẳng mà không cảm nhận được gì bởi tôi tưởng tượng ra "chiếc lá vông" nằm chiễm chệ trên tấm thảm thịt rắn chắc, kèm theo cặp "tuyết lê" tròn xoe đang ẩn hiện sau làn vải mỏng! Toàn thân tôi căng cứng, cổ họng tôi khản đặc, tôi cất vội tập bản thảo vào cặp nói chắc chắn như đinh đóng cột: "Em sẽ nhận được mọi ưu đãi của người cầm bút, nhiều chị em viết chẳng ra gì anh vẫn ký duyệt cho nhận tiền cả đấy, quyền của chủ tịch hội là cơ sở đầu tiên em hiểu rồi mà, phụ nữ có lợi thế riêng ấy chứ. Trưa nay em ở lại ăn cơm cùng anh, ta thuê phòng nghỉ trưa, bàn tiếp vấn đề tài trợ, ở đây không tiện". Như Tuệ e dè, thẹn thùng như cô gái 17 tuổi, còn bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa yêu đương? Tôi nắm lấy tay Như Tuệ kéo đi, mặt Như Tuệ đỏ bừng, tôi nghĩ: "Mình đã điểm trúng đích, chị ta đang nổi hứng khi điện dương của bàn tay tôi truyền sang tay chị ta. Một chút lưỡng lự rồi Như Tuệ ngoan ngoãn theo tôi lên xe máy đi dùng bữa trưa. Tôi chở Như Tuệ đến một nhà nghỉ bậc trung rìa thành phố thì dừng lại. Người lễ tân trao cho tôi chiếc chìa khoá phòng rồi nhận ngay chiếc xe máy đẩy vào ngõ khuất. Như tuệ nhìn xung quanh với sự lạ lùng, thể hiện rõ trên khuôn mặt, tôi nói: "Em yên tâm, phòng nghỉ ở đây anh thường xuyên đưa các cô gái đến, em đừng ngại, họ xem anh như người nhà".  

Vào phòng tôi chốt ngay cửa lại, ngồi xuống bên cạnh Như Tuệ, nhẹ nhàng lồng tay vào trong ngực áo của Như Tuệ với lời khen thật lòng: "Em đẹp lắm, đời anh quan hệ với phụ nữ rất nhiều, nhất là thời kỳ làm chủ tịch hội văn học nghệ thuật tỉnh này, nhiều cô còn rất trẻ, muốn vào hội thì phải dấn thân cho anh, có chồng, chưa chồng đủ cả, đến hàng triệu người rồi đấy, đôi vú của họ cứ nhão nhét như miếng thịt mỡ, em giống như thần Vệ Nữ tái sinh vậy! Trẻ không chơi, già hối hận đấy. Tôi cởi hết quần áo cho Như Tuệ, còn lại trên người Như Tuệ chiếc áo nịt vú và mảnh vải hình tam giác, ở dưới ngã ba đường, Như Tuệ giữ tay tôi lại, tôi vục mặt vào đó.  

Như Tuệ run rẩy, tôi cởi ngay chiếc áo, cái quần dài, tiếp đến là cái quần đùi đang mặc! "Đầu con rắn" giương cao ngạo nghễ! Tôi ôm ghì lấy Như Tuệ, hôn tới tấp vào cổ, vào mặt, vào tất cả ngõ ngách trên người chị ta, không sót một địa chỉ nào.  

Tôi hỏi Như Tuệ: "Mười tám năm goá chồng em không thèm cái "cục tức cười" à? Em vẫn còn mãnh liệt lắm cơ mà! Đàn bà phải là thứ đồ chơi cho đàn ông chứ, chết đi rồi tan vào đất cả thôi". Như Tuệ không trả lời tôi, tôi mở luôn chiếc áo nịt vú, đưa tay để kéo miếng vải hình tam giác thì Như Tuệ giữ tay tôi lại lần nữa, tôi bực tức hỏi luôn Như Tuệ: "Tại sao em không cho cởi nó, để thế này là cản ngăn sự khoái cảm của anh và em, một mảnh vải nhỏ thôi mà? Như Tuệ trả lời: "Đúng là mảnh vải hình tam giác nhỏ thôi, nhưng lại có nhân cách hơn cái mặt của anh đấy". Tôi giật luôn và ném nó ra xa rồi nói: "Nhân cách à, anh hết chịu nổi rồi này" Tôi ôm ghì lấy Như Tuệ cho con rắn bò đi khắp nơi, như mèo vờn chuột. Như Tuệ co cứng người lại, khi "cái đầu con rắn" chạm vào mớ rong trên mặt hồ, định rẽ rong lặn sâu xuống hồ nước đục, bất ngờ tôi bị bật tung ra bởi cú đạp cực mạnh, tôi ngã lăn xuống nền nhà. Như Tuệ ngồi phắt dậy, tư thế thiền, trên tấm thảm trắng muốt trải mặt ở tấm đệm trên giường của phòng khách sạn, giống hệt Vị Thánh ngồi trên toà sen. Như Tuệ nói: "Ông hãy mở to mắt ra mà nhìn, nhìn cho kỹ xem cái ấy của tôi nó có giống hàng nghìn cái của các cô gái có chồng, hoặc chưa chồng mà ông đã nhờ đến chức quyền để sử dụng chưa? Như Tuệ đưa tay chỉ vào mặt tôi, chị ta nói với  chất giọng đầy mãnh lực "đàn bà goá vì thiếu nên rất thèm cái "cục tức cười" ấy, nhưng không thể chấp nhận mọi tình huống "chịu đấm ăn xôi". Ông khinh phụ nữ chúng tôi như thế là quá đủ, hãy mở to mắt ra mà nhìn những người đàn bà goá thiếu và thèm". Tôi quỳ xuống sát đất chắp cả hai tay vào nhau và nói: "Con lạy bà, xin bà tha cho, đụng hàng rồi đấy". Tôi đứng dậy chỉ tay vào mặt Như Tuệ và nói: "Tôi không thua bà đâu, để rồi bà biết tay tôi".  

Một thời gian sau tôi nhận được một tờ báo lớn có đăng bài viết của chị ta, nói rõ về hành vi tiêu cực của tôi, vạch trần thói hư tật xấu của tôi, tôi thấy mình bị chỉ trích. Chị ta to gan thật!  

    Tôi hằn học Như Tuệ từ đó. Lần đầu tiên tôi thua một người đàn bà, mà là một người đàn goá mới đau. Tiêu chuẩn tài trợ của Như Tuệ, tôi cắt hoàn toàn, với câu phê chuẩn xanh rờn: "Bài không đạt chất lượng". Các báo và tạp chí trong nước đăng bài của chị ta, gửi báo biếu và nhuận bút đến hội, tôi thủ tiêu luôn. Nơi sử dụng tác phẩm có liên lạc kiểm tra với tác giả đâu, chỉ cần khống chế cô văn thư là tôi được cả chì lẫn chài. Một vài lần Như Tuệ có đến hội hỏi tôi, tôi không thèm trả lời mà chỉ cười, nụ cười của kẻ quyền uy, chen lẫn sự hiếu thắng. Tôi đã lấy cái chung ra trả thù riêng.  

Mặc dù bị khép vào diện không đạt chất lượng, tôi không cho chị ta công bố tác phẩm, đồng nghĩa với không cấp tiền tài trợ từ hai nguồn trên, chị ta vẫn gửi bản thảo ra các nhà xuất bản cấp trung ương xin công bố tác phẩm, kịch bản thì gửi ra các hãng phim. Những thước phim làm rung động lòng người và những trang tiểu thuyết đi vào lòng của độc giả, hàng trăm bức thư của người xem lần lượt gửi về. Như Tuệ lại đến tìm tôi để xin tiền tài trợ. Chị khẳng định tác phẩm của chị đạt chất lượng chứ không phải như tôi áp đặt. Tôi trả lời "bài của chị không đạt chất lượng, có lý do rồi, chị thừa biết còn hỏi gì nữa. Tôi đã tạo cơ hội cho chị, chị có nắm bắt đâu, nếu chiều tôi chị đã nhận được số tiền không nhỏ. Mỗi cuốn tiểu thuyết được tài trợ tối đa là 6 triệu đồng nguồn của Trung ương, hai triệu đồng nguồn của Tỉnh. Chị vừa công bố bốn tác phẩm phải không? Số tiền không ít đâu nhỉ. Chị lại sắp ra thêm hai tập truyện ngắn nữa à? Bây giờ tác phẩm của chị không đạt là không đạt, thế thôi". Như Tuệ đã hỏi lại tôi "Anh cố tình bóp méo sự thật, bẻ cong cán cân công lý chỉ vì chữ "tôi", lâu nay tôi vẫn nghĩ anh là con người, thực ra không phải". Tôi đứng phắt dậy, quát to: "Chị dám lăng nhục tôi à, tôi là chủ tịch hội, chị là một người đàn bà goá thôi nhé, chị giỏi thì gửi đơn lên bí thư và chủ tịch tỉnh nhờ can thiệp đi! Nói cho chị biết, chị không được công bố nhiều tác phẩm như thế, vượt lên tôi là không xong đâu, tôi là chủ tịch hội, chị nhớ cho điều đó. Có hai bằng đại học mà lại thua chị về số lượng và chất lượng sao? Chị làm nông dân mà viết tiểu thuyết, kịch bản phim, còn tôi đã từng đứng trên bục giảng, đang tập viết tiểu thuyết, như thế mọi người sẽ nghĩ về tôi như thế nào? Hả?" Chị ta quắc mặt lại hỏi tôi: "Thì ra là ông quá đố kị, ông đang tập viết tiểu thuyết, bản thảo chưa xong, ông đã nhận tiền tài trợ ở mức tối đa rồi, còn tôi phim đã lên sóng, tiểu thuyết đã đến tay bạn đọc mà không nhận được xu nào? Quan phủ đốt lửa mà không cho dân thường thắp đèn ư?". Ít lâu sau, tôi nhận được công văn của bí thư và chủ tịch tỉnh gửi về kèm theo lá đơn kêu cứu, đòi hỏi sự công bằng của Như Tuệ, họ giao quyền cho chủ tịch Hội giải quyết?.  Tôi không ngần ngại lập mưu, phải dùng tập thể cho khách quan, tôi viết giấy mời họp Ban chấp hành Hội bất thường, khai trừ vằng mặt hội viên Như Tuệ ra khỏi Hội với lý do: "Không cho công bố tác phẩm mà vẫn công bố tác phẩm là phạm vào quy ước của Hội, còn gửi đơn lên Tỉnh" bằng cách giơ tay biểu quyết. Việc làm này có nhiều dụng ý riêng, không có mặt Như Tuệ, đó là một thắng thế. Trước mặt tôi, hỏi xem ai không giơ tay nào? Khai trừ Như Tuệ ra khỏi Hội sẽ có nhiều cái lợi hơn, đầu tiên là làm gương cho kẻ khác. Họ phải tuân thủ theo sự sắp đặt của tôi, nếu không họ phải lãnh hậu quả giống như Như Tuệ. Đây là đòn cân não cho tất cả hội viên. Phần thêm nữa là Như Tuệ ra tác phẩm quá nhiều, không thể xếp vào hạng không đạt chất lượng được nữa!. Lợi thế nhiều nhất là bí thư và chủ tịch tỉnh bàng quan, không can thiệp mà chuyển đơn về Hội và giao quyền cho tôi! Cho dù cuộc họp ấy có mặt Như Tuệ thì chắc chắn mọi người vẫn phải giơ cao tay, bởi sự lựa chọn giữa tôi và Như Tuệ. Tôi đã viên mãn, triệt tiêu được con người thẳng thắn, nâng đỡ kẻ nịnh bợ vây bọc xung quanh tôi, tôi đã chiến thắng, chiến thắng trong sự nhục nhã ê chề, nơm nớp một nỗi lo, mơ hồ lắm nhưng có thật.  

     Sự việc trên đã làm ức chế những con người sống vì lẽ phải, bát nước đầy thì phải tràn thôi. Bây giờ thì tôi đang bị khủng bố, những bài vè, những bức thư, những tờ biếm hoạ nói lên sự dâm dục ti tiện của tôi đến từng chi tiết nhỏ, phủ sóng trong toàn tỉnh, che lấp đi cả Thành phố Hoa Hồng, tôi thấy mình bị lăng nhục! Không phải! Tôi đang bị lột trần thì đúng hơn! Một sự trả giá xứng đáng cho lòng kiêu ngạo và hiếu thắng của tôi. Tôi không thể khẳng định những bài vè, bài thơ, tranh biếm hoạ ấy là của ai, vì tôi đã gieo một nghiệp lớn trong lối sống tiêu cực, áp đặt cho tất cả hội viên. Tôi chỉ thấy có sự day dứt vì đã khai trừ Như Tuệ ra khỏi Hội một cách bất công, làm mất đi cây bút chống tiêu cực, như thế là sai nguyên tắc và xâm phạm vào quyền công dân. Tất  cả đều có thể bưng bít được, nhưng làm sao lừa dối được chính lương tâm mình. Rồi đây tôi có yên không? Những người làm nghề văn học đều là những người tài, họ không làm được phải thì họ làm trái!  

       Giá mà tôi sống trong sạch "Tôi vì chúng ta", sống có trách nhiệm, chí công vô tư, công bằng và hợp lý thì mọi việc đã khác rồi. Cái được và cái mất đối với tôi đã quá rõ ràng: "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng". Tôi tự trách tôi, trách cả Ban chấp hành Hội đã hà rua theo tôi. Trách tất cả hội viên đã vì chữ "tôi" đã đưa đến cho tôi những chiếc phong bì, đã tạo cho tôi bước dần vào con đường tiêu cực. Điều không thể bỏ qua đó là: "Sự rửng mỡ của tôi". Phải chăng đầu óc tôi đã có những sợi dây thần kinh mọc ngược? Nó đã thúc đẩy tôi làm điều cuồng điên. Chân lý đúng đâu dễ dàng khuất phục kẻ xấu xa ti tiện như tôi. Chính tôi đã xem thường những người đàn bà, nhất là đàn bà goá để nhận lấy sự trả già này. Những bức thư nặc danh đồng nghĩa với danh dự của tôi không còn, các báo lại đồng loạt lên tiếng bênh vực chị ta! Thế có chết không?. Bây giờ thì tôi trách bí thư và chủ tịch tỉnh nhiều hơn, nếu họ can thiệp, cử người xuống để phân xử, trắng đen phải trái, đừng giao hẳn cho tôi thì mọi việc đã khác rồi./.


     



URL của bản tin này::http://www.ngay-dem.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=189

© Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm contact: qm.ngaydem@yahoo.com