Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm http://www.ngay-dem.com

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác
16.11.2012

NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng...
Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội:

         Thống đốc hiểu chưa chính xác...

TT - Trong buổi trả lời chất vấn ngày 13-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nắm rất rõ việc mình làm, rất nhớ số liệu nhưng có điểm thống đốc đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác khiến đại biểu Quốc hội không thể hiểu được câu trả lời.

  >> Thống đốc Nguyễn Văn Bình "chưa sát thực tế"

Chẳng hạn, khi nói về “bộ ba bất khả thi”, thống đốc dẫn ra ba yếu tố là tăng trưởng, lạm phát và tỉ giá để cho rằng không thể đồng thời thực hiện ba mục tiêu này. Tuy nhiên, thật ra “bộ ba bất khả thi” đề cập tới ba mục tiêu là ổn định tỉ giá, tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Như vậy, thống đốc hoặc chưa hiểu chính xác về lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, hoặc cố lấy sự thông cảm để né câu hỏi của đại biểu.

Về tình trạng nợ xấu, để như hiện nay chắc chắn NHNN có trách nhiệm. Trong 10 tháng đầu năm nay, khi thống đốc đã nhậm chức, nợ xấu tăng tới 66%. Thống đốc cũng khẳng định có lợi ích nhóm, cơ quan thanh tra giám sát còn kém, nhưng phải có trách nhiệm cụ thể chứ. Như đại biểu Dương Trung Quốc nói không thể chỉ có xin lỗi. Nếu chỉ xin lỗi là xong thì rất khó cải thiện tình hình. Tiếp theo sau xin lỗi là gì? Nếu làm tốt công tác giám sát nợ xấu thì khả năng nợ xấu có nghiêm trọng như hiện nay không hay chỉ ở mức nào?

Theo trả lời của thống đốc thì có vẻ tỉ giá, lạm phát đã ổn và đó chủ yếu là nhờ các biện pháp quản lý vàng. Tuy nhiên, nếu sòng phẳng thì cần làm rõ vàng đóng góp bao nhiêu phần trong sự ổn định đó. Ai cũng biết năm nay tỉ giá có ổn là do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn nhiều, nhập khẩu ảm đạm, không gây nhiều sức ép tăng giá USD. Đóng góp từ các biện pháp quản lý vàng, nếu có, theo tôi không hẳn là nhân tố quyết định.

Còn việc cấm huy động vàng trong thời điểm hiện nay, theo tôi, là một biện pháp hành chính, có thể nó không giúp huy động được 15 tỉ USD. Nhu cầu tích lũy tài sản bằng vàng để tránh lạm phát bào mòn tài sản tích lũy là nhu cầu chính đáng của người dân. Trước kia ngân hàng chưa huy động người dân vẫn tích lũy, nếu đồng tiền cứ mất giá thì người dân vẫn phải giữ vàng và sẽ tìm được cách giữ vàng. Chỉ có điều khi NHNN cấm các ngân hàng huy động vàng thì người dân sẽ thiệt, chịu nhiều rủi ro để giữ tài sản của mình hơn.

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, chúng tôi đã có khuyến cáo cần sớm đưa vào hoạt động một thị trường vàng hiện đại cùng với việc cấp chứng chỉ vàng. Nếu các biện pháp này được áp dụng ngay sau khi đóng cửa các sàn vàng thì việc chống vàng hóa đã đi đúng hướng, thay vì xây dựng thương hiệu quốc gia hay độc quyền gì đó.

Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng...

Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn.

                                  CẦM VĂN KÌNH ghi


Nguồn >>> Tuổi Trẻ.Online

TIN LIÊN QUAN:

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội

[14.11.2012 19:20]
NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012.
Cấm vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.

 

"Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu theo Logic của Thống đốc chứ không theo Logic cuộc sống" - Đại biểu Trần Du Lịch khẳng định tại Quốc Hội. 

[13.11.2012 02:31]
NĐ: Theo giõi qua màn hình VTV1, mỗi một cử tri quan tâm đến Nợ xấu & sự rối loạn thị trường do chủ trương độc quyền Vàng miếng SJC, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua không khỏi giật mình vì sự ngây ngô của ông Nguyễn Văn Bình - một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới, khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc Hội Việt Nam.

TS.Lê Xuân Nghĩa lú lẫn đáng ngờ, phát ngôn tầm bậy khi nói về "Lộ trình" đúng hướng trong "Cuộc chiến" châm dứt vàng hóa, Đôla hóa.

[07.11.2012 18:38]
NĐ: Trong năm 2012, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới. Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa. Sự phụ họa của TS. Lê Xuân Nghĩa trong bài "Tiến tới chấm dứt gửi và cho vay ngoại tệ" trên báo Đầu tư là một sự lú lẫn đáng ngờ.

Hàng loạt Ngân hàng từ chối mua vàng SJC bao bì cũ. Vàng SJC bao bì mới cũng còn phải “xem xét”.

NĐ:"Chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC của ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình xuyên qua Nghị định 24 đã làm cho thị trường Tiền tệ, thị trường vàng miếng rối loạn ngày một trầm trọng. Ông Nguyễn Văn Bình đã biến NHNN là cơ quan làm chức năng phát hành tiền tệ và quản lý trong đó có vàng là thứ hàng hóa đặc biệt như tiền, thành ra là cơ quan kinh doanh. Chất lượng và uy tín trong kinh doanh quyết định sự tồn tại của một thương hiệu chứ không phải sự áp đặt, duy ý chí. Sự đi ngược lại nền kinh tế hàng hóa dẫn đến phá sản "Thương hiệu SJC" là không tránh khỏi. Trách nhiệm hình sự đang dồn vào ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình - một trong mười thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012 đã được Quốc tế xếp hạng." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.


Sự suy sụp do hảo huyền độc quyền vàng miếng SJC là không tránh khỏi 

[25.10.2012 21:43]
NĐ: Chính chủ trương tại hại của độc quyền vàng miếng SJC đã góp phần làm rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng cho Ngân sách nhà nước và làm thất thiệt vô cùng lớn cho người dân. Niềm tin dành cho vàng miếng SJC đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân dẫn đến sự sụp đỗ thương hiệu SJC là không tránh khỏi . Và là cơ hội để các thương hiệu vàng miếng khác vững vàng đi lên trong kinh doanh theo quy luật cạnh tranh khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường hàng hóa.




URL của bản tin này::http://www.ngay-dem.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1313

© Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm contact: qm.ngaydem@yahoo.com